Tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc hộ

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của quốc hội (Trang 82)

3 Đoàn đại biểu Quốc hội, 01 tổ

3.3.1. Tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc hộ

Nhìn lại lịch sử Quốc hội nước ta, có thể khẳng định rằng, cùng với việc thực hiện chức năng lập pháp và quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước, hoạt động giám sát tối cao đã góp phần quan trọng vào thành tựu

chung của Quốc hội, đưa Quốc hội hoạt động ngày càng thực chất, xứng đáng với vị trí và vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.

Sự phát triển về chất trong hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội thể hiện rõ nét từ chỗ chỉ dựa trên tinh thần và nội dung của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội với những quy định chung, chưa cụ thể, đến chỗ hoạt động căn cứ vào một đạo luật về hoạt động giám sát với những quy định chi tiết, chặt chẽ từ việc xây dựng chương trình kế hoạch giám sát sáu tháng, hằng năm đến việc quy định về chủ thể, đối tượng, nội dung, hình thức và cách thức giám sát... Nhờ đó mà hoạt động giám sát tiến hành thường xuyên, có nền nếp, có trọng tâm trọng điểm, phản ảnh được những vấn đề nóng bỏng, bức xúc đang được nhân dân quan tâm.

Thời gian qua, hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội được tiến hành trong không khí ngày càng dân chủ, cởi mở và trách nhiệm. Đại biểu Quốc hội thực hiện quyền chất vấn ngày càng mạnh và quyết tâm đi đến cùng vấn đề đặt ra. Người có nghĩa vụ trả lời chất vấn đã có ý thức hơn trong việc nâng cao năng lực và trách nhiệm trước nhân dân và trước đại biểu Quốc hội. Vì thế, dân chủ trong hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước tại kỳ họp đã trở thành một điều kiện, một trường học dân chủ, một phương tiện hữu hiệu để nhân dân thông qua người đại biểu của mình kiểm soát quyền lực nhà nước.

Hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội được tiến hành dựa trên trình độ, năng lực, bản lĩnh của Đại biểu Quốc hội ngày càng được nâng cao. Nhờ đó mà chất lượng của các hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội tại kỳ họp, cũng ngày càng được tăng thêm một cách rõ rệt, các phân tích lập luận của nhiều đại biểu Quốc hội sắc sảo, có sức thuyết phục, các đề xuất kiến nghị có tình có lý, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Vì thế, chất lượng của đại biểu Quốc

hội, nhất là kỹ năng và bản lĩnh là nhân tố có ý nghĩa quyết định góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội.

Trước nhiệm vụ xây dựng một Quốc hội mạnh, thực thi đầy đủ, đúng đắn nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo luật định, trong đó có các nhiệm vụ và quyền hạn về giám sát tối cao, nhằm tiếp tục nâng cao hiệu lực và hiệu quả giám sát, cần khắc phục một số hạn chế đang tồn tại, đó là:

Vấn đề nhận thức. Nguyên nhân cơ bản của hiệu lực và hiệu quả giám

sát tối cao chưa cao, chưa được như mong muốn trước hết là do nhận thức chưa đầy đủ, chưa thống nhất về vai trò của hoạt động giám sát tối cao. Điều đó làm cho hoạt động giám sát còn có những biểu hiện dễ dãi, chưa đi đến cùng vấn đề trách nhiệm. Thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền của các nước chỉ ra rằng, sức mạnh và sự thịnh vượng của một quốc gia, cũng như khả năng đối mặt với những khó khăn thách thức, phần lớn được quyết định bởi sự vững mạnh của cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sự cam kết làm đúng, làm đủ nhiệm vụ và quyền hạn được nhân dân giao cho mỗi quyền là nhân tố góp phần làm cho đất nước giàu mạnh. Nó không kém phần quan trọng so với các yếu tố về tài nguyên, khí hậu, vị trí địa lý và con người. Những nước duy trì được sự phát triển ổn định lâu dài về kinh tế, chính trị, xã hội chính là những nước có cả ba quyền đều mạnh. Để làm được điều đó, cần kiểm soát được quyền lực nhà nước. Giám sát nói chung, giám sát tối cao của Quốc hội nói riêng là một phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước, góp phần xây dựng cả ba quyền đều mạnh, bảo đảm cho các quyền làm đúng, làm đủ nhiệm vụ và quyền hạn được nhân dân giao phó.

Nâng cao chất lượng của các kiến nghị giám sát. Hiệu lực và hiệu quả

của giám sát suy cho cùng là đưa ra được các kiến nghị mang lại sự thay đổi tích cực trong thực tế, phù hợp với mục đích giám sát, đáp ứng mong mỏi của nhân dân và dư luận xã hội. Điều đó đòi hỏi các cuộc giám sát tối cao của Quốc hội phải tiến hành công phu, phải được thực hiện cơ bản và chủ yếu ở

các Ủy ban và Hội đồng Dân tộc. Khắc phục tình trạng giám sát hình thức với các kiến nghị chung chung mang tính định hướng thiếu cụ thể. Đó còn là đòi hỏi phải nâng cao năng lực giám sát của các chủ thể giám sát, đặc biệt là đại biểu Quốc hội về bản lĩnh, về thu thập và xử lý thông tin, về quyết tâm theo đuổi đến cùng việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát.

Khắc phục tình trạng giám sát dàn trải theo chiều rộng mà thiếu chiều sâu. Điều đó chỉ có thể thực hiện được bằng các hoạt động giám sát theo

chuyên đề với các chủ đề giám sát cụ thể, thiết thực. Kinh nghiệm thực tế của nhiều nước chỉ ra rằng, giám sát hoạt động của Chính phủ và các bộ trước hết và chủ yếu là giám sát hiệu quả của việc sử dụng ngân sách nhà nước được Nghị viện phân bổ. Bởi hiệu quả của việc sử dụng ngân sách quốc gia có tác động mạnh mẽ đến các hoạt động khác của Nhà nước. Suy cho cùng, mọi hoạt động của Nhà nước đều dựa trên ngân sách quốc gia do nhân dân đóng góp. Các hoạt động của Nhà nước tốt hay xấu đều bắt nguồn từ việc sử dụng ngân sách của Chính phủ và các bộ có hiệu quả hay không.

Tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý, tăng cường các phương tiện trợ giúp cho hoạt động giám sát như cung cấp thông tin, kiểm toán nhà nước.

Luật hoạt động giám sát của Quốc hội cũng đã bộc lộ một số hạn chế cần được hoàn thiện, bổ sung thêm. Thí dụ như vấn đề quyền hạn và trách nhiệm của các chủ thể giám sát, đối tượng chịu sự giám sát, đặc biệt là trách nhiệm thực hiện kiến nghị giám sát còn quy định thiếu cụ thể. Quy trình thủ tục giám sát cũng cần được hoàn thiện. Chế tài giám sát cũng cần được quy định rõ ràng minh bạch hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng.

Để nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Quốc hội, còn cần có các phương tiện trợ giúp như kiểm toán nhà nước, cung cấp thông tin, phân tích chính sách, các phương tiện thông tin đại chúng... Ở nước ta khi mà cơ cấu tổ chức và năng lực của các cơ quan của Quốc hội và Đại biểu Quốc hội còn hạn chế thì việc tăng cường các phương tiện trợ giúp cho hoạt động giám sát càng có vai trò đặc biệt quan trọng.

Những hạn chế trong hoạt động giám sát như đã trình bày ở trên nếu được khắc phục thì chắc chắn sẽ có hiệu ứng tích cực đối với hoạt động chất

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của quốc hội (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)