3 Đoàn đại biểu Quốc hội, 01 tổ
3.4.2. Các giải pháp tại kỳ họp
- Đề nghị đại biểu Quốc hội gửi chất vấn sớm tại mỗi kỳ họp
Hiện nay, mỗi kỳ họp Quốc hội nước ta chỉ tiến hành trong khoảng thời gian 1 tháng. Chính vì vậy, thời gian là vô cùng quý giá để Quốc hội hoàn thành chương trình nội dung kỳ họp, trong đó có nội dung chất vấn và trả lời chất vấn. Để công tác tham mưu, phục vụ hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội được tốt hơn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần có công văn đôn đốc các đại biểu Quốc hội sớm gửi chất vấn đến Đoàn Thư ký kỳ họp để bộ máy tham mưu, giúp việc có đủ thời gian nghiên cứu kỹ nội dung chất vấn của đại biểu Quốc hội, giúp cho công tác tham mưu, lựa chọn
các vấn đề đưa ra chất vấn tại phiên họp toàn thể là những vấn đề cần thiết nhất. Mặt khác, nếu đại biểu sớm gửi chất vấn đến Đoàn Thư ký, bộ máy tham mưu, giúp việc sẽ chuyển sớm các chất vấn của đại biểu đến chủ thể phải trả lời để các chủ thể này có đủ thời gian nghiên cứu kỹ, giúp cho việc trả lời bảo đảm chất lượng và kịp thời hơn so với đến sát ngày diễn ra phiên chất vấn tại Hội trường mới gửi chất vấn.
- Đại biểu Quốc hội cần tăng cường trách nhiệm nghiên cứu kỹ nội dung chất vấn trước khi gửi hoặc nêu câu hỏi chất vấn
Để tránh tình trạng chất vấn sai đối tượng, gửi chất vấn sai địa chỉ hoặc diễn giải dài dòng, sa vào các chi tiết, thiếu tính khái quát đối với các vấn đề quốc kế dân sinh trong khi gửi chất vấn bằng văn bản hoặc nêu câu hỏi chất vấn trực tiếp tại hội trường thì các đại biểu Quốc hội cần dành thời gian nghiên cứu kỹ nội dung câu chất vấn. Nhất là tại các phiên họp về chất vấn có phát thanh, truyền hình trực tiếp, đại biểu Quốc hội cần nêu vấn đề ngắn gọn, rõ ràng, đối với nhứng vấn đề có nội dung thuộc bí mật quốc gia thì không nên nêu tại phiên họp chất vấn toàn thể.
Cần lựa chọn vấn đề để chất vấn, ưu tiên những vấn đề mà chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đang coi là trọng tâm như: xoá đói, giảm nghèo, chống tham nhũng, cải cách hành chính, hội nhập kinh tế quốc tế... Nhiều Bộ trưởng ở cương vị người trả lời chất vấn rất thích loại câu hỏi liên quan đến những chính sách lớn thuộc lĩnh vực quản lý. Ví dụ: Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng có nói "Loại chất vấn mà tôi cảm thấy thú vị là loại đề cập đến từ những chính sách lớn như ngân sách dành cho giáo dục, y tế, văn hoá... đến những việc như chính sách với chiến sĩ biên phòng". Sau khi tiếp thu, có thể thiết kế thành chính sách và trình lại Quốc hội thông qua, đó là tác dụng rất lớn của hoạt động chất vấn vì bản thân Bộ trưởng không thể nghĩ hết được. Việc lựa chọn những vấn đề bức thiết được nhân dân quan tâm nhiều để chất vấn tránh được sự giàn trải. Trên thực tế, các câu hỏi của chất
vấn thường đề cập đến rất nhiều mặt tổ chức và hoạt động của nền kinh tế - xã hội. Nhưng những câu hỏi đó mới chỉ dừng lại ở bề nổi của vấn đề, rộng nhưng chưa sâu, do vậy mà việc chất vấn chưa thoả mãn được mục đích của nó là tìm hiểu nguyên nhân, giải pháp và trách nhiệm của người quản lý trong lĩnh vực. Để câu hỏi chất vấn có hiệu quả trước hết phải lựa chọn những vấn đề quan trọng, bức thiết để chất vấn một cách sâu sắc, hiệu quả của hoạt động chất vấn không chỉ thể hiện ở số lượng câu hỏi mà còn thể hiện ở chất lượng câu hỏi, sau khi chất vấn đại biểu Quốc hội thu nhận được những thông tin gì để trình bày với cử tri về những vấn đề mà họ quan tâm.
Tại Hội trường, đại biểu Quốc hội nên lựa chọn câu hỏi chất vấn lượng nhất, tâm huyết của mình trong những câu hỏi đã chuẩn bị để chất vấn, tránh những câu hỏi chỉ mang tính giải đáp hoặc yêu cầu cung cấp thông tin. Điều cần tránh nhất là là đưa ra câu hỏi chất vấn khi chưa đủ thông tin, điều này làm lãng phí thời gian của Quốc hội và không đạt được mục đích của chất vấn khi chưa đủ thông tin, điều này làm lãng phí thời gian của Quốc hội và không được mục đích của chất vấn. Ví dụ, đại biểu Quốc hội đã chuẩn bị 5 câu hỏi thì nên lựa chọn một câu hỏi chất lượng nhất để hỏi trước, những câu hỏi còn lại sẽ đăng ký hỏi tiếp, điều đó có nghĩa mỗi đại biểu sẽ chất vấn lần đầu và một câu tâm huyết và chất lượng nhất nếu làm được như vậy thì nhiều đại biểu Quốc hội có cơ hội tham gia chất vấn với những câu hỏi được chuẩn bị kỹ lưỡng. Điều này có thể khiến các đại biểu Quốc hội khác cùng tham gia chất vấn, cùng hưởng ứng với vấn đề mà đại biểu đã nêu lần đầu tiên góp phần cho chất vấn đó không bị bỏ lửng, vấn đề chất vấn càng rõ ràng sâu sắc hơn.
Câu hỏi chất vấn mang tính "truy kích" đến cùng đối với người có trách nhiệm trả lời chất vấn, thể hiện rõ mục đích của người hỏi nhằm xem xét vấn đề trách nhiệm của người có trách nhiệm về một vấn đề nào đó. Câu chất vấn phải thể hiện được nội dung như vấn đề được đưa ra chất vấn là có hay không có; đúng hay không đúng; nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp khắc phục như thế nào. Với nội dung câu hỏi rõ ràng như vậy thì cả người
chất vấn và người trả lời chất vấn đều có thể tập trung vào những vấn đề đó, tránh được sự dàn trải tản mản trong những câu hỏi của đại biểu, đồng thời người trả lời cũng đi thẳng vào vấn đề được hỏi không trả lời vòng vo, trốn tránh trách nhiệm. Việc xác định và chuẩn bị kỹ mục đích cũng như nội dung câu hỏi sẽ giúp cho đại biểu hình thành một bức tranh toàn cảnh khi nhận được câu trả lời chất vấn để từ đó có đủ thông tin giải đáp những thắc mắc của cử tri và nhân dân về những vấn đề được chất vấn. Khi yêu cầu chất vấn chỉ nêu ngắn gọn, không dài dòng, không giải thích vì lo người trả lời chất vấn không hiểu hoặc khuyên bảo người trả lời chất vấn. Để chất vấn có hiệu quả đại biểu nên đưa ra câu hỏi có trọng tâm điểm đi thẳng và cốt lõi vấn đề cần giải quyết mà cử tri quan tâm, tránh những câu chất vấn có tính phê phán một cách thiếu thông cảm, thiếu xây dựng. Các câu hỏi chất vấn và thời gian cũng nên tách làm hai phần. Phần chất vấn về những vấn đề chung, về các chủ trương chính sách lớn được tiến hành trong hai ngày đầu tiến hành hoạt động chất vấn, việc chất vấn các vấn đề thuộc lĩnh vực cụ thể tập trung vào ngày thứ ba của phiên họp chất vấn.
- Người trả lời chất vấn cần tăng cường chất lượng câu trả lời.
Người chất vấn nên trả lời ngắn gọn, rõ ràng, tập trung vào vấn đề được hỏi, không trả lời vòng vo hay xem đây là một cơ họi để giải trình về những khó khăn hoặc báo cáo thành tích của Bộ, ngành mình. Khi một đại biểu đưa ra chất vấn và đại biểu khác cũng tham gia vào chất vấn đó thì cần trả lời lần lượt, trọn vẹn vấn đề trước khi chuyển sang vấn đề khác. Để việc trả lời có hiệu quả, người trả lời chất vấn cần nghiên cứu kỹ, nắm bắt thực tế trong lĩnh vực mình quản lý để có thể trả lời chất vấn của đại biểu một cách cụ thể, ngắn gọn đi thẳng vào trọng tâm mà đại biểu chất vấn, tránh những trả lời chung chung hoặc giải trình dài dòng nhưng không rõ trách nhiệm thuộc về ai. Mục đích của chất vấn là làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của người đứng đầu các Bộ, ngành, tìm ra các giải pháp có hiệu quả để giải quyết
những vấn đề còn tồn đọng, góp phần xây dựng các Bộ, ngành mạnh lên, bộ máy nhà nước mạnh lên để phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn. Với mục đích trên người trả lời chất vấn khi nhận được chất vấn phải thấy rõ được nguyên nhân và trách nhiệm của mình. Khi trả lời chất vấn cần nói thẳng ngay vào trách nhiệm của mình, không nên chỉ đổ lỗi cho khách quan hay cho bộ máy giúp việc. Tất cả những vấn đề thuộc phạm vi của Bộ đều là trách nhiệm của Bộ trưởng, đây là trách nhiệm thuộc phạm vi của một Bộ đều là trách nhiệm của Bộ trưởng, đây là trách nhiệm của Bộ trưởng trước Quốc hội và nhân dân vì vậy không thể thoái thác được. Nếu nhận thức đúng được vấn đề, được trách nhiệm của mình trong việc quản lý nhà nước thì mới có được câu trả lời có chất lượng và mới có những giải pháp khăc phục có hiệu quả. Cần theo đúng nguyên tắc đại biểu chất vấn ai thì người đó trả lời để người đứng đầu các Bộ, ngành nắm rõ được những bức xúc của nhân dân thông qua chất vấn của đại biểu Quốc hội để từ đó thấy được trách nhiệm của Bộ, ngành mình đối với những vấn đề thuộc lĩnh vực mình quản lý.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần sớm dự kiến danh sách người trả lời chất vấn tại Hội trường ở mỗi kỳ họp Quốc hội
Tại mỗi kỳ họp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần sớm có dự kiến danh sách người trả lời chất vấn trực tiếp tại kỳ họp gửi tới đại biểu Quốc hội để các đại biểu cho ý kiến. Sau đó, Ban Công tác đại biểu tập hợp, tổng hợp và đề xuất những vấn đề cần quan tâm để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét, quyết định.
- Quốc hội cần bố trí thời điểm tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn khoa học
Việc bố trí thời điểm để tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội một cách khoa học là thực sự cần thiết. Theo đó, Quốc hội nên bố trí các phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn vào thời gian cuối kỳ họp Quốc hội, vì khi đó đại biểu Quốc hội đã giải quyết cơ bản các
nội dung khác của kỳ họp và dành nhiều thời gian cho hoạt động chất vấn. Mặt khác, việc tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn nên bố trí ngay sau hoặc kết hợp với việc Quốc hội giám sát chuyên đề hoặc phiên họp thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội để các vị đại biểu nắm chắc và đầy đủ hơn thông tin liên quan đến các vấn đề chất vấn.
- Tăng cường tính linh hoạt trong công tác điều hành phiên chất vấn
Theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 của Nội quy kỳ họp Quốc hội năm 2002 thì: "Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì kỳ họp Quốc hội, bảo đảm để kỳ họp được tiến hành dân chủ, đúng pháp luật, đạt hiệu quả thiết thực theo chương trình đã được Quốc hội thông qua, bảo đảm để Quốc hội thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn của mình" [34, Điều 3].
Chủ tịch Quốc hội khai mạc và bế mạc kỳ họp, chủ tọa các phiên họp của Quốc hội, bảo đảm thực hiện chương trình làm việc của kỳ họp và những quy định về kỳ họp Quốc hội. Các Phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịch Quốc hội trong việc điều hành phiên họp theo sự phân công của Chủ tịch Quốc hội [34, Điều 4].
Trên thực tế, chủ trì các kỳ họp Quốc hội là Chủ tịch Quốc hội và các Phó Chủ tịch Quốc hội. Tùy theo từng lĩnh vực Quốc hội xem xét ở phiên họp mà Chủ tịch Quốc hội trực tiếp điều hành hoặc phân công cho một Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành. Riêng đối với phiên chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp tại Hội trưởng từ trước đến nay đều do Chủ tịch Quốc hội điều hành. Trên cơ sở quy định của Điều 43 Nội quy kỳ họp Quốc hội, thời gian qua Quốc hội thường bố trí khoảng từ 2,5 ngày đến 3 ngày để tiến hành hoạt động chất vấn. Đây là quỹ thời gian rất ít cho hoạt động này tại kỳ họp trong khi đó nội dung chất vấn đề cập đến rất nhiều vấn đề, liều lĩnh vực. Chính vì vậy, để bảo đảm cho các vấn đề được xem xét đến nơi đến trốn, đi đến cùng từng vấn đề thì người chủ trì phiên họp cần khéo léo, linh hoạt trong cách điều hành, phải biết chọn vấn đề, biết cắt bớt và tăng thêm thời gian trả lời chất vấn về từng vấn
đề tùy thuộc vào tính bức xúc của vấn đề đó. Theo đó, khi người đứng đầu các bộ, ngành có nhiều vấn đề phải trả lời, chủ tạo phiên họp, Uỷ ban thường vụ Quốc hội nên xem xét, lựa chọn, giới hạn một số vấn đề trọng điểm để người bị chất vấn có điều kiện tập trung trả lời. Đối với những vấn đề quan trọng, phức tạp mà người có trách nhiệm trả lời chưa thoả đáng, chủ toạ kỳ họp Quốc hội có thể cho người chất vấn được tiếp tục nêu câu hỏi mang tính tranh luận, không nên giới hạn thời gian đối với người chất vấn. Tùy vào tính chất, mức độ phức tạp của các vấn đề cần giải quyết, Chủ tọa phiên họp hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần kịp thời báo cáo để Quốc hội tăng cường thời lượng của hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp tại kỳ họp.
- Tăng cường cơ chế phối hợp trong việc triển khai hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn
Theo các quy định của pháp luật hiện hành thì Đoàn Thư ký kỳ họp là cơ quan không hoạt động thường xuyên, đây là cơ quan được Quốc hội lập ra nhằm xử lý các công việc có liên quan trực tiếp đến nội dung của kỳ họp. Vì vậy, hoạt động của Đoàn Thư ký không mang tính chuyên nghiệp trong các hoạt động hành chính. Do đó, Trưởng đoàn Thư ký kỳ họp được cơ cấu đồng thời làm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội để tương thích với công tác điều hành bộ máy tham mưu, giúp việc.
Để hỗ trợ cho Đoàn Thư ký thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Luật tổ chức Quốc hội, Nội quy kỳ họp Quốc hội và một số văn bản pháp luật kiên quan khác đã quy định Văn phòng Quốc hội và Ban Công tác đại biểu là cơ quan giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Tuy nhiên trong quy định của các văn bản pháp luật đó lại không quy định rạch ròi, cụ thể vai trò của các cơ quan này trong các hoạt động bảo đảm cho việc chuẩn bị và tổ chức phiên chất vấn tại kỳ họp Quốc hội với tính chất là một quy trình, thủ tục pháp lý. Thực tế, việc triển khai các quan hệ phối hợp trong việc chuẩn bị và tổ chức phiên chất vấn tại kỳ họp, bên cạnh
việc áp dụng các quy định, còn vận dụng khá linh hoạt những tiền lệ phổ biến từ trước. Chính vì vậy, đôi khi quy trình, thủ tục, cách thức triển khai còn nhiều khiếm khuyết, chủ yếu phụ thuộc vào tình hình thực tế công việc theo từng kỳ họp mà lãnh đạo hai cơ quan này trao đổi để thống nhất cách thức triển khai công việc. Thực tế này không phát huy được tính chủ động của mỗi cơ quan, mỗi cán bộ tham mưu phục vụ, nhiều khi tốn khá nhiều thời gian để thống nhất triển khai thực hiện. Chính vì vậy, cơ chế phối hợp trong hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn giữa các cơ quan tham mưu, phục vụ hoạt động này cần được phân công, quy định rõ ràng và cụ thể trong Luật để tạo cơ