2. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN TẰNG CƯỜNG VAI TRÒ GIÁM SÁT CỦA
2.4. Xây dựng các mô hình cộng đồng tham gia giám sát sự tuân
Vấn đề cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường không phải là một cái gì thật mới mẻ ở nước ta. Sau ngày độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động nhiều phong trào toàn dân giữ gìn vệ sinh, để tăng cường sức khoẻ, để kiến quốc. Theo lời Người, nhân dân Việt Nam đã có nhiều phong trào sáng tạo vì môi trường.
Từ năm 1986 trở lại đây, khi làn sóng đổi mới được khơi dậy ở Việt Nam, cùng với kinh tế thị trường, cùng sự với tăng trưởng các phong trào mang tính quần chúng ít nhiều lắng xuống so với trước đây, trong đó các phong trào về giữ gìn vệ sinh môi trường, sạch đẹp ngõ phố. Sau khi Luật Bảo vệ môi trường ra đời vào năm 1993, lần đầu tiên sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động bảo vệ môi trường đã được thể chế hoá bằng một văn bản luật. Tuy nhiên, trong hơn 10 năm qua, việc triển khai thực hiện quy định này chưa thực sự đầy đủ. Trên thực tế, chúng ta còn thiếu các phong trào, mô hình quần chúng tham gia bảo vệ môi trường được triển khai và đem lại hiệu quả thiết thực. Năm 2000, Cục Môi trường (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trước đây) nay là Cục Bảo vệ môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã tiến hành tổng hợp, đánh giá tổng kết 07 mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường tại 07 địa phương: xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây; làng Chiết Bi, xã Thuỷ Tân, tỉnh Thừa Thiên – Huế; xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh; mô hình quản lý chất thải rắn thành Đà Nẵng; phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; làng nghề tái chế kim loại Đa Hội, tỉnh Bắc Ninh; mô hình du lịch – sinh thái – cộng đồng tại Hàm Rồng, Sa Pa, Lào Cai. Thực tế sinh động nhận được tại 7 mô hình khảo sát nói lên rằng: Tại những nơi mà ngay từ đầu quá trình phát triển của địa phương, việc bảo vệ môi trường đã được đặt ra và được cộng đồng tham gia, thì sự ô nhiễm có thể được khống chế (Mô hình khu Hàm Rồng, mô hình xã Cẩm Mỹ, mô hình xã Phùng Xá). Ngược lại, nếu cộng đồng coi trọng lợi nhuận, xem nhẹ bảo vệ môi trường, thì cùng với phát triển sẽ phải đổi lấy sự ô nhiễm môi trường nặng nề (Mô hình làng Đa Hội). Bên cạnh đó, một bài học kinh nghiệm rút ra được từ các mô hình này là để phát huy mạnh mẽ vai trò của cộng đồng dân cư tham gia hoạt động bảo vệ môi trường nói chung cũng như giám sự tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường nói riêng thì rất cần có
sự tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân cũng như những hoạt động xây dựng và phổ biến mô hình của chính quyền địa phương trong việc huy động sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động này.
Chính vì vậy, việc xây dựng và nhân rộng các mô hình cộng đồng tham gia giám sát sự tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường là việc làm cần thiết. Các mô hình cần quán triệt bốn nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Tăng cường quyền lực của cộng đồng: là sự phát triển sức mạnh của cộng đồng trong xây dựng mô hình giám sát sự tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường thông qua việc các cơ quan quản lý khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và trao quyền tự chủ cho cộng đồng trong những lĩnh vực cụ thể. Tăng cường sự kiểm soát và tiếp cận của cộng đồng trong giải quyết một vấn đề môi trường nào đó. Sự tăng cường quyền lực cũng có nghĩa là xây dựng nguồn lực và khả năng của cộng đồng để quản lý và giải quyết có hiệu quả những vấn đề môi trường theo cách bền vững nhất.
- Sự công bằng: Công bằng có nghĩa là bình đẳng giữa mọi cá nhân và tổ chức đối với những cơ hội có được trong việc xây dựng mô hình. Mọi người đều có quyền như nhau trong việc tiếp nhận thông tin, quyền được hưởng lợi ích trực tiếp và gián tiếp, lợi ích vật chất và phi vật chất, lợi ích trước mắt và lâu dài do việc triển khai các mô hình mang lại.
- Phát huy kiến thức bản địa: kiến thức truyền thống, bản địa có những giá trị nhất định trong việc xây dựng các mô hình giám sát sự tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường. Sở dĩ như vậy vì những kiến thức truyền thống, bản địa là những kiến thức mà người dân ở một cộng đồng đã tạo nên và phát triển dần theo thời gian. Kiến thức này rất có giá trị vì là những kiến thức dựa trên kinh nghiệm, thường xuyên được kiểm nghiệm qua hàng thế kỷ sử dụng, thích hợp với đặc điểm sinh thái, văn hoá, xã hội của từng vùng. Do đã quen
và được truyền lại từ lâu đời, đồng thời được sử dụng để khai thác bền vững những nguồn tài nguyên tại chỗ nên những kiến thức này rất dễ được người dân hiểu và vận dụng trong đời sống, sinh hoạt thường ngày. Khi cộng đồng tham gia, bàn bạc giải quyết một công việc cụ thể thì sẽ có cơ hội đưa những kiến thức này ra để xem xét và vận dụng sáng tạo trong điều kiện, hoàn cảnh mới.
- Nhận thức về sự cân bằng sinh thái và sự phát triển bền vững: sự
tham gia của cộng đồng trong mô hình giám sát sự tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường đòi hỏi cộng đồng phải nhận thức và phân biệt được những hoạt động bền vững để ngăn chặn kịp thời. Sự phát triển bền vững đòi hỏi phải cân nhắc, nghiên cứu trạng thái và bản chất của môi trường tự nhiên trong khi theo đuổi sự phát triển kinh tế mà không làm tổn hại đến lợi ích của thế hệ tương lai.
Để xây dựng và nhân rộng các mô hình cộng đồng tham gia giám sát sự tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, các cơ quan liên quan cần triển khai tốt một số nhiệm vụ dưới đây:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nghiên cứu, xây dựng một số mô hình cộng đồng tham gia giám sát sự tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó, tiến hành đánh giá, hoàn thiện mô hình và xây dựng các sổ tay hướng dẫn tới từng tổ chức cộng đồng cơ sở. Việc xây dựng và hướng dẫn nhân rộng các mô hình cần phải chú ý tới đặc thù của từng nhóm tổ chức cộng đồng, từng địa bàn cụ thể cũng như những vấn đề môi trường ở đó.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng và ban hành một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức cộng đồng tham gia giám sát sự tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi
trường. Ví dụ như: việc thành lập các quỹ hỗ trợ từ chính quyền địa phương trên cơ sở các nguồn thu từ sự đóng góp của chính người dân hoặc từ các hoạt động phúc lợi xã hội mà địa phương đó mang lại.
2.5. Sử dụng và phát huy vai trò các hƣơng ƣớc, luật tục về bảo vệ môi trƣờng trong các cộng đồng dân cƣ
Hương ước là văn bản quy phạm xã hội trong đó quy định các quy tắc xử sự chung do cộng đồng dân cư cùng thoả thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của nhân dân nhằm giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hoá trên địa bàn làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật. Còn luật tục được hiểu là một hệ thống các quy tắc xử sự mang tính dân gian, quy định về mối quan hệ ứng xử của con người đối với môi trường tự nhiên và con người với con người trong cộng đồng, thể hiện ý chí của toàn thể cộng đồng, được thực hiện một cách tự giác, theo thói quen, nhưng vẫn có tính cưỡng chế và bắt buộc đối với những ai không tuân theo. Luật tục các dân tộc ít người Việt Nam là di sản văn hóa và quản lý cộng đồng vô cùng quý báu, hiện đang có hiệu lực thực tế trong đời sống các dân tộc. [27]
Như vậy, có thể thấy các hương ước, luật tục là những công cụ quản lý đời sống cộng đồng trong quá khứ dân tộc, mặc dù đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử nhưng hiện nay vẫn hiện hữu và đang có tác động to lớn (tích cực, tiêu cực) đến mọi lĩnh vực của đời sống – xã hội trong đó có lĩnh vực bảo vệ môi trường... Chính vì vậy, việc phát triển các hương ước, luật tục về bảo vệ môi trường trong các cộng đồng dân cư là một giải pháp quan trọng để phát huy vai trò của cộng đồng trong việc giám sát sự tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường. Để thực hiện tốt giải pháp này cần thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ dưới đây:
- Khuyến khích việc xây dựng và phát triển các hương ước trong cộng đồng dân cư. Đối với các hương ước đã được phê duyệt, cần tiến hành rà soát, đánh giá việc thực hiện các hương ước nói chung và các quy định về bảo vệ môi trường nói riêng. Bổ sung vào hương ước các quy định về bảo vệ môi trường, giám sát sự tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường sát với điều kiện thực tiễn của địa phương. Đối với những địa phương chưa ban hành hay đang trong quá trình soạn thảo, cần khảo sát kỹ tình hình địa phương, ý kiến cộng đồng để cân nhắc, lồng ghép, bổ sung một cách hợp lý các nội dung về bảo vệ môi trường và giám sát sự tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường. Tránh việc đưa các quy định vào hương ước một cách gò ép, theo kiểu phong trào, không phù hợp với thực tế. Trong quá trình xây dựng và phát triển các hương ước trong cộng đồng dân cư cần tiến hành khảo sát kỹ các điều kiện kinh tế – xã hội, phong tục, tập quán, trình độ nhận thức của từng địa phương để có các cách thực hiện thích hợp:
o Lồng ghép vào nội dung hương ước các quy định về bảo vệ môi trường, việc giám sát sự tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường;
o Xây dựng hương ước riêng về bảo vệ môi trường trong đó có nội dung về giám sát sự tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường;
o Việc đưa các quy định pháp luật vào hương ước phải đảm bảo các nguyên tắc: không trái pháp luật; không trái đạo đức xã hội; phù hợp phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương, trên cơ sở thảo luận, tự nguyện của cộng đồng xuất phát từ tình hình và nhu cầu thực tế của địa phương, lợi ích của cộng đồng;
o Không phải đưa nguyên văn các quy định pháp luật vào hương ước. Cần phải chuyển thể vào ngôn ngữ đặc trưng của hương ước và tính chất của hương ước là văn bản quy phạm xã hội của cộng đồng xây dựng nên và tổ chức thực hiện;
o Cần tổ chức lựa chọn những nội dung cần thiết từ các quy định pháp luật phù hợp với điều kiện, tình hình địa phương;
o Ngôn ngữ diễn đạt phải phổ thông, dễ hiểu, dễ vận dụng;
o Các quy định về khen thưởng, xử phạt kịp thời, phù hợp, không trái pháp luật, tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín cá nhân, sự đoàn kết, đồng thuận của cộng đồng, quản lý của chính quyền cơ sở, khuyến khích các hình thức giáo dục, thuyết phục, tự nguyện, công khai xin lỗi, khắc phục hậu quả;
o Phân loại các cộng đồng để quy định về giám sát sự tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường cho phù hợp. Các tổ chức đòan thể có các hình thức giám sát khác với các nhóm tổ chức cộng đồng cơ sở v.v. - Các cơ quan, các đoàn thể cần mở nhiều cuộc vận động, tuyên truyền, giáo dục để xây dựng cộng đồng người Việt Nam có được tập quán vệ sinh môi trường văn minh hiện đại. Cần chuyển biến nhận thức của các cấp trong việc hình thành đô thị hóa cụm dân cư ở nông thôn với việc giải quyết nước sạch và vệ sinh môi trường, bảo đảm bền vững trong quy hoạch để có bước đi vững chắc và lâu dài, nếu không sẽ phải trả giá đắt để giải quyết các hậu quả của nó.
- Luật tục là sự bổ sung cho pháp luật về bảo vệ môi trường. Pháp luật nói chung cũng như pháp luật bảo vệ môi trường ở nước ta, không phải lúc nào và ở bất cứ phạm vi, lĩnh vực nào cũng phản ánh đúng và đầy đủ thực tại khách quan của sự phát triển xã hội. Đặc biệt là trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa của các dân tộc ít người còn đang rất khác biệt nhau. Các quy phạm pháp luật ở trình độ khái quát cao sẽ khó xâm nhập vào các lĩnh vực cụ thể của đời sống cộng đồng, như những quy định về quyền sử dụng tài nguyên, quyền sử dụng, chuyển nhượng đất đai, thuế sử dụng đất đai, rừng núi... cũng sẽ trở nên khó chấp nhận đối với một số tộc người sống du canh, du cư, trình độ sản xuất còn thấp kém và còn phải phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên
thông qua các hoạt động săn bắt, chăn nuôi, làm nương rẫy... Chính vì vậy việc kế thừa và phát triển các quy định của Luật tục về bảo vệ môi trường là việc làm cần thiết, cụ thể:
o Giúp đỡ đồng bào các dân tộc tự nhận thức được các giá trị tốt đẹp của Luật tục cũng như các nội dung lạc hậu, mê tín dị đoan trái pháp luật, xoá bỏ những nội dung Luật tục không phù hợp và tự giác thực hiện pháp luật Nhà nước;
o Phổ biến, giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức, nâng cao dân trí, nâng cao trình độ của các già làng, trưởng bản, những người có uy tín trong xã hội làm chỗ dựa, làm hạt nhân cho các hoạt động giám sát bảo vệ môi trường. Xây dựng, nâng cao ý thức đạo đức và pháp luật về môi trường cộng đồng người dân tộc thiểu số, đặc biệt là các quy định về bảo vệ tài nguyên rừng, các lòai động, thực vật quý hiếm;
o Thường xuyên tổ chức những lớp tập huấn tại chỗ về các kiến thức xã hội nói chung, cũng như các kiến thức về tài nguyên môi trường, bảo vệ tài nguyên môi trường... Nên xây dựng những buôn, bản, làng thí điểm.
2.6. Thực hiện cơ chế công bố công khai thông tin về ô nhiễm môi trường, các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trường, các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
Cộng đồng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình giám sát tuân thủ, họ vừa có khả năng giúp ngăn ngừa các hành vi vi phạm, vừa hỗ trợ các cán bộ quản lý môi trường trong việc phát hiện vi phạm, trong nhiều trường hợp, họ lại đóng vai trò quyết định trong việc đấu tranh với các hành vi vi phạm, buộc các đối tượng phải tuân thủ những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng trong nhiều trường hợp, do sự thiếu hiểu biết, thiếu thông tin của cộng đồng về các vấn đề liên quan đến ô
nhiễm và môi trường nên dẫn đến những khiếu kiện, phản ánh không chính xác từ phía cộng đồng. Một trong những nguyên nhân chính làm cho người dân thiếu hiểu biết về các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường nơi họ sinh sống là họ không được tiếp cận một cách đầy đủ với những thông tin về tình trạng ô nhiễm môi trường nơi họ sinh sống, thông tin về luật pháp liên quan đến bảo vệ môi trường.
Cơ quan quản lý môi trường muốn các cộng đồng cùng tham gia trong các quá trình theo dõi và giám sát tuân thủ luật về bảo vệ môi trường thì cần phải cung cấp đầy đủ và kịp thời tất cả những thông tin cần thiết về ô nhiễm và môi trường của địa phương đó cho người dân. Doanh nghiệp muốn có