Phát huy quyền tự chủ của cộng đồng trong việc giám sát sự

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng đối với việc giám sát việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường (Trang 111)

2. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN TẰNG CƯỜNG VAI TRÒ GIÁM SÁT CỦA

2.3. Phát huy quyền tự chủ của cộng đồng trong việc giám sát sự

Quyền tự chủ là quyền của tổ chức, cá nhân được chủ động quyết định các hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước và tự chịu trách nhiệm về hoạt động đó của mình. Các quyền tự chủ bao gồm: xây dựng luật lệ, quy định, hương ước, quy ước; quyền điều hành linh hoạt đối với các hoạt động của tổ chức; quyền tự quản về tài chính; quyền được sử dụng các ngôn ngữ phù hợp của cộng đồng; quyền tổ chức các lực lượng giữ gìn an ninh, trật tự. Khi tham gia vào quá trình giám sát và cưỡng chế tuân thủ luật bảo vệ môi

trường, cộng đồng được phát huy quyền tự chủ là khi họ được tự mình quyết định, thực hiện và chịu trách nhiệm đối với những vụ việc ở địa phương tức là quyền được xác định các biện pháp, nguồn lực, phương thức tác động lên các đối tượng cần giám sát và cưỡng chế tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường.

Thực hiện quyền tự chủ cộng đồng đòi hỏi cộng đồng phải được tham gia đầy đủ, thực sự với những ý kiến mang tính chất quyết định trong các hoạt động phát triển cộng đồng từ các khâu lập kế hoạch, thực thi, giám sát và chia sẻ quyền lợi. Để đảm bảo cho quyền tự chủ của cộng đồng được thực hiện thì cần thiết phải có sự kết hợp hiệu quả và sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa chính quyền trung ương, chính quyền địa phương và cộng đồng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nói chung và hoạt động giám sát, cưỡng chế tuân thủ luật bảo vệ môi trường nói riêng.

a. Đối với chính quyền trung ương:

- Hiện đã có chủ trương, chính sách cũng như luật pháp về thực thi quyền tự chủ cộng đồng trong quản lý môi trường cấp cơ sở. Tuy nhiên, chưa có những hướng dẫn cụ thể cũng như chưa có những chế tài buộc các cơ quan quản lý nhà nước thực thi các quy định về dân chủ cơ sở. Vì vậy, điều cần thiết là việc quy định bằng pháp luật và đảm bảo sự thực thi về sự tham gia của cộng đồng và công chúng vào các hoạt động bảo vệ môi trường, từ việc

góp ý chủ trương, chính sách và các biện pháp lớn đến các dự án cụ thể tại địa phương. Đặc biệt là việc tham khảo ý kiến người dân đối với các dự án tác động trực tiếp tới môi trường, tới sản xuất và đời sống của nhân dân, cần được quy định như một thủ tục bắt buộc trong qúa trình đánh giá tác động môi trường. Điều này hoàn toàn phù hợp với việc xây dựng nhà nước pháp quyền của Việt Nam mà ở đó mọi người tôn trọng và làm việc theo luật pháp quy định và Nhà nước là người nắm trong tay công cụ luật pháp cũng như các

công cụ kinh tế trong quản lý và điều hành đất nước. Việc quy định bằng pháp luật với những chỉ dẫn cụ thể sẽ đem lại “cây gậy” cho các nhà quản lý và thực thi ở địa phương; là cơ sở pháp lý để cộng đồng thực hiện các quyền của mình và yêu cầu cán bộ chính quyền các cấp tôn trọng quyền tự chủ của cộng đồng trong quản lý môi trường. Trong giai đoạn hiện nay, việc quy định chế tài cụ thể đối với Nghị định 79/2003/NĐ-CP về thực hiện dân chủ ở xã cũng như việc cụ thể hoá Điều 54 (Tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường) và Điều 105 (Thực hiện dân chủ cơ sở về bảo vệ môi trường) Luật bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2005 là cần thiết.

b. Đối với chính quyền địa phương

- Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp thi hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, có chức năng quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực kinh tế- xã hội, môi trường, chính trị và an ninh quốc phòng theo sự phân công và chỉ đạo của chính quyền cấp trên. Vì vậy, để thực hiện quyền tự chủ cộng đồng trong giám sát và tuân thủ luật bảo vệ môi trường thì chính quyền cấp xã cần thực hiện nghiêm Nghị định số 79/2003/NĐ-CP của Chính phủ về Quy chế thực hiện dân chủ ở xã.

Để làm được điều đó, các cấp chính quyền đặc biệt là cấp xã cần có đội ngũ cán bộ là những người hiểu biết về pháp luật, gương mẫu chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước. Cần có các

biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ của cán bộ cấp cơ sở hiện tại, lựa chọn cán bộ cấp cơ sở đúng tiêu chuẩn, tiêu chí theo luật định căn cứ vào trình độ và năng lực của cán bộ. Ngoài ra, tạo điều kiện cho hình thành và phát triển những dư luận xã hội đúng đắn từ cộng đồng dân cư là phương tiện hữu hiệu, có vai trò rất quan trọng đối với nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ cơ sở bởi lẽ dư luận xã hội đòi hỏi cán bộ cơ sở phải có một trình độ kiến

thức pháp luật nhất định; yêu cầu họ phải thường xuyên cập nhật thông tin về chính sách, văn bản pháp luật mới; đòi hỏi cán bộ cơ sở phải thực sự có thái độ nghiêm túc, cầu thị, học hỏi nhằm nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật; ý thức gương mẫu trong việc tôn trọng và tuân thủ pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật; đòi hỏi án bộ cơ sở phải thường xuyên tiếp thu, tích luỹ những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn đời sống pháp luật để vận dụng vào quá trình công tác. Ngoài ra, cần có sự hỗ trợ của hệ thống cưỡng chế và thực thi pháp luật sao cho luật pháp được thực hiện nghiêm minh đối với tất cả mọi người.

Mở rộng và phát huy dân chủ cơ sở, tập trung thực hiện tốt cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là yếu tố then chốt để phát huy vai trò của cộng đồng, quần chúng nhân dân trong các khía cạnh quản lý nhà nước nói chung và quản lý môi trường nói riêng.

c. Đối với cộng đồng

- Điều cốt yếu nhất để cộng đồng có thể thực hiện quyền tự chủ của mình là cộng đồng phải có những nhận thức, hiểu biết nhất định, nói cách khác, đó là một cộng đồng có tri thức. Khi cộng đồng đạt được một trình độ dân trí nhất định thì họ mới có thể tự phân biệt được cái đúng, cái sai, mới phát huy được dân chủ tốt nhất và thực hiện quyền làm chủ của mình. Để làm được điều này, một chương trình nâng cao nhận thức và ý thức cộng đồng cần được xây dựng và thực hiện là điều kiện tiên quyết.

Cùng với chương trình giáo dục cộng đồng, các công cụ khác như kinh tế, luật pháp cần được phối hợp áp dụng nhằm làm cho cộng đồng không chỉ có được nhận thức, ý thức mà còn biến những nhận thức đó thành các hành động cụ thể trong việc tham gia quản lý môi trường và sử dụng tài nguyên nói chung và giám sát, cưỡng chế tuân thủ luật bảo vệ môi trường nói riêng.

Liên quan đến các giải pháp cho việc thực hiện quyền tự chủ cộng đồng trong giám sát và cưỡng chế tuân thủ luật bảo vệ môi trường gồm:

- Hoàn thiện pháp luật về thực hiện quyền tự chủ của cộng đồng trong quản lý môi trường nói chung và giám sát, cưỡng chế tuân thủ luật BVMT nói riêng.

- Xây dựng và thực hiện chương trình nâng cao “dân trí” và “quan trí” kết hợp với các chương trình thực tiễn xoá đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân để người dân có thể phát huy được quyền tự chủ của mình khi tham gia bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Đặc biệt, chú trọng đến chương trình tuyên truyền, phổ biến luật bảo vệ môi trường với những vấn đề gắn liền tới quyền lợi và nghĩa vụ của cộng đồng.

- Tất cả các chương trình khi xây dựng và thực hiện cần phải hướng tới và chú trọng việc đảm bảo lợi ích cho cộng đồng. Đây là đòn bẩy quan trọng đưa đến thành công của các chương trình. Nó sẽ giúp cho các chương trình được duy trì, thực hiện ngay cả khi dự án đã kết thúc, không những thế, nó còn giúp khơi dậy và phát huy sức mạnh của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường nói riêng, góp phần phát triển bền vững cộng đồng và đất nước.

2.4. Xây dựng các mô hình cộng đồng tham gia giám sát sự tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trƣờng

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng đối với việc giám sát việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)