Nghề thủ công dệt vải, dệt lụa, trớc đây, cũng là nghề phụ của nhiều gia đình nông dân. Những gia đình dệt vải, dệt lụa thờng trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm, rồi kéo lấy sợi, lấy tơ, để dệt vải, dệt lụa, hoặc cung cấp cho các gia đình có khung cửi dệt vải, dệt lụa. Ngành thủ công nghiệp dệt cổ điển Sài Gòn và đồng bằng sông Cửu Long với khung
cửi bằng gỗ và dệt tay. Khung cửi chế toàn bằng gỗ hay bằng tre đợc phổ biến ở Sài Gòn vào những năm 20 của thế kỷ này thờng đợc gọi là khung cửi Quảng Nam.
Việc trồng bông, trồng dâu (để nuôi tằm, lấy tơ) đã phát trển khá sớm, chẳng những ở miền Tây và miền Đông Nam Bộ mà còn ở ngay cả vùng Sài Gòn - Gia Định.
Cuộc đấu xảo tổ chức năm 1866 đã có trng bày bông vải Mỹ Tho và tơ sống Biên Hòa. Theo thời gian, đất Sài Gòn ngày càng tụ hội đông đảo những dòng thợ dệt tài giỏi từ bốn phơng đến. Thợ dệt, gốc Nam Bộ có tài dệt vải, một số biết dệt the, dệt lãnh. Các dòng thợ dệt từ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định vào Sài Gòn bằng nhiều đợt (đợt sớm nhất vào nửa cuối thế kỷ XIX, và đợt muộn nhất là vào đầu những năm 60 của thế kỷ này) đã tiếp sức thêm cho bản lãnh nghề dệt của Sài Gòn, nâng cao trình độ dệt lên bớc phát triển mới. Thợ thủ công Sài Gòn đã dệt đợc lụa, sa, lãnh, trừu cài hoa..., là những món hàng có giá trị xuất khẩu cao.
Bản đồ sản xuất của Sài Gòn xa còn ghi lại nhiều địa điểm dệt hoặc bán vải, lụa nội địa nh chợ Vải, chợ Đũi, xóm Lụa (thuộc vùng quận 1 và quận 3 ngày nay). Mấy chục năm lại đây, ngã t Bảy Hiền (quận Tân Bình) nổi tiếng một vùng công nghệ dệt thủ công đã chuyên môn hóa cao độ.
Ngoài việc dệt, ngời Sài Gòn ở vùng phụ cận còn sáng tạo nhiều chất nhuộm vải, lụa, rút từ cây lá trong nớc, nh lá bàng, lá mặc na (màu đen), cây điều, cây vang (màu đỏ), cây hòe (màu vàng), v.v... Một số hóa chất mua từ nớc ngoài cũng đã đợc dùng. Những nơi nhuộm vải lụa có tiếng, phải kể đến Bảy Hiền, An Nhơn, Chợ Lớn (nhuộm một số lớn vải trắng nhận từ Sin-ga-po) và xa hơn một chút, là các phờng nhuộm ở chợ Cái Bè (Tiền Giang). Vậy là, ngay cả trên lãnh vực nghề thủ công dệt và nhuộm vải, lụa, chúng ta cũng thấy Sài Gòn là nơi đón nhận, tụ hội, nhào nặn tài năng từ bốn phơng, để có một bản lãnh sản xuất vải, lụa các màu, ngày càng điêu luyện hơn. Càng về sau, sự nhạy cảm và cởi mở đối với kỹ thuật mớ của các thế hệ thợ dệt và nhuộm ở Sài Gòn, lại càng đa tới những bớc tiến nhảy vọt phi thờng, nh những năm tháng ngày nay ta đang chứng kiến.