5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.9 Kết luận chương 1
Như vậy, chương 1 đã giới thiệu các vấn đề cơ bản về độ bền mỏi bê tông asphalt; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền mỏi, tổng hợp những kết quả nghiên cứu và ứng dụng độ bền mỏi bê tông asphalt; giới thiệu các phương pháp và mô hình thí nghiệm mỏi bê tông asphalt.
Qua đó có thể thấy rằng việc nghiên cứu độ bền mỏi bê tông asphalt ở VN là cần thiết; đây không chỉ là nghiên cứu phù hợp xu hướng chung của thế giới, mà còn phù hợp với thực tế thiết kế và chất lượng khai thác kết cấu áo đường mềm tại VN
với ngày càng nhiều các biến dạng, hư hỏng xuất hiện trên mặt đường.
Về điều kiện kỹ thuật, hiện nay VN đã có các thiết bị thí nghiệm có thể phục vụ cho nghiên cứu độ bền mỏi bê tông asphalt như: thiết bị kéo gián tiếp (Indirect Tensile Test - ITT), thiết bị uốn dầm 4 điểm (Four Point Bending - 4PB) Hình 1.22.
Hình 1.22 Thiết bị thí nghiệm mỏi - 4PB tại trường Đại học GTVT
Đề tài nghiên cứu này sử dụng mô hình uốn dầm với thiết bị uốn dầm 4 điểm - 4PB của hãng Cooper đang có tại phòng thí nghiệm Vật liệu Xây dựng - Bộ môn Vật liệu xây dựng - Viện Kỹ thuật xây dựng - trường Đại học Giao thông Vận tải (Hình 1.22) để thực hiện các thí nghiệm đánh giá độ bền mỏi bê tông asphalt.
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ĐỘ BỀN MỎI BÊ TÔNG Chương 2.
ASPHALT TRONG MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN CỦA VIỆT NAM
Xuất phát từ những phân tích về đặc tính mỏi của bê tông asphalt cũng như tình hình thiết kế, khai thác lớp bê tông asphalt nói riêng và kết cấu áo đường mềm tại VN nói chung, chúng ta sẽ phân tích lựa chọn các thông số phù hợp cho thí nghiệm mỏi ở điều kiện VN. Nghiên cứu sẽ thực hiện trên mẫu dầm bê tông asphalt, được chế tạo và thi công giống hoàn toàn với thực tế sử dụng loại vật liệu này. Các thí nghiệm đánh giá độ bền mỏi được triển khai cho một vài loại bê tông asphalt phổ biến tại VN bằng thiết bị uốn dầm 4 điểm.