2. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN TẰNG CƯỜNG VAI TRÒ GIÁM SÁT CỦA
2.1. Thể chế hóa các quy định về sự tham gia của các tổ chức,
thể và cộng đồng dân cƣ vào hoạt động giám sát sự tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trƣờng
Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, là nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cá nhân. Chính vì vậy, mỗi tổ chức, cá nhân không thể tự đặt mình nằm ngoài nghĩa vụ và trách nhiệm về bảo vệ môi trường. Vai trò quan trọng của các tổ chức, đòan thể, cộng đồng dân cư tham gia giám sát sự tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường là điều không thể phủ nhận. Điều đó đã được khẳng định trong đường lối, chủ trương, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước. Mặc dù trong Luật Bảo vệ môi trường 1993 và nay là Luật Bảo vệ môi trường 2005 không có một Chương hay Điều riêng biệt quy định cụ thể về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, đoàn thể và cộng đồng dân cư đối với công tác bảo vệ môi trường nhưng ta có thể thấy nội dung này trong rất nhiều những quy định có liên quan của Luật Bảo vệ môi trường 2005. Ngay tại Điều 5 Luật Bảo vệ môi trường 2005 đã quy định một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Nhà nước đối với công tác bảo vệ môi trường là: “Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường”. Điều 27 Luật Bảo vệ môi trường 2005 quy định quyền được tham gia của các tổ chức, cộng đồng dân cư và cá nhân vào hoạt động đánh giá tác động môi trường: “Tổ chức, cộng đồng dân cư, cá nhân có quyền gửi yêu cầu, kiến nghị về bảo vệ môi trường đến cơ quan tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Cơ quan thẩm định có trách nhiệm xem xét yêu cầu, kiến nghị đó trước khi đưa ra
kết luận, quyết định”. Điều 124 quy định trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đối với công tác bảo vệ môi trường; giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các thành viên của tổ chức và nhân dân tham gia bảo vệ môi trường; giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường. Cơ quan quản lý nhà nước các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tham gia bảo vệ môi trường”. Điều 128 quy định quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, đây chỉ là những quy định mang tính chất nguyên tắc mà chưa được thể chế hóa thành những quy định cụ thể để có thể phát huy hiệu lực, hiệu quả trong đời sống xã hội. Chính vì vậy, để phát huy được vai trò của cộng đồng trong giám sát sự tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, cần thiết phải nhanh chóng thể chế hóa các quy định nói trên của Luật cũng như một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thành những văn bản dưới luật với những nội dung hết sức chi tiết. Cụ thể như sau:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành hướng dẫn liên tịch về hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc gia và các tổ chức thành viên đối với sự tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó cần quy định rõ:
o Vai trò, vị trí, chức năng và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên trong hoạt động giám sát. Đối với từng địa phương, từng địa bàn cụ thể, quy định việc lập danh sách các đối tượng cần được giám sát về môi trường và giao trách nhiệm vụ cho từng tổ chức chính trị – xã hội thành viên chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát thường xuyên các
đối tượng đó. Thực tiễn từ trước tới nay cho thấy, vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong quan niệm, nhận thức của không ít người vẫn chỉ xem như một “kênh phụ”. Và cũng chính vì quan niệm đó nên sự phản hồi, giải quyết của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm không đến nơi, đến chốn. Điều đó dẫn đến tình trạng các tổ chức Mặt trận chưa thực sự quan tâm đến hoạt động giám sát và trên thực tế hoạt động này của Mặt trận Tổ quốc chưa tạo được niềm tin trong nhân dân.
o Các phương thức và hình thức giám sát.
o Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc các cấp, trách nhiệm của từng tổ chức thành viên đối với hoạt động giám sát;
o Cơ chế cung cấp và phản hồi thông tin hai chiều giữa cơ quan quản lý nhà nước với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đối với các vấn đề có liên quan.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích các tổ chức, đoàn thể, cộng đồng dân cư và cá nhân tham gia giám sát sự tuân thủ pháp luật về công tác bảo vệ môi trường. Các quy định này có thể được nghiên cứu ban hành trong một văn bản riêng biệt hoặc cũng có thể được lồng ghép các văn bản có liên quan về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường 2005. Các cơ chế, chính sách này bao gồm:
o Xây dựng hệ thống các tiêu chí về môi trường lồng ghép vào trong công tác thi đua khen thưởng, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến các tiêu chí về phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;
o Tuyên dương công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có thành tích trong việc phát hiện, tố cáo và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;
2.2. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trƣờng