Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng đối với việc giám sát việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường (Trang 107)

2. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN TẰNG CƯỜNG VAI TRÒ GIÁM SÁT CỦA

2.2. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và

Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường là công việc đòi hỏi cần phải được tiến hành một cách thường xuyên, lâu dài. Để mỗi tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư phát huy được vai trò của họ trong hoạt động giám sát sự tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường thì trước hết các cơ quan quản lý nhà nước bên cạnh việc quy định cho họ những trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn cụ thể còn phải giúp họ ý thức được những trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn đó. Tuy nhiên ý thức bảo vệ môi trường không thể được hình thành “một sớm một chiều” mà cần phải được tuyên truyền, giáo dục ngay từ khi con người ý thức được các hành vi của mình. Chính vì lẽ đó mà tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường đã trở thành nhiệm vụ quan trọng số 1 trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41- NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để triển khai có hiệu quả giải pháp này cần phải thực hiện đồng bộ các nội dung sau:

a. Đẩy mạnh việc thực hiện Đề án đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân.

Đây là một trong bốn Đề án của Chính phủ nhằm triển khai thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đất nước, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001. Trong thời gian tới, để đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Đề án này, cần tập trung vào một số hoạt động trọng điểm sau đây:

– Thành lập một nhóm công tác liên ngành về giáo dục môi trường, bao gồm đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, một số chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục và môi trường. Nhóm công tác liên ngành có nhiệm vụ chỉ đạo việc xây dựng một chương trình giáo dục môi trường. Nhóm này sẽ chịu trách nhiệm giám sát, đánh giá việc triển khai các nội dung của Đề án và đề ra công việc trọng tâm cho những giai đoạn tiếp theo.

– Đối với giáo dục môi trường ở các trường tiểu học và trung học, cần có chiến lược tích hợp các nội dung môi trường vào các môn học hiện nay, làm cơ sở cho việc xây dựng sách giáo khoa của từng cấp lớp. Đối với giáo dục tiểu học, cần có chương trình đào tạo đơn giản với nhiều nội dung hướng vào thực hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài nguyên và Môi trường biên soạn dưới sự chỉ đạo của nhóm công tác liên ngành. Các nội dung này sẽ bao gồm những hướng dẫn phân tích đơn giản về chất lượng nước, việc trồng và chăm sóc cây và bụi cây, những chiến dịch chống vứt rác, chăm sóc động vật, bảo tồn đất và các hoạt động cải thiện, ủ phân vi sinh và nhiều việc khác có thể làm được trong và xung quanh trường và nhà. Tại các trường, cần khuyến khích thành lập những nhóm môi trường để tạo điều kiện cho những hoạt động ngoài giờ.

Đối với học sinh phổ thông trung học sẽ yêu cầu phức tạp hơn về chương trình học và việc thực hiện giáo dục chính thức về những nguyên tắc và vấn đề môi trường. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài nguyên và Môi trường

dưới sự chủ trì của nhóm công tác liên ngành cần biên soạn những giáo trình thích hợp cho từng môn hiện nay trong giai đoạn thực hiện kế họach, gồm cả việc in sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn cho giáo viên. Khuyến khích việc tổ chức các chuyến đi dã ngoại thực tế hàng năm tại những địa điểm có ý nghĩa về mặt môi trường như: đi thăm vuờn Quốc gia Ba Vì và vườn Quốc gia Cúc Phương, Khu Đất ngập nước Ramsar Xuân Thủy và Hồ chứa nước Hoà Bình v.v.

– Kiện toàn giáo dục môi trường ở bậc đại học: Hiện nay, ở nước ta đã có trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học quốc gia Hà Nội đào tạo bằng Tiến sỹ Khoa học Môi trường và 3 trường Đại học (ĐH Bách Khoa, Xây dựng, Khoa học Tự nhiên) đào tạo bằng Thạc sỹ Môi trường. Các nội dung về môi trường ở bậc đại học sẽ không chỉ được tích hợp trong các chương trình về khoa học tự nhiên và quản lý nguồn lực mà cũng được đưa vào các chương trình về kỹ thuật, kinh tế và các môn khác.

– Đào tạo giáo viên: Việc kiện toàn giáo dục môi trường đòi hỏi tăng cường năng lực cho giáo viên hiện nay và đội ngũ giáo viên trong tương lai. Công tác tái đào tạo những giáo viên hiện nay cần phải được quan tâm, chú trọng và giao do các trường Cao đẳng/Đại học Sư phạm thực hiện. Chỉ tiêu là đào tạo lại cần phải ít nhất 200 giáo viên hàng năm. Giảng viên cho các lớp đào tạo giáo viên nên là chuyên gia trong các lĩnh vực quản lý hệ sinh thái, kiểm soát ô nhiễm, bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý chung về môi trường.

b. Xây dựng các chương trình truyền thông môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương,

Thực tiễn cho thấy các chương trình truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng đã mang lại những hiệu quả hết to lớn, có tác động mạnh mẽ tới nhận thức, thái độ của người dân. Chính vì vậy, thực hiện các chương

trình truyền thông về môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng sẽ góp phần tác động rất lớn tới nhận thức của cộng đồng tới môi trường. Nội dung của chương trình tập trung vào việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt rộng rãi các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường. Cụ thể như sau:

– Phối hợp với VTV2 của Đài Truyền hình Việt Nam mở chuyên mục giáo dục về môi trường, trong đó phổ biến những kiến thức cơ bản về môi trường, tác động của môi trường tới sức khoẻ cộng đồng; hiện trạng môi trường ở nước ta hiện nay; các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường; nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền hạn của cộng đồng đối với công tác bảo vệmôi trường và đặc biệt tập trung vào nội dung giám sát của cộng đồng đối với sự tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường;

– Phối hợp với VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện Chương trình truyền hình về Môi trường, trong đó tập trung vào các vấn đề môi trường, các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đang hết sức bức xúc đối với thực tiễn cuộc sống. Chương trình bao gồm các chuyên đề, phóng sự tập trung vào những vấn đề còn mang tính thời sự, nóng hổi mà đông đảo quần chúng nhân dân đang quan tâm theo dõi. Ví dụ, trong giai đoạn hiện nay, các chuyên đề, phóng sự cần tập trung vào các vấn đề như: việc nhập khẩu chất thải trá hình dưới hình thức nhập phế liệu về làm nguyên liệu sản xuất trong nước, nhập hàng hoá đã qua sử dụng để gia công, xuất khẩu; vấn đề ô nhiễm môi trường do chôn lấp gia cầm không đúng kỹ thuật trong đợt bùng phát dịch cúm gia cầm vừa qua; vấn đề ô nhiễm rau xanh tại Thanh Trì Hà Nội đe doạ tới sức khoẻ người dân; vấn đề ô nhiễm môi trường các lưu vực sông do nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp chưa qua xử lý hoặc đã qua xử lý nhưng chưa đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép, vấn đề

xuất hiện các làng ung thư bởi nạn ô nhiễm môi trường do các cơ sở sản xuất hoá chất gây nên như ở xã Thạch Sơn, tỉnh Phú Thọ vừa qua v.v.

– Phối hợp với một số cơ quan thông tấn báo chí phát động các cuộc thi tìm hiểu về môi trường; xây dựng chuyên mục đường dây nóng về môi trường nhằm thu thập những phản ánh của người dân đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường để có các biện pháp xử lý kịp thời.

c. Hình thành và tăng cường năng lực cho các bộ phận tuyên truyền môi trường trong các cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở Trung ương và địa phương.

Việc hình thành và tăng cường năng lực cho các bộ phận tuyên truyền môi trường trong các cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở Trung ương và địa phương là điều kiện giúp cho các cơ quan, tổ chức này phát huy một cách mạnh mẽ vai trò của mình đối với các hoạt động bảo vệ môi trường. Nhiệm vụ của các bộ phận tuyên truyền môi trường này không chỉ làm tốt trách nhiệm bảo vệ môi trường của cơ quan, tổ chức mà còn tham gia phát động các phong trào bảo vệ môi trường, đặc biệt là việc giám sát sự tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường.

2.3. Phát huy quyền tự chủ của cộng đồng trong việc giám sát sự tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trƣờng

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng đối với việc giám sát việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)