Xây dựng mô hình tự quản ở tổ dân phố

Một phần của tài liệu đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền phường qua thực tiễn ở phường lam sơn (Trang 96)

Tổ dân phố không phải là một cấp hành chính, song trong thực tiễn hoạt động của chính quyền cơ sở nó có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống của cộng đồng, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của tỉnh Thanh Hóa nói chung và phường Lam Sơn nói riêng. Vì vậy, trong điều kiện hiện nay, cần tiếp tục củng cố tổ chức tự quản này. Đây là hình thức dân chủ trực tiếp của từng cộng đồng dân cư. Vấn đề này phù hợp với tiến trình đẩy mạnh việc thực hiện dân chủ ở cơ sở mà chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước đã đề ra. Những vấn đề lợi ích của người dân liên quan đến lợi ích chung của cả đô thị thì sẽ được giải quyết ở Hội đồng nhân dân thành phố, Hội đồng nhân dân phường. Còn những vấn đề cụ thể liên quan đến cuộc sống dân sinh trên địa bàn thì sẽ được giải quyết theo hình thức dân chủ trực tiếp qua cơ chế sinh hoạt của các tổ dân phố tự quản. Ví dụ tổ trưởng dân phố vận động nhân dân tiến hành hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, cùng bài trừ các tệ nạn xã hội, thậm chí cùng bảo vệ trật tự an ninh, quản lý giáo dục những đối tượng cải tạo tại chỗ, chăm sóc người già, đối tượng chính sách; quản lý và sử dụng các loại quỹ do nhân dân đóng góp… Điều này không mâu thuẫn với vai trò đại diện

dân cư của tổ trưởng dân phố, bởi những nhiệm vụ trên cũng nhằm mục đích là tổ chức đời sống tự quản tại cộng đồng.

Một phần của tài liệu đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền phường qua thực tiễn ở phường lam sơn (Trang 96)