Mục tiêu, định hướng huy động vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành (Trang 53)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

3.1.3.Mục tiêu, định hướng huy động vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành:

NHNo&PTNT Hà Thành:

 Mục tiêu hoạt động tín

dụng năm 2013

-Kế hoạch nguồn vốn năm 2013 phấn đấu đạt 2.700 tỷ đồng( bao gồm cả ngoại tệ quy đổi) trong đó:

+ Nội tệ: 2.350 tỷ đồng chiếm 87%/nguồn vốn

+ Ngoại tệ quy đổi: 350 tỷ đồng chiếm 13%/tổng nguồn Cụ thể( đã quy đổi):

+ Tiền gửi TCKT 1.700 tỷ đồng

+ Tiền gửi, tiền vay khác: 100 tỷ đồng

-Tổng dư nợ đầu tư cho nền kinh tế: 2000 tỷ đồng quy đổi, trong đó: + Tín dụng nội tệ: 1.750 tỷ đồng

+ Tín dụng ngoại tệ: 250 tỷ đồng Cụ thể:

+ Cho vay doanh nghiệp: 1700 tỷ đồng + Cho vay cá thể, hộ SX: 300 tỷ đồng

+ Tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn chiếm 20%/ tổng dư nợ + Tín dụng ủy thác đầu tư chiếm 5%/tổng dư nợ

-Luôn đảm bảo đến 31/12/2013 tỷ lệ nợ xấu dưới 3%

 Định hướng trong hoạt

động huy động vốn

- Tiếp tục thực hiện chương trình huy động vốn theo chỉ đạo của ngân hàng nông nghiệp nông thôn Việt Nam, huy động vốn trong nước là chủ yếu, hạn chế cho vay nước ngoài, từng bước điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn hợp lý. Tăng tỷ trọng nguồn ngắn hạn để đảm bảo cho vay ngắn hạn, tránh trường hợp phải dùng nguồn trung dài hạn cho vay ngắn hạn. Bên cạnh đó, tạo nguồn trung dài hạn hợp lý để cho vay đầu tư các dự án lớn, cần nhiều vốn trong thời gian dài.

-Coi huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm có ý nghĩa then chốt quyết định của chi nhánh để đáp ứng nhu cầu giải ngân các hợp đồng tín dụng đã ký, đảm bảo khả năng thanh toán. Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả các hình thức huy động vốn truyền thống đồng thời đa dạng hóa các công cụ và hình thức huy động vốn mới, sử dụng công cụ lãi suất phù hợp để tạo nên nguồn vốn ổn định, giảm sự biến động của nguồn vốn.

-Coi việc huy động nguồn vốn dân cư là nhiệm vụ thường xuyên.Bởi đây là nguồn vốn có tính ổn định lâu dài, đảm bảo cho ngân hàng chủ động trong hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở phân tích nhu cầu thị trường để đưa ra

các hình thức huy động, kỳ hạn, lãi suất huy động cho phù hợp nhằm thu hút tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi đang nằm phân tán trong nền kinh tế. Tăng cường hoạt động trong khâu tiếp thị , đặc biệt là với những khách hàng có luồng tiền mặt lớn.

-Nghiên cứu đưa ra các hình thức huy động truyền thống, đồng thời đa dạng hóa các công cụ và hính thức huy động như nhận tiền gửi ủy thác đầu tư, vốn tài trợ trên cơ sở xử lý hài hòa lợi ích của người gửi tiền, ngân hàng, người vay vốn thông qua việc xác định lãi suất huy động và lãi suất cho vay phù hợp.

-Mở rộng mạng lưới huy động đặc biệt là đầu tư vào cơ sở vật chất nhằm tạo hình ảnh tốt về ngân hàng, mở rộng và cải tiến mạng lưới giao dịch phù hợp với quy mô tăng trưởng nguồn vốn huy động, nghiên cứu áp dụng các sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường. Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng, tăng cường tiếp thị, quảng cáo thông tin, tuyên truyền và áp dụng nhiều hình thức khuyến khích tạo điều kiện phục vụ tốt nhất cho khách hàng.

-Từng bước cơ cấu lại nguồn vốn huy động một cách hợp lý, từ đó, có kế hoạch sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả, hợp lý nhất.Gắn chặt hoạt động sử dụng vốn với hoạt động huy động vốn thông qua quan hệ tín dụng, cung ứng các dịch vụ tiện ích phục vụ khách hàng. Song song với nó cần nắm vững nhu cầu sử dụng vốn vay, tiền gửi tại ngân hàng nhằm tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng vốn. Thực hiện giao chỉ tiêu huy động đến từng phòng nghiệp vụ, nhằm đề cao trách nhiệm của các bộ phận nghiệp vụ trong công tác nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn, thực hiện công tác kinh doanh tiền tệ để thu hút thêm nhiều khách hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng thu cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành (Trang 53)