CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Việt Nam
Để có thể giữ vững và tiếp tục phát triển vị thế hiên nay của mình, ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam cần có những điều chỉnh thích hợp với điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay.
Triển khai và thực hiện hướng dẫn cụ thể việc thi hành các văn bản, quy định, quyết định, chỉ thị của ngân hàng nhà nước và ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam về hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Qua đó, tạo điều kiện cho ngân hàng luôn hoạt động trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
Đề ra các kế hoạch, mục tiêu phát triển cụ thể trong từng thời kỳ phù hợp với tình hình thực tế. Từ đó có các hoạt động tích cực nhằm triển khai thực hiện các kế hoạch mục tiêu đó. Đồng thời cần tăng cường công tác dự báo dài hạn nhằm giúp cho các chi nhánh nắm bắt được xu hướng phát triển của thị trường để có biện pháp, giải pháp nghiệp vụ phù hợp.
Tăng cường vai trò, kiểm tra kiểm soát nội bộ ngay tại hội sở chính của ngân hàng, cũng như tại các chi nhánh. Hoạt động này cần được diễn ra thường xuyên, toàn diện, chính xác nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro.
Phát triển và nâng cao hệ thống công nghệ thông tin của toàn hệ thống. Đổi mới trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao nâng suất làm việc, tăng hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Bên cạnh đó, đào tạo đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt có khả năng tiếp thu công nghệ mới.
. Đánh giá mức độ đóng góp của từng chi nhánh vào kết quả chung của toàn ngành, từ đó có các biện pháp cụ thể nhằm phát huy tính năng động của từng chi nhánh. Đồng thời, nâng cao quyền tự chủ, phân rõ trách nhiệm trong từng hoạt động nhằm phát huy tối đa vai trò và vị thế của từng chi nhánh