động chất vấn
Các yếu tố chính trị: Trên thực tế, tất cả nội dung, phương thức hoạt
động của bất kỳ nhà nước nào đều phụ thuộc vào thể chế chính trị của nhà nước đó. Ở Việt Nam, quyền lực nhà nước là tập trung và thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy tập trung và thống nhất, song giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước lại được phân công, phân nhiệm khá rõ ràng. Quyền lực nhà nước được tổ chức triển khai trên cơ sở sự phối hợp và kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đây là đặc thù và là điểm khác biệt của nhà nước ta so với các nhà nước được tổ chức trên cơ sở phân chia quyền lực, ranh giới quyền lực nhà nước được thể hiện rất rõ.
Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với ba chức năng cơ bản là lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước đã được Hiến pháp ghi nhận. Hoạt động giám sát của Quốc hội nước ta, cụ thể là hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn được triển khai trên cơ sở định hướng mục đích là nhằm giúp cho các cơ quan trong bộ máy nhà nước, các cá nhân nắm giữ cương vị quản lý, điều hành (đối tượng chịu sự giám sát) cùng phát triển và ngày một phát huy năng lực. Hoàn toàn không phải việc làm nhằm nhằm "bới lông, tìm vết", chỉ trích, quy kết trách nhiệm lẫn nhau. Tuy vậy, đã nói đến giám sát thì phải sâu sát, có tranh luận, rõ ràng trách nhiệm. Để các đại biểu phát huy tốt yêu cầu này thì cần giải quyết tốt các yếu tố sau đây:
Quốc hội nước ta với một tỷ lệ đa số đại biểu là đảng viên, và thường là người nắm giữ những trọng trách của Đảng, Nhà nước ở Trung ương và ở
địa phương. Thực tế thời gian qua các vị đại biểu là lãnh đạo chủ chốt này rất ít chất vấn do ngại ảnh hưởng đến vị trí công tác và quyền lợi của cơ quan, địa phương mình đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu lực của hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Nếu số đại biểu Quốc hội này thực hiện tốt quyền chất vấn của mình thì thông qua hoạt động này, tiếng nói và quan điểm của Đảng sẽ càng được thể hiện rõ trong sinh hoạt của Quốc hội. Vì vậy, Đảng cần tạo động lực để các đại biểu Quốc hội là đảng viên thực hiện tốt quyền chất vấn theo quy định. Mặt khác, vì đảng viên của Đảng là đại biểu Quốc hội nên Đảng cần tạo điều kiện để các đại biểu này nói lên tiếng nói của dân, chuyển tải những tâm tư nguyện vọng của dân đến với Quốc hội và các cơ quan nhà nước, thay mặt nhân dân đấu tranh vì quyền lợi chính đáng mà không quá bị ràng buộc bởi các yếu tố chính trị.
Quốc hội nước ta với đa phần đại biểu hoạt động kiêm nhiệm nên tình trạng "vừa đá bóng vừa thổi còi" vừa thực thi trách nhiệm lập pháp (giám sát việc thực thi pháp luật) vừa thực thi trách nhiệm hành pháp (tổ chức triển khai thực hiện chính sách pháp luật). Những yếu tố trên đây có sức ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội. Thời gian qua, tuy hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội đã có những thay đổi tích cực song chưa thực sự đi vào thực chất, tính phản biện trong hoạt động này chưa cao, không ít người còn cho rằng, Quốc hội và Chính phủ đều là "người nhà" cả, không nên "cởi áo cho người xem lưng".
Qua thực tế cho thấy, những đại biểu hăng hái thực hiện quyền chất vấn đa phần là những người không giữ những chức vụ chủ chốt, thường là các nhà khoa học, các đại biểu Quốc hội chuyên trách tâm huyết… và dường như chỉ số đại biểu này mới chất vấn và tranh luận với người có trách nhiệm trả lời chất vấn mà không bị chi phối bởi các yếu tố khác. Còn lại đa phần chất vấn vẫn chỉ mới dừng lại ở mức độ hỏi - đáp thông thường, mang tính tham luận là chủ yếu.
Để hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội trong thời gian tới thực sự đi vào thực chất và phát huy hiệu lực, thiết nghĩ Đảng ta cần nghiên cứu đổi mới phương thức lãnh đạo đối với Quốc hội cả trong tổ chức và hoạt động, làm cho mỗi đảng viên là đại biểu Quốc hội có nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về hoạt động của Quốc hội, về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Để làm được việc này, thiết nghĩ Đảng cần có Nghị quyết về đổi mới hoạt động giám sát, trong đó có hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, tăng cường những định hướng, chỉ đạo "cởi mở" hơn để Quốc hội phát huy tối đa tính dân chủ trong sinh hoạt nghị trường.
Các yếu tố pháp lý: Đảng và nhà nước ta đang đang đẩy mạnh công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhà nước và nhân dân đều sống và làm việc trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật. Chính bởi vậy, các cơ quan trong bộ máy nhà nước phải được trang bị đầy đủ cơ sở pháp lý để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo các quy định ấy. Để hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn được triển khai thực hiện bài bản, phát huy tốt hiệu lực, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần quan tâm chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, sớm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động này.
Các yếu tố tổ chức: Bất kỳ một cơ quan, tổ chức nào muốn hoạt động có
hiệu quả thì yếu tố tổ chức đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Đối với Quốc hội, để hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn nói riêng và hiệu quả hoạt động nói chung thực sự phát huy hiệu quả thì điều quan trọng nhất là thiết kế cho mình một bộ máy hợp lý và đủ mạnh. Có ba yếu tố về tổ chức cần được quan tâm:
Một là, cần tăng cường chất lượng đại biểu Quốc hội: Ngoài bảo đảm
cơ cấu đại biểu đại diện cho các thành phần xã hội thì chất lượng đại biểu Quốc hội là điều không thể không chú trọng. Chất lượng hoạt động của đại biểu Quốc hội phụ thuộc vào hai yếu tố, đó là bản lĩnh và trí tuệ. Trí tuệ, bản lĩnh của Quốc hội phụ thuộc rất nhiều vào trí tuệ, bản lĩnh của từng cá nhân đại biểu Quốc hội.
Hai là, cần tăng tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và cơ
chế để đại biểu chuyên trách phát huy trí tuệ, năng lực: Hiện nay, đa phần đại biểu Quốc hội hoạt động kiêm nhiệm, rất thiếu thời gian để thực hiện nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội. Vì vậy, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động chung và hoạt động chất vấn nói riêng. Mặt khác, tuy đại biểu Quốc hội chuyên trách có nhiều thời gian cho việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu hơn các đại biểu kiêm nhiệm rất nhiều, có điều kiện tìm hiểu sâu nhiều vấn đề, song thời gian phát biểu tại kỳ họp và diễn đàn, cơ hội dành riêng để đại biểu chuyên trách đóng góp ý kiến cho Quốc hội cơ bản không khác biệt so với đại biểu kiêm nhiệm.
Ba là, việc tổ chức bộ máy giúp việc phải bảo đảm đủ năng lực tham
mưu, giúp việc cho Quốc hội, các cơ quan Quốc hội triển khai nhiệm vụ. Theo đó, cần tăng cường số lượng cán bộ, chuyên gia giúp việc cho các đại biểu Quốc hội ở các Đoàn đại biểu Quốc hội và các Vụ, đơn vị phục vụ các cơ quan của Quốc hội, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đồng thời, tăng cường năng lực cả về cơ sở pháp lý và các điều kiện bảo đảm để cơ quan nghiên cứu của Quốc hội (Viện Nghiên cứu lập pháp) có đủ khả năng xử lý và cung cấp những thông tin liên quan, hỗ trợ tích cực cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Bốn là, dư luận của cử tri và nhân dân: Luật bầu cử đại biểu Quốc
hội đã quy định "bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân". Nhân dân cầm lá phiếu bầu ra đại biểu của mình để giúp cho mình thể hiện ý chí và tâm tư, nguyện vọng với nhà nước. Trọng trách ấy của đại biểu Quốc hội chắc hẳn mỗi cử tri đều không quên sau mỗi lần họ cầm lá phiếu đi bầu cử. Ở Quốc hội, đại biểu có quyền chất vấn Bộ trưởng và các đối tượng khác theo luật định. Việc làm đó của đại biểu một mặt là thực hiện quyền của mình, song mặt khác đó chính là nghĩa vụ đối với cử tri và nhân dân. Quyền và nghĩa vụ của đại biểu Quốc hội có mối quan hệ rất chặt chẽ, nếu đại biểu không thực hiện quyền cũng đồng nghĩa là không thực hiện nghĩa vụ đối với người đã uỷ
thác quyền cho mình, tức là không hoàn thành nhiệm vụ đại biểu. Các vị nắm trọng trách quản lý, điều hành ở các Bộ, ngành (Bộ trưởng, Trưởng ngành) là người có trách nhiệm trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, đa số họ cũng là đại biểu Quốc hội. Với tư cách là người quản lý, điều hành, nếu họ không làm tốt công tác quản lý, điều hành được giao thì sẽ bị chất vấn và buộc phải giải trình, đưa ra biện pháp khắc phục trước Quốc hội. Với tư cách là người đại biểu thì họ bị cử tri giám sát, gây sức ép dư luận. Cả hai yếu tố trên đều có thể dẫn tới việc xem xét trách nhiệm chính trị đối với các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành đó.
Để dư luận xã hội phát huy tính tích cực đối với sinh hoạt nghị trường, hạn chế những dư luận thái quá, không đúng với thực tế, tác động tiêu cực đến hoạt động nghị trường thì Quốc hội cần quan tâm đến việc định hướng dư luận thông qua việc thực hiện tốt chế độ cung cấp thông tin. Thông tin về mọi vấn đề liên quan đến nội dung chương trình nghị sự phải công khai, minh bạch, rõ ràng, cụ thể, chắc chắn. Những thông tin chưa được Quốc hội kiểm định hoặc chưa rõ ràng, cụ thể, không đúng với thực tế tuyệt đối không được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Dư luận từ cử tri và nhân dân (dư luận xã hội) nếu được phát huy tích cực sẽ đóng vai trò như một động lực, một sức ép có ảnh hưởng không nhỏ đối với hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, là một yếu tố tác động tích cực để hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội ngày một chất lượng hơn.
Chƣơng 2