2. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN TẰNG CƯỜNG VAI TRÒ GIÁM SÁT CỦA
2.7. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong lĩnh
Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, là hình thức biểu hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Ngay từ những ngày đầu xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt chú trọng đến công tác giải quyết khiếu nại tố cáo. Sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945 quy định về Ban Thanh tra đặc biệt đã đề cập đến vấn đề này. Ban Thanh tra đặc biệt có nhiệm vụ giám sát tất cả các công việc và các nhân viên của các Uỷ ban hành chính và cơ quan Chính Phủ. Một trong các quyền của Ban Thanh tra đặc biệt khi đó là: “Nhận các đơn khiếu nại của nhân dân”. Hiến pháp năm 1946 mặc dù chưa có điều khoản cụ thể quy định quyền khiếu nại, tố cáo của công dân nhưng thể chế dân chủ mà bản Hiến pháp này tạo nên là nền tảng cơ bản hình thành quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trên thực tế và tiếp tục được duy trì, nâng cao trong các bản Hiến pháp sau này. Cho đến nay, quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật ghi nhận, là một bước thể chế hoá quan điểm của Đảng ta về phát huy năng lực làm chủ của nhân dân, xây dựng bộ máy nhà nước ta trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn đời sống trong thời kỳ đổi mới cùng với việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo không những là một trong những biện pháp bảo đảm quyền công dân mà còn là biện pháp để công dân phát huy vai trò trong phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật nói chung cũng như vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nói riêng. Do vậy, bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là một giải pháp quan trọng nhằm phát huy vai trò của cộng đồng trong giám sát, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Để thực hiện tốt việc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Nhà nước cần triển khai ngay các nhiệm vụ dưới đây:
- Nhanh chóng thiết lập các hộp thư tố giác vi phạm, các đường dây nóng về môi trường cũng như hình thành lực lượng phản ứng nhanh để xử lý các thông tin tố giác này. Các hộp thư tố giác vi phạm về môi trường, các đường dây điện thoại nóng về môi trường cần được thiết lập tới tận cấp phường, xã, thậm chí tới từng bản, làng, khu dân cư. Lực lượng phản ứng nhanh phải được thành lập đồng bộ theo từng cấp quản lý hành chính. Tại cấp xã, lực lượng này có thể bao gồm thành phần là đại diện các tổ dân phố, bản làng, các đội dân quân tự vệ và sự tham gia của cán bộ chuyên trách về môi trường. Tại cấp huyện, sẽ bao gồm đại diện cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường, các phòng, ban ngành liên quan, lực lượng công an, thanh tra nhân dân. Tại cấp tỉnh, lực lượng phản ứng nhanh bao gồm tổ công tác liên ngành của Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở, ban, ngành liên quan, công an và lực lượng thanh tra tài nguyên và môi trường.
- Ban hành quy định về tiếp nhận và xử lý các khiếu nại, tố cáo về môi trường cho phù hợp với tính chất đặc thù của các hành vi vi phạm này. Vi phạm về môi trường có đặc thù là khó xác định ngay được tính chất cũng như
mức độ nguy hiểm của hành vi, việc che dấu hành vi là dễ dàng (ví dụ chỉ vận hành hệ thống xử lý nước thải khi có cơ quan chức năng tới kiểm tra) do vậy cần có các quy định riêng về trình tự tiếp nhận, xử lý các thông tin về khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Các quy định riêng có thể là: trao quyền kiểm tra đột xuất cho các lực lượng phản ứng nhanh khi có thông tin khiếu nại, tố cáo; lực lượng phản ứng nhanh có thể thực hiện ngay một số biện pháp xử lý hành chính trước mắt như buộc chấm dứt hành vi v.v.
2.8. Tăng cường năng lực kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý nhà nước