Quy trình sấy khô sơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng quan về công nghệ sơn vỏ ô tô. Lập quy trình kiểm tra đánh bóng bằng xi và máy đánh bóng trên xe ô tô Ford (Trang 48)

Trên bề mặt tiếp xúc giữa dung dịch sơn và không khí. Lực hút giữa các phần tử chất lỏng lớn hơn phần tử chất khí. Vì thế tạo nên lực làm co lại trên bề mặt lớp sơn

gọi là sức căng bề mặt. Sức căng bề mặt này làm cản trở sự bay hơi của dung môi vì vậy cần phải sấy ở nhiệt độ thích hợp để giảm lực hút giữa các phân tử của dung dịch sơn và không khí làm cho sức căng bề mặt của màng sơn giảm, do đó dung môi bay hơi nhanh làm màng sơn nhanh khô hơn.

Quá trình sấy sơn dưới dạng chất lỏng được đông cứng và tạo thành một lớp sơn cứng được gọi là sấy khô sơn. Quy trình sấy khô sơn có thể được phân loại như sau:

Bảng 2.6 Sơ đồ quy trình sấy khô sơn.

Loại dung môi bay hơi: khi dung môi trong sơn bay hơi, loại sơn này tạo ra một lớp, nhưng vì các phần tử nhựa chưa được kết nối với nhau, sơn có thể bị hòa tan trong chất pha sơn. Đặc điểm của loại sơn này là khô nhanh và dễ sử dụng. Tuy nhiên nó kém hơn sơn loại phản ứng ở đặc tính cản trở dung môi và thay đổi thời tiết.

Hình 2.18 Quá trính sấy của sơn loại dung môi bay hơi

Loại dung môi phản ứng: trong loại sơn này dung môi và chất pha sơn trong sơn bay hơi. Hơn nữa, nhựa được sấy khô nhờ phản ứng hóa học.

Hình 2.19 Quá trình sấy của sơn loại dung môi phản ứng

1: Ngay sau khi phun sơn, sơn ướt là một lớp được hóa lỏng gồm có nhựa, chất màu, dung môi và chất pha sơn trộn lẫn với nhau

2: Trong khi sấy khô, dung môi và chất pha sơn bay hơi và các phần tử nhựa dần dần kết nối với các phần tử khác thông qua phản ứng hóa học

3: Sau khi sấy khô hoàn toàn, lớp sơn hoàn toàn không có dung môi và chất pha sơn. Phản ứng hóa học của phân tử nhựa xảy ra hoàn toàn và trở thành lớp ở thể rắn và lớp chất trùng hợp cao.

Trùng hợp oxi hóa

Vì các phân tử nhựa bị oxi hóa do hấp thụ oxi trong không khí, chúng trùng hợp tạo thành cấu trúc liên kết ngang. Loại sơn này ít khi sử dụng trong ô tô, vì cần quá nhiều thời gian để tạo ra được một cấu trúc liên kết ngang và khó đạt được cấu trúc liên kết ngang tốt nên khó tạo được đặc tính lớp sơn lý tưởng

Hình 2.20 Quá trình sấy của sơn loại trùng hợp oxi hóa

Loại trùng hợp nhiệt: Khi loại này được nung đến nhiệt độ nhất định (thông thường là 120°C). Phản ứng hóa học xảy ra trong nhựa, làm cho sơn khô. Cấu trúc liên kết ngang quá dày đặc, sau khi sơn đã khô hoàn toàn, nó sẽ không hòa tan thậm chí trong chất pha sơn. Loại sơn này được sử dụng phổ biến trong các dây chuyền lắp ráp ô tô, nhưng ít dùng trong sơn sửa chữa.

Loại trùng hợp hai thành phần: Loại sơn này thành phần chính được trộn với chất đóng rắn nhằm tạo ra một phản ứng hóa học trong nhựa, làm khô sơn. Phản ứng hóa học này có thể xảy ra ở nhiệt độ bình thường của phòng sơn, khi nóng từ 60 - 70°C thổi vào để quá trình khô sơn nhanh hơn. Hầu hết loại sơn này được dùng trong sửa chữa ô tô.

Hình 2.22 Quá trình sấy của sơn loại trùng hợp hai thành phần

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng quan về công nghệ sơn vỏ ô tô. Lập quy trình kiểm tra đánh bóng bằng xi và máy đánh bóng trên xe ô tô Ford (Trang 48)