Sau khi sơn trên bề mặt sản phẩm, sơn từ trạng thái chất lỏng bột rời tạo thành màng rắn hoàn chỉnh đó là tạo màng sơn, còn gọi là sấy và làm rắn màng sơn. Tạo màng sơn được thực hiện do tác dụng hóa học hoặc vật lý. Ví dụ: sơn bay hơi nhanh,
sơn bột…do tác dụng bay hơi của dung môi hoặc nóng chảy, tạo thành màng rắn chắc, sơn nhiệt rắn do tác dụng hoá học nên mới tạo thành màng sơn.Vì vậy, cơ chế tạo thành màng có sự khác biệt do thành phần sơn khác nhau.
Tác dụng của vật lý
Sơn nước tạo màng do sự thay đổi trạng thái vật lý, không có tác dụng hoá học. Những sơn thuộc này là những sơn bay hơi nhanh, sơn bột nhiệt dẻo, sơn nhũ và sơn phân tán không có nước,…
Sơn bay hơi nhanh
Sơn bay hơi gồm có: sơn nitroxenlulo, sơn clovinyl, sơn acrylat nhiệt dẻo,…phân tử lượng nhựa của loại sơn này rất cao, do sự bay hơi của dung môi mà hình thành màng sơn cứng ở nhiệt độ thường, khô bề mặt rất nhanh, có thể dùng phương pháp sấy tự nhiên.
Sơn nhũ nhiệt dẻo
Sự tạo màng của loại sơn này có quan hệ với độ ẩm, chất tạo màng và nhựa. Nói chung sơn nhũ khô bề trong 2 giờ, khô bên trong 24 giờ, khô triệt để khoảng 2 tuần.
Hình 2.17 Quá trình tạo màng sơn nhũ.
Tạo màng nóng chảy nhiệt
Sơn bột nhiệt dẻo, sơn phân tán không nước nhiệt độ dẻo cần phải gia nhiệt trên nhiệt độ nóng chảy, mới làm cho hạt nhựa tiếp xúc tạo thành màng. Sự tạo màng có quan hệ tới nhiệt độ nóng chảy, độ nhớt nóng chảy và sức căng bề mặt nóng chảy. Tác dụng hóa học: sơn được tạo màng do phản ứng hoá học
Loaị trùng hợp ôxi hoá: quá trình tạo thành màng sơn của loại này phân làm hai bước: bước 1: dung môi bay hơi
bước 2: phản ứng trùng hợp ôxi hoá tạo thành màng sơn rắn chắc, bền. Ví dụ: sơn phenol fomatdehit, sơn ankyd,…
Loại trùng hợp sấy: quá trình tạo màng sơn của loại này phải qua sấy mới tạo ra phản ứng trùng hợp. Ví dụ như sơn bitum, sơn ankyd gốc amin, sơn silicon,…
Loại đóng rắn nhờ vào chất đóng rắn: sự tạo thành màng sơn của loại này nhờ vào chất đóng rắn.Ví dụ như: sơn epoxi, sơn polyurethan…