Các quan điểm về phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty TNHH một thành viên than Hồng Thái.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh của công ty TNHH một thành viên than Hồng Thái (Trang 44)

THAN HỒNG THÁI 4.1 Các kết luận và phát hiện thông qua nghiên cứu

4.2.2. Các quan điểm về phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty TNHH một thành viên than Hồng Thái.

doanh của công ty TNHH một thành viên than Hồng Thái.

Để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh được chính xác và hiệu quả cần dựa vào các quan điểm sau:

Quan điểm 1: Nhận thức về phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh là biện pháp cơ bản và chủ động tích cực nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, giảm nhẹ chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh và duy trì sự phát triển bền vững.

Các doanh nghiệp có xu hướng hướng tới những mặt thuận lợi kết hợp các biện pháp khắc phục những khó khăn nhằm đạt được lợi nhuận cao hơn. Rất nhiều doanh nghiệp cho rằng rủi ro xảy ra là do thiếu may mắn hoặc do “ Thiên định” nên họ có xu hướng chấp nhận. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường phải đối mặt với nhiều rủi ro và tổn thất kinh doanh gây ra: buộc công ty phải đổi mới cách nhìn nhận về các sự cố bất lợi một cách đầy đủ và thực tế hơn.

Bất cứ rủi ro và hậu quả của nó đều phát sinh một khoản chi phí như chi phí thực tế bao gồm thiệt hại, mất mát vật chất, chi phí khắc phục rủi ro, chi phí mua bảo hiểm hơn nữa nó còn gây tổn thất về tinh thần, lợi nhuận bị ảnh hưởng…..Do vậy, để phòng ngừa và giảm thiểu được chúng thì công ty cần phải nhận thức được đầy đủ các rủi ro có thể gây ra trong quá trình kinh doanh của công ty. Sau đó, đề ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro.

Quan điểm 2: Hoàn thiện các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh phải được tiến hành đồng thời với các biện pháp phát triển kinh doanh của công ty.

Nhà quản trị chỉ quan tâm và tập trung nguồn lực của doanh nghiệp cho các biện pháp phát triển kinh doanh bao gồm: tìm kiếm các mỏ mới để đưa vào khai thác, tăng doanh thu, giảm chi phí…. Cho nên, nhiều khi họ quên rằng doanh nghiệp đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro mà không tìm cách phòng ngừa và giảm thiểu. Sở dĩ, thiếu sự quan tâm của nhà quản trị về rủi ro vì một số lí do sau đây:

- Không có khả năng nhận biết đầy đủ rủi ro, tổn thất đang “rình rập” họ. - Không có khả năng chống đỡ và đương nhiên chấp nhận rủi ro như một thực tại, tồn tại song song với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Không cần chống đỡ bởi nhiều rủi ro thường xuyên xảy ra để lại hậu quả không lớn, không bằng chi phí phòng ngừa.

Mặt khác, các biện pháp phát triển kinh doanh và biện pháp phòng ngừa giảm thiểu rủi ro có quan hệ tương hỗ, biện chứng qua lại với nhau. Thông qua các biện pháp phát triển kinh doanh, công ty TNHH một thành viên than Hồng Thái tăng cường hoạt động quản trị nhờ đó giảm được rủi ro.Ngược lại, thông qua các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí rủi ro, doanh nghiệp có điều kiện phát triển kinh doanh.

Vì vậy, hoàn thiện các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro phải được tiến hành đồng thời với các biện pháp phát triển kinh doanh.

Quan điểm 3: Tính hiệu quả của hoạt động phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro.

Khi tiến hành phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh cần chú ý tới tính hiệu quả tức là so sánh giữa lợi ích có được từ biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro và chi phí bỏ ra để thực hiện phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro. Hoạt động phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro chỉ thực sự cần thiết khi chi phí bỏ ra để phòng ngừa rủi ro nhỏ hơn những lợi ích thu được từ nó. Vì vậy, cần có

biện pháp mang tính đồng bộ, toàn diện để có thể hỗ trợ lẫn nhau, bổ sung những mặt mạnh, hạn chế những yếu kém giữa các biện pháp khác nhau.

Quan điểm 4: “ Phòng hơn chống”

Với bất cứ rủi ro, tổn thất nào xảy ra trong hoạt động kinh doanh của công ty cũng đều mang tính hai mặt và có tác động kép tới lợi ích của doanh nghiệp. một mặt rủi ro gây ra những thiệt hại về tinh thần, cơ hội kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Một mặt, rủi ro gây ra những thiệt hại về vật chất như chi phí khắc phục tổn thất, chi phí bảo hiểm… và nguyên nhân gây ra rủi ro khác. Do vậy, hậu quả xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhiều khi không thể tính bằng tiền bạc, không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trước mắt mà còn ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài, thậm chí ảnh hưởng đến trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp.

Phòng ngừa rủi ro là sử dụng các biện pháp mang tính kỹ thuật tổ chức nhằm ngăn chặn, hạn chế rủi ro. Giảm thiểu là các biện pháp được sử dụng sau khi rủi ro đã xảy ra nhằm hạn chế những thiệt hại về người và của. Rõ ràng, nếu phòng ngừa được rủi ro, các doanh nghệp sẽ tránh khỏi được những tổn thất trong kinh doanh dù có tham gia bảo hiểm hay không cũng được bồi thường đầy đủ; còn về phía công ty bảo hiểm thì không phải chịu chi phí bồi thường thiệt hại đồng thời xã hội không mất một lượng tài sản đáng kể. Vì vậy, phòng ngừa rủi ro là biện pháp ưu việt, có ý nghĩa cả về kinh tế, xã hội hơn là các biện pháp giảm thiểu rủi ro.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh của công ty TNHH một thành viên than Hồng Thái (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w