được ban hành theo trình tự pháp luật quy định
Trước hết chúng ta có thể rút ra nhận xét đầu tiên về yêu cầu này. Theo đó, yêu cầu này mang tính tổng hợp, nó dường như mang trong mình toàn bộ các yêu cầu khác và được cụ thể hóa trong các yêu cầu chung cũng như yêu cầu riêng. Ngắn gọn là các yêu cầu đó sẽ bao gồm cả yêu cầu hợp pháp và yêu cầu hợp lý. Sở dĩ nói như vậy bởi yêu cầu hợp pháp trong tiêu chí này sẽ bao gồm các vấn đề như: phải ban hành theo trình tự tập thể hay cá
nhân, được thông qua theo đa số đặc biệt hay đa số thường, tính thẩm quyền của hội nghị tập thể, hỏi ý kiến bắt buộc…; các yêu cầu hợp lý sẽ gồm: xây dựng quyết định đó theo phương án quyết định không, hỏi ý kiến những cơ quan nào, thảo luận rộng rãi với các chuyên gia và cơ quan nào…Chúng ta hãy đi qua vài nét sơ bộ dưới đây để hình dung ra trình tự luật định đối với việc ban hành quyết định hành chính của UBND tỉnh có những điểm đáng lưu ý gì?
Trước tiên cũng như bất cứ một công việc gì đều yêu cầu công tác xây dựng kế hoạch. Tại Điều 35 Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UNBD năm 2004 đã có quy định:
1. Chương trình xây dựng quyết định, chỉ thị hằng năm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được xây dựng căn cứ vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Văn phòng Ủy ban nhân dân chủ trì, phối hợp với cơ quan tư pháp lập dự kiến chương trình xây dựng quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân để trình Ủy ban nhân dân quyết định tại phiên họp tháng một hằng năm của Ủy ban nhân dân.
2. Chương trình xây dựng quyết định, chỉ thị phải xác định tên văn bản, thời điểm ban hành, cơ quan soạn thảo văn bản.
3. Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân quyết định điều chỉnh chương trình xây dựng quyết định, chỉ thị [34].
Bước xây dựng kế hoạch này được coi là một trình tự luật định chung đầu tiên cho các quyết định hành chính của UBND tỉnh. Có thể thấy nó là một quy định mang tính vĩ mô.
Sau khi có kế hoạch, UBND tỉnh phải tiến hành tiếp các khâu: soạn thảo quyết định hành chính-lấy ý kiến dự thảo về quyết định- thẩm định dự
chi tiết cho việc ra đời một quyết định hành chính của UBND tỉnh-hay nói một cách khác là chúng ta sẽ đi vào quy định mang tính vi mô. Chúng ta thấy các quy định chi tiết này được ghi nhận từ Điều 36 đến Điều 40 của Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004. Có thể thấy hầu hết các quy định trong các điều này chủ yếu thuộc yêu cầu hợp pháp là chính, số yêu cầu hợp lý ít hơn và chủ yếu tập trung ở Điều 37 phần lấy ý kiến về dự thảo quyết định. Sở dĩ nói như vậy bởi việc hỏi ý kiến và thảo luận với chuyên gia không thể ghi rõ xem nên thảo luận với ai, cơ quan nào, mức độ thảo luận rộng rãi đến đâu… Tất cả những điều tương tự như vậy mang tính định tính nhiều hơn là định lượng nên nó mang mầu sắc của tính hợp lý nhiều hơn. Còn lại các yêu cầu khác đều quy định khá rõ về thời hạn, hồ sơ, vai trò của các cơ quan, tổ chức cá nhân liên quan và ai là người ký ban hành và đại diện với tư cách gì (Chủ tịch UBND tỉnh được ký ban hành quyết định nhưng là thay mặt UBND tỉnh) …cho thấy tính hợp pháp đang hiện diện và UBND tỉnh buộc phải chú ý để đảm bảo tính hợp pháp trên nguyên lý căn bản về tính ưu tiên mà ta đã đề cập ở những phần trên. Hãy thử tưởng tượng nếu Chủ tịch UBND tỉnh không cần thông qua các bước xây dựng quyết định kể trên, không đưa quyết định hành chính đó ra phiên họp của UBND tỉnh mà tự ý thông qua và ký ban hành thì đương nhiên không đảm bảo trình tự luật định, pháp chế XNCH. Do vậy, những quy định kiểu này sẽ đương nhiên phải mang tính hợp pháp chứ không thể là hợp lý.