Các giải pháp chung

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của quốc hội (Trang 91)

3 Đoàn đại biểu Quốc hội, 01 tổ

3.4.1.Các giải pháp chung

- Đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng nhân sự đại biểu Quốc hội

Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành thì đại biểu Quốc hội là chủ thể duy nhất có quyền chất vấn. Vì vậy, hoạt động chất vấn có hiệu quả hay không phụ thuộc trước hết vào trình độ, năng lực của đại biểu Quốc hội, đại biểu có trình độ cao chắc chắn sẽ có được các chất vấn có chất lượng.

Để nâng cao trình độ, năng lực của đại biểu Quốc hội Quốc hội cần quan tâm giải quyết một số vấn đề cơ bản sau đây:

Một là, Quốc hội cần bố trí cơ cấu thành phần đại biểu hợp lý, tuy nhiên phải bảo đảm các tiêu chuẩn về chất lượng đại biểu Quốc hội, phù hợp với vị trí của Quốc hội với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Đại biểu Quốc hội phải là những người có trình độ, năng lực, có bản lĩnh, có điều kiện tham gia thực thiện các nhiệm vụ quan trọng của Quốc hội. Việc lựa chọn đại biểu Quốc hội cần phải chú trọng việc giới thiệu lựa chọn và bầu cửa được các đại biểu thực sự vừa đại diện cho lợi ích của nhân dân, kết hợp hài hoà lợi ích của nhân dân địa phương và mối quan tâm của nhân dân địa phương và mói quan tâm của nhân dân ở các đơn vị bầu cử. Đại biểu Quốc hội phải người vừa đáp ứng được tiêu chuẩn do luật định vừa thể hiện một cơ

cấu hợp lý. Cơ cấu đại biểu nhìn ở góc độ tổng thể thì trình độ, năng lực của mỗi đại biểu có thể bổ sung và hỗ trợ cho nhau tạo nên sự phối hợp, thống nhất trong quá trình hoạt động của các đại biểu Quốc hội cũng như của Quốc hội. Bên cạnh việc đại biểu Quốc hội nên có phẩm chất, trình độ tương đối đồng đều thì đại biểu còn phải có những kinh nghiệm khác nhau về từng loại lĩnh vực công tác (đảng, chính quyền, đoàn thể, các lĩnh vực chuyên môn về kinh tế, văn hoá, xã hội...). Điều này giúp cho đại biểu có cái nhìn tổng thể về sự phát triển của nền kinh tế, của các quan hệ xã hội trong thời kỳ mới. Với lực lượng đại biểu Quốc hội vững vàng về phẩm chất và chuyên môn là một yếu tố quan trọng giúp cho Quốc hội hoạt động mạnh mẽ hơn, nâng cao vai trò của Quốc hội trong tình hình mới. Để có được lưc lượng hùng hậu này thì phải bắt đầu từ việc lựa chọn đại biểu, phân bổ và thành phần đại biểu phù hợp.

Hai là, đẩy mạnh công tác tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng chất vấn của

đại biểu Quốc hội: Ngoài yêu cầu về phẩm chất chính trị thì các đại biểu Quốc hội cần phải có trình độ chuyên môn am hiểu kiến thức pháp luật, quản lý nhà nước, có khả năng phân tích, tổng hợp tình hình đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Đại biểu Quốc hội phải là được tín nhiệm cao trong nhân dân, có khả năng thu thập và phản ánh ý kiến, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội, các cơ quan hữu quan. Mỗi đại biểu phải là một chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn của mình đồng thời cũng phải nắm bắt thông tin khác về sự phát triển chung cua nền kinh tế - xã hội để có thể nắm được yêu cầu của cử tri và nhân dân, thực hiện tốt vai trò đại biểu của mình. Các đại biểu phải tự mình trau dồi kiến thức, khả năng nghề nghiệp, hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội được thể hiện ngoài trình độ học vấn còn được thể hiện ở khả năng nắm vững được vấn đề mà mình đưa ra trước diễn đàn Quốc hội. Đây là một điểm mấu chốt quan trọng đối với hoạt động chất vấn như vậy mới khai thác hết được tính chất tối ưu của hoạt động này nhằm giải quyết tận cùng vấn đề chất vấn và trách nhiệm của mỗi người quản lý. Trong xu thế đổi mới và hội nhập, để hoàn thành tốt vai trò đại diện của mình ngoài

trình độ học vấn đại biểu còn phải xây dựng cho mình một khả năng nghề nghiệp phong cách riêng. Trong hoạt động chất vấn nói riêng hoạt động của Quốc hội nói chung đại biểu phải phát biểu, chứng minh, giải trình, thuyết phục quan điểm của mình trên diễn đàn Quốc hội, trước cử tri, trước các phương tiện thông tin đại chúng... Bởi vậy, xây dựng mộ khả năng hùng biện tốt là một điều quan trọng đối với một đại biểu Quốc hội. Ngoài ra, trên cương vị là một đại biểu Quốc hội sẽ phải giao tiếp với nhiều thành phần khác nhau từ cử tri đến các cấp lãnh đạo, khách nước ngoài, báo giới... ở một phương diện nào đó thì tất cả các đối tượng này đều có tầm quan trọng như nhau, tuy nhiên tuỳ từng thời điểm, tuỳ từng vấn đề mà đại biểu cần chú ý tập trung vào một hay vài đối tượng nào đó. Mỗi đối tượng cần phải có một phong cách giao tiếp riêng để có thể nắm bắt nhu cầu, tâm tư nguyện vọng và sự tin tưởng của họ đối với công việc mình đang làm.

Quốc hội có đặc thù là hoạt động theo nhiệm kỳ, cứ 5 năm một lần Quốc hội lại có sự thay đổi nhân sự đại biểu Quốc hội. Bên cạnh đó, công việc của Quốc hội lại khá phức tạp, yêu cầu ngày một cao hơn. Để có bản lĩnh thực hiện trọng trách với dân, các đại biểu dân cử không chỉ cần có tâm huyết và ý thức trách nhiệm, mà còn cần được rèn luyện năng lực và kỹ năng hoạt động trên cương vị người đại biểu của dân. Chính vì vậy, công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đại biểu Quốc hội để ngang tầm với nhiệm vụ đại biểu dân cử, trong đó có kỹ năng chất vấn được xác định là một việc làm vô cùng quan trọng và cần được quan tâm thực hiện ở mức độ hợp lý nhất.

- Tăng tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách, ngoài Đảng, tăng tính chuyên nghiệp trong hoạt động của Quốc hội, giảm số đại biểu Quốc hội đồng thời là thành viên Chính phủ

Do những điều kiện lịch sử của từng thời kỳ khác nhau, trước đây hình thức đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm rất thích hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, đứng trước những đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống và hoạt động của

Quốc hội thì hình thức đại biểu kiêm nhiệm khó có thể đáp ứng hết được những yêu cầu khó khăn của công tác lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Do vậy yêu cầu chuyên nghiệp hoá đại biểu Quốc hội là một nhu cầu cấp bách. Vấn đề tăng số lượng đại biểu chuyên trách đã được đặt ra thành mục tiêu của Quốc hội, nhưng để vươn xa hơn nữa chúng ta cần tiến tới tính chuyên nghiệp của đại biểu Quốc hội. Thực tế cho thấy Quốc hội cần một đội ngũ đông đảo các vị đại biểu chuyên trách những người dành toàn bộ thời gian của mình cho hoạt động của Quốc hội và không kiêm nhiệm công tác điều hành, quản lý nhà nước trong bộ máy chuyên trách được gắn với việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội chuyên trách được gắn với việc tổ chức của các cơ quan của Quốc hội hoạt động chuyên trách được gắn với việc tổ chức cua các cơ quan của Quốc hội như Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trên thực tế, việc hình thành bộ phận thường trực là các đại biểu chuyên trách đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội về các vấn đề thuộc lĩnh vực được phân công. Tuy nhiên, việc tăng cường số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách cũng cần tính đến một vấn đề cụ thể. Về nguyên tắc, đại biểu hoạt động chuyên trách cũng chỉ mang theo nhiệm kỳ. Do đó, việc bố trí các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách cần đảm bảo tính ổn định tương đối để phát huy hiệu quả và tận dụng được kinh nghiệm hoạt động của đại biểu trong việc đóng góp cho công việc của Quốc hội. Vậy nên hướng bố trí những người có đủ điều kiện ứng cử đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách từ hai khoá trở lên. Bên cạnh đó, Quốc hội cũng cần tăng cường số đại biểu Quốc hội là người ngoài Đảng, giảm số lượng thành viên Chính phủ tham gia Quốc hội. Chính những đại biểu Quốc hội ngoài Đảng, không là thành viên Chính phủ là những người dám thể hiện bản lĩnh, dám nói lên những suy nghĩ thật nhất để bảo vệ quyền lợi của cử tri.

- Tăng cường hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn vào thời gian ngoài kỳ họp Quốc hội.

Để đảm bảo cho hoạt động chất vấn mang tính thường xuyên, liên tục giải đáp được những vấn đề thời sự bức xúc, hạn chế tình trạng chất vấn dồn dập trong kỳ họp, đề nghị Quốc hội tăng cường thực hiện việc chất vấn và trả lời chất vấn về những vấn đề có nội dung liên quan tại các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tiến tới sửa đổi Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và các văn bản pháp luật liên quan cho phép tổ chức chất vấn tại các phiên họp của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Việc chất vấn và trả lời chất vấn tại các phiên họp này cũng được truyền hình trực tiếp để cử tri cả nước theo dõi. Theo giải pháp này, tại các kỳ họp Quốc hội, chỉ tập trung chất vấn, trả lời chất vấn về những vấn đề nổi cộm và xử lý dứt điểm từng vấn đề cụ thể.

Hoạt động chất vấn tại Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban là một hoạt động giám sát rất thiết thực, mang tính chuyên sâu, tác động nhanh, mạnh mẽ đến hoạt động của các bộ, ngành và các chính sách liên quan. Hoạt động này cần phải được tiến hành thường xuyên, trở thành một khâu quan trọng trong toàn bộ quá trình hoạt động giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội về lĩnh vực mà Hội đồng, Ủy ban phụ trách. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý của hoạt động này còn chưa được quy định rõ cả về khái niệm, cả về quy trình, thủ tục, trách nhiệm của các cơ quan hữu quan. Vì vậy, cần bổ sung trong Luật hoạt động giám sát của Quốc hội hình thức giám sát này và quy định đầy đủ các vấn đề liên quan để có thể thực hiện trong thực tế.

- Tăng cường năng lực bộ máy tham mưu, giúp việc trong hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội

Trước đòi hỏi tăng cường đội ngũ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, tiến tới tính chuyên nghiệp trong hoạt động Quốc hội thì đòi hỏi về trình độ, năng lực của bộ máy tham mưu, giúp việc cũng sẽ ngày một cao

hơn. Chất vấn là một hình thức giám sát trực tiếp rất có hiệu qủa, tuy nhiên đây là hoạt động rất phức tạp. Để thực hiện tốt hình thức giám sát này thì đại biểu Quốc hội nói riêng và Quốc hội nói chung phải có hệ thống cơ quan, các cán bộ, các chuyên gia tham mưu, giúp việc có trình độ, năng lực để hỗ trợ. Cần tăng cường số lượng cán bộ, chuyên gia giúp việc cho các đại biểu Quốc hội ở các Đoàn đại biểu Quốc hội và các Vụ, đơn vị phục vụ các cơ quan của Quốc hội, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Các đại biểu Quốc hội là lãnh đạo chủ chốt của các Bộ, ngành, địa phương, các đại biểu Quốc hội là thành viên của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội cần tăng cường chất vấn hơn nữa.

Quốc hội nước ta với một tỷ lệ đa số đại biểu là người nắm giữ những trọng trách của Đảng, Nhà nước ở Trung ương và ở địa phương. Tuy chưa có số liệu thống kê đầy đủ song thực tế thời gian qua các vị đại biểu là lãnh đạo chủ chốt này rất ít chất vấn do ngại ảnh hưởng đến vị trí công tác và quyền lợi của cơ quan, địa phương mình đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu lực của hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Nếu thay đổi được nhận thức và hành động để số đại biểu Quốc hội này thực hiện tốt quyền chất vấn của mình thì chắc chắn hiệu lực của hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn sẽ có nhiều chuyển biến.

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của quốc hội (Trang 91)