Nghiên cứu, hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của quốc hội (Trang 86)

3 Đoàn đại biểu Quốc hội, 01 tổ

3.3.2. Nghiên cứu, hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn

3.3.2. Nghiên cứu, hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn và trả lời chất vấn

- Quy định rõ trình tự, thủ tục các khâu tiến hành hoạt động chất vấn

Cần sửa đổi, bổ sung và quy định rõ ràng, cụ thể về trình tự, thủ tục tiến hành hoạt động chất vấn trong Nội quy kỳ họp Quốc hội, Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội, Quy chế hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để đảm bảo cho hoạt động chất vấn được thực hiện có hiệu quả cao hơn.

Theo đó, cần bổ sung các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục các khâu chuẩn bị cho việc tổ chức hoạt động chất vấn trong và ngoài kỳ họp Quốc hội để các cơ quan tham mưu dễ triển khai thực hiện; trình tự, thủ tục gửi câu hỏi chất vấn bằng văn bản, cách nêu câu hỏi chất vấn trực tiếp tại hội trường, phạm vi đặt câu hỏi chất vấn, những loại câu hỏi không nên đưa ra trước phiên họp toàn thể. Ví dụ: chỉ nên đặt câu hỏi về các lĩnh vực liên quan quan trực tiếp đến phạm vi quản lý của Bộ trưởng, Trưởng ngành, không nêu những câu hỏi mang tính bí mật quốc gia... cũng như vậy, Bộ trưởng, Trưởng ngành hay những người trả lời chất vấn khác có quyền chỉ trả lời những chất vấn thuộc lĩnh vực mình quản lý và những vấn đề liên quan đến chính sách vĩ mô, có quyền từ chối trả lời những câu hỏi liên quan đến bí mật quốc gia. Sửa đổi, bổ sung Nội quy kỳ họp Quốc hội hiện hành cho phù hợp với những thực tế việc thực hiện quy trình chất vấn, trả lời chất vấn trong các kỳ họp Quốc hội thời gian vừa qua. Theo đó, xác định rõ trách nhiệm phục vụ Chủ tịch Quốc hội trong việc tiếp nhận, xử lý các chất vấn của đại biểu Quốc hội; quy định rõ về trình tự, thủ tục các công việc chuẩn bị và phục vụ cho Chủ tịch

Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi trình Quốc hội xem xét, quyết định danh sách chính thức những người có trách nhiệm trả lời chất vấn trực tiếp tại kỳ họp; quy định rõ về trình tự, thủ tục triệu tập cuộc họp liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội với người đứng đầu hoặc đại diện các cơ quan hữu để trao đổi về dự kiến danh sách những người có trách nhiệm trả lời chất vấn trực tiếp tại kỳ họp; Quy định rõ thủ tục trình Quốc hội xem xét, quyết định danh sách chính thức những người có trách nhiệm trả lời chất vấn trực tiếp tại kỳ họp theo Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Về lâu dài, cần có một bộ thủ tục trong hoạt động của Quốc hội, trong đó quy định rõ trình tự tiến hành các phiên chất vấn tại kỳ họp; trách nhiệm giải trình của người bị chất vấn; hệ quả pháp lý và chế tài xử lý những vi phạm hay khuyết điểm của những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Đồng thời, cần khẩn trương nghiên cứu, tiếp nhận hình thức điều trần, một hình thức hoạt động phổ biến ở Nghị viện các nước trong sinh hoạt Quốc hội nước ta. Việc tổ chức có hiệu quả hoạt động điều trần tại kỳ họp Quốc hội và tại phiên họp của các Ủy ban của Quốc hội sẽ hỗ trợ tích cực cho Quốc hội trong việc thực hiện các chức năng cơ bản của mình.

- Bổ sung các quy định làm rõ hơn một số thuật ngữ trong Luật hiện hành và quy định cụ thể trách nhiệm và chế tài liên quan đến việc giải quyết các vấn đề "hậu chất vấn".

Cần sửa đổi, bổ sung các quy định vào Luật hoạt động giám sát bảo đảm cho khâu hậu chất vấn được thực hiện đầy đủ, tránh tình trạng hứa khi trả lời chất vấn nhưng sau đó trên thực tế các vấn đề đã hứa không được triển khai thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc làm không hết trách nhiệm; đồng thời xác định rõ trách nhiệm của những người bị chất vấn trong việc trả lời bằng văn bản đến các đại biểu Quốc hội có chất vấn; đồng thời gửi các văn bản đó báo cáo Chủ tịch Quốc hội biết và để Ban Công tác đại biểu theo dõi. Quy định rõ trách nhiệm của Đoàn Thư ký kỳ họp trong việc lập biên bản tóm tắt các phiên họp

của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn hoặc chuẩn bị Nghị quyết về chất vấn, làm cơ sở cho việc tiếp nối các hoạt động giám sát "hậu chất vấn".

Sửa đổi, bổ sung các quy định để Quốc hội thực hiện một số quy định đã được quy định trong Luật hoạt động giám sát mà lâu nay còn khó thực hiện. Ví dụ như quy định tại khoản 4, 5 của Điều 11 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội quy định: "Sau khi nghe trả lời chất vấn, nếu đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị Quốc hội tiếp tục thảo luận tại phiên họp đó, đưa ra thảo luận tại phiên họp khác của Quốc hội hoặc kiến nghị Quốc hội xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn" [36]. Quốc hội ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn khi xét thấy cần thiết;

"Người đã trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội bằng văn bản có trách nhiệm báo cáo với các đại biểu Quốc hội bằng văn bản về việc thực hiện những vấn đề đã hứa khi trả lời chất vấn tại kỳ họp tiếp theo" [36]. Thực tế thời gian qua các quy định này rất khó thực hiện bởi không có tiêu chí nào cho việc đánh giá chất lượng câu trả lời của người trả lời chất vấn. Các thuật nhữ như "không đồng ý với nội dung trả lời" hay "khi cần thiết"

hoặc "có trách nhiệm báo cáo với các đại biểu" được quy định tại các khoản nêu trên đều không cụ thể. Thế nào là câu trả lời được đại biểu đồng ý, thế nào là "khi cần thiết" để Quốc hội ra nghị quyết về chất vấn (thực tế các kỳ họp khóa XII, đã nhiều lần Ủy ban Thường vụ Quốc hội cân nhắc việc trình Quốc hội ra nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn, song mãi đến kỳ họp thứ …. Quốc hội khóa XII Quốc hội mới ra nghị quyết về vấn đề này. Tuy nhiên, nội dung nghị quyết cũng rất chung chung, rất khó khăn cho các cơ quan chức năng giám sát việc thực hiện nghị quyết) dường như vẫn là câu hỏi chưa có đáp án.

- Quy định cụ thể một số yêu cầu đối với câu hỏi chất vấn, câu trả lời chất vấn, các trường hợp Quốc hội sẽ xem xét ra nghị quyết về chất vấn

Cần cụ thể hoá các quy định về hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội và trách nhiệm trả lời chất vấn của những người trả lời chất vấn trong Luật hoạt động giám sát của Quốc hội theo hướng quy định rõ các tiêu chí của câu hỏi chất vấn, làm rõ thế nào là một chất vấn đạt yêu cầu, quy định rõ tiêu chí, thủ tục để Quốc hội đánh giá chất lượng câu trả lời chất vấn (quy định hình thức biểu thị thái độ của Quốc hội trong việc nhận xét, đánh giá nội dung trả lời chất vấn và trách nhiệm của người trả lời chất vấn bằng cách biểu quyết thông qua phần trả lời chất vấn của từng người; hình thức khuyến cáo hay lưu ý những vấn đề mà người trả lời chất vấn cần phải triển khai sau phiên họp về chất vấn; quy định rõ các trường hợp cụ thể mà Quốc hội sẽ ra nghị quyết xác định trách nhiệm của người trả lời chất vấn; hệ quả phát sinh trực tiếp tại phiên họp về chất vấn dẫn đến việc Quốc hội quyết định bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn). Khi có tiêu chí rõ ràng sẽ tránh được tình trạng hỏi tràn lan, hỏi chỉ để biết thông tin và thay vào đó là những câu chất vấn có chất lượng cao, mặt khác, tinh thần, trách nhiệm của người trả lời chất vấn sẽ được nâng lên.

- Bổ sung vào các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động chất vấn trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức hữu quan trong hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn.

Quốc hội cần quy định về việc tham gia của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan thông tin trong việc phối hợp lựa chọn những vấn đề bức xúc mà dư luận nhân dân quan tâm, làm cơ sở cho việc xác định các vấn đề nổi cộm thuộc nội dung báo cáo giải trình của những người trong danh sách chính thức có trách nhiệm trả lời chất vấn trực tiếp tại kỳ Quốc hội; Quy định rõ thời hạn trả lời bằng văn bản của người

có trách nhiệm nhận được chất vấn của đại biểu Quốc hội, để tổng hợp và chuẩn bị nội dung phục vụ Chủ tịch Quốc hội điều hành trong phiên họp về chất vấn và trả lời chất vấn. Quy định trách nhiệm của các cơ quan tham mưu, phục vụ Chính phủ, Chủ tịch nước, các Bộ, ngành trong việc phối hợp với các cơ quan tham mưu, phục vụ trong Quốc hội triển khai phục vụ hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn.

- Bổ sung các quy định cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan tham mưu, phục vụ hoạt động chất vấn của Quốc hội

Cần sửa đổi, bổ sung những quy định về trách nhiệm của các cơ quan tham mưu, giúp việc Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành trong việc phối hợp triển khai phục vụ hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội để tăng cường trách nhiệm của các cơ quan này trong việc tham mưu, phục vụ hoạt động chất vấn. Cụ thể là: Sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 368-NQ/UBTVQH11 ngày 17 tháng 3 năm 2003 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Công tác đại biểu để quy định rõ hơn nhiệm vụ của Ban này trong việc giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch Quốc hội đối với hoạt động chất vấn và trả lời chất vân tại kỳ họp Quốc hội; Sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Vụ Công tác đại biểu trong Quyết định số 845/QĐ-VPQH ngày 28 tháng 4 năm 2005 của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội theo hướng xác định rõ nhiệm vụ tham mưu, giúp Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Đoàn Thư ký kỳ họp phục vụ Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội trong hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Việc sửa đổi, bổ sung này cần dựa trên cở sở thực tiễn công tác và mối quan hệ phối hợp giữa Ban Công tác đại biểu và Văn phòng Quốc hội.

- Sửa đổi, bổ sung một số văn bản pháp luật khác có liên quan đến hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội

Đồng thời với việc sửa đổi, bổ sung những vấn đề nêu trên trong các văn bản pháp luật, đặc biệt là Nội quy kỳ họp Quốc hội, cần tiến hành nghiên

cứu việc sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quy chế làm việc của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội có những nội dung liên quan đến chất vấn và trả lời chất vấn theo hướng trao quyền được tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn cho Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Với việc sửa đổi, bổ sung đồng bộ như vậy, mới góp phần đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn.

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của quốc hội (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)