Một số kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài trong tương quan so sánh với một số quốc gia trên thế giới (Trang 77)

VIỆT NAM ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI

3.2.1. Bổ sung một số quy phạm xung đột chọn luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nƣớc ngoài

Như trên đã trình bày, một hạn chế của pháp luật Việt Nam điều chỉnh QHHN có yếu tố nước ngoài là sự thiếu vắng các quy phạm xung đột quy định nguyên tắc chọn luật áp dụng, cụ thể là đối với các lĩnh vực: nghi thức kết hôn có yếu tố nước ngoài; quan hệ pháp lý giữa vợ và chồng có yếu tố nước ngoài; hủy việc kết hôn trái pháp luật có yếu tố nước ngoài; giải quyết chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận; giải quyết hậu quả của việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài.

Vì vậy, nên bổ sung trong Luật HN&GĐ các quy định nguyên tắc chọn pháp luật áp dụng để giải quyết các vấn đề trên. Việc xây dựng nên theo hướng tham khảo, rút kinh nghiệm từ nội dung chọn pháp luật áp dụng khi có xung đột pháp luật trong thực tiễn tư pháp quốc tế của nhiều nước trên thế giới. Ví dụ như đối với quan hệ vợ chồng có yếu tố nước ngoài, nên quy định: “Pháp luật của nước nơi cư trú chính của hai vợ chồng được lựa chọn để áp dụng, trong trường hợp hai bên cùng quốc tịch mà khác nơi cư trú thì áp dụng pháp luật của nước mà họ là công dân; Nếu vợ và chồng khác quốc tịch thì xác định theo pháp luật

75

nước nơi có Tòa án có thẩm quyền giải quyết”. Hoặc quy định theo hướng: “Các quan hệ nhân thân và quan hệ về tài sản là động sản giữa vợ và chồng được xác định theo pháp luật nơi thường trú chung của vợ chồng vào thời điểm phát sinh tranh chấp, nếu vào thời điểm phát sinh tranh chấp vợ chồng không có nơi thường trú chung thì áp dụng pháp luật Việt Nam. Các quan hệ về tài sản là bất động sản giữa vợ và chồng được xác định theo pháp luật nơi có bất động sản”.

Đối với nghi thức kết hôn của QHHN có yếu tố nước ngoài, nên quy định theo hướng áp dụng pháp luật nơi tiến hành kết hôn để xác định tính hợp pháp. Theo đó, việc kết hôn được tiến hành ở đâu thì pháp luật của nước đó sẽ điều chỉnh về tính hợp pháp của nghi thức kết hôn. Việc bổ sung quy định này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan hữu quan giải quyết các vấn đề liên quan mà nó còn phù hợp với quy định của các HĐTTTP mà Việt Nam đã ký với các nước, đồng thời thể hiện tinh thần tôn trọng pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế của nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực này.

Đối với vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật có yếu tố nước ngoài, giải quyết hậu quả của việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài nên áp dụng nguyên tắc luật nhân thân (luật quốc tịch là chính) để điều chỉnh. Còn đối với vấn đề giải quyết chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, tùy theo từng trường hợp mà lựa chọn pháp luật, nếu tài sản là động sản thì nên áp dụng pháp luật nơi thường trú chung chính thức của hai vợ chồng hoặc luật nơi có Tòa án có thẩm quyền giải quyết; nếu tài sản là bất động sản thì lựa chọn pháp luật nơi có tài sản để điều chỉnh.

Ngoài ra cần chỉnh sửa quy phạm xung đột về nguyên tắc chọn luật điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài theo hướng ngắn gọn, khái quát hơn; tránh tình trạng liệt kê không hiệu quả, ví dụ: “Pháp luật nước nơi thường trú chung của vợ chồng điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài, trường hợp các bên không có nơi thường trú chung thì áp dụng pháp luật nước đương sự có quốc tịch vào thời điểm xin ly hôn. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi

76

3.2.2. Sửa đổi, bổ sung một số quy định điều chỉnh QHHN có yếu tố nƣớc ngoài để phù hợp với thực tiễn

3.2.2.1.Quy định chi tiết việc xác định các trường hợp kết hôn giả tạo

Để tránh các trường hợp kết hôn giả tạo, cần quy định việc phỏng vấn trực tiếp các bên là điều kiện bắt buộc để làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn, mục đích kết hôn và mức độ hiểu biết nhau của các bên. Quy định rõ việc xác định tình trạng hôn nhân của các bên tham gia kết hôn, nhất là đối với trường hợp kết hôn lần thứ hai trở lên phải có giấy chứng tử của vợ, chồng hoặc bản án, quyết định ly hôn của cơ quan có thẩm quyền. Bổ sung quy định cơ quan đăng ký kết hôn có quyền yêu cầu các bên đến Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để được tư vấn, hỗ trợ nếu thuộc một trong các trường hợp: Hai bên chênh lệch nhau từ 20 tuổi trở lên; Người nước ngoài kết hôn lần thứ ba hoặc đã ly hôn với vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam; Hai bên chưa hiểu biết về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của nhau; không hiểu biết về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình của mỗi nước. Trường hợp có nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời, kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn để mua bán người, kết hôn vì mục đích trục lợi khác hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của hai bên nam, nữ hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn phải xác minh làm rõ.

Ngoài ra, cần bổ sung quy định về hậu quả pháp lý của việc không đáp ứng những yêu cầu này. Ví dụ: nếu qua quá trình phỏng vấn kết hôn, hai bên không giao tiếp được bằng ngôn ngữ chung, không hiểu biết cơ bản về hoàn cảnh của nhau thì cơ quan có thẩm quyền có thể không chấp nhận đăng ký kết hôn…

3.2.2.2. Quy định bắt buộc thủ tục xác định năng lực hành vi dân sự của các bên tham gia kết hôn

Cần bổ sung các quy định về thủ tục của Tòa án trong việc đưa ra một bản án hoặc một quyết định công nhận về năng lực hành vi dân sự của một người. Các quy định này nên được đưa vào dự thảo sửa đổi Bộ luật tố tụng dân sự đang được xây dựng, theo hướng quy định là trình tự thủ tục đơn giản. Ngoài ra, Tòa

77

án có thể tiến hành thủ tục xác định năng lực hành vi dân sự trong việc xem xét điều kiện kết hôn không chỉ theo yêu cầu của người có lợi ích liên quan mà còn theo yêu cầu của các tổ chức và cá nhân khác khi có cơ sở để khẳng định việc kết hôn không nhằm mục đích xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc mà vì mục đích trục lợi khác. Bổ sung nội dung này là hoàn toàn phù hợp với quy định về các trường hợp từ chối đăng ký kết hôn được ghi nhận tại Điều 18 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP.

3.2.2.3. Sửa đổi quy định giải quyết ly hôn liên quan đến việc ủy thác tư pháp do đương sự ở nước ngoài

Về quy trình UTTP, nên quy định rút bớt các khâu không cần thiết để giảm sự tốn kém về thời gian, công sức và tiền bạc. Ví dụ hồ sơ sau khi được Tòa án chuyển đến Bộ Tư pháp thì chuyển thẳng hồ sơ đến các đại sứ quán, lãnh sự Việt Nam mà không nhất thiết phải qua Bộ Ngoại giao bởi các cơ quan trên cũng thuộc Bộ Ngoại giao.

Về quy định giải quyết vụ án khi không nhận được thông báo thực hiện kết quả UTTP, nên rút gọn thời hạn giải quyết vụ án xuống còn 03 hoặc 04 tháng thay thế 06 tháng chờ thông báo kết quả thực hiện UTTP mới giải quyết vụ việc như hiện nay. Hoặc đối với trường hợp có một trong các bên ở nước ngoài đã lâu, nay bên kia xin ly hôn và có căn cứ chứng minh bên ở nước ngoài không thực hiện nghĩa vụ vợ chồng theo quy định, không có tin tức cho vợ hoặc chồng, ngoài ra các bên không có tranh chấp về con chung hoặc tài sản thì Tòa án xét xử vắng mặt bị đơn và căn cứ tình trạng hôn nhân để cho ly hôn.

3.2.3. Sửa đổi quy định về thủ tục tố tụng đối với các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài

3.2.3.1. Quy định riêng biệt thủ tục tố tụng đối với các vụ việc HN&GĐ, đặc biệt là các vụ việc HN&GĐ có yếu tố nước ngoài.

Giải quyết các vụ việc liên quan tới QHHN, trong đó có QHHN có yếu tố nước ngoài là vấn đề tế nhị và nhạy cảm bởi nó liên quan tới quan hệ tình cảm của vợ, chồng, con cái. Thực tế cho thấy nhiều nước trên thế giới đã có các quy định

78

riêng về thủ tục tố tụng đối với các vụ việc về hôn nhân và gia đình (Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan). Ở Việt Nam hiện nay thủ tục tố tụng trong xét xử các vụ việc dân sự được áp dụng chung cho việc xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình. Điều này là khó khăn không nhỏ đối với Tòa án trong quá trình giải quyết các vụ việc về hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Vì vậy, cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên nghiên cứu xây dựng quy định về thủ tục tố tụng cho QHHN có yếu tố nước ngoài theo hướng rút gọn, đơn giản và riêng biệt trong Bộ luật tố tụng dân sự.

Trên thực tế, từ năm 2006 đến nay, trung bình hàng năm hệ thống TAND các cấp giải quyết 97.469 vụ, việc hôn nhân và gia đình [59] . Phần lớn các vụ việc trên đây do TAND cấp huyện xét xử sơ thẩm, việc xét xử phúc thẩm các bản án này do TAND cấp tỉnh thực hiện, việc giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án này do Tòa chuyên trách của Tòa án tối cao thực hiện. Với thực tế trên đây, do thiếu tính chuyên sâu nên việc xét xử các vụ việc về hôn nhân và gia đình sẽ tạo ra gánh nặng cho TAND cấp tỉnh và Tòa án nhân dân tối cao. Hậu quả của nó là góp phần tạo ra sự trì trệ và kém hiệu quả trong

công tác xét xử.

3.2.3.2. Sửa đổi quy định về công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam.

Nên sửa đổi Điều 345 Bộ luật tố tụng dân sự để mở rộng phạm vi công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam, ví dụ theo hướng như sau:

- Bỏ cụm từ “cũng có thể được xem xét” trong khoản 3 quy định về áp dụng nguyên tắc “có đi có lại” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sửa đổi thành: “Tòa án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài trong các trường hợp sau đây: (…)

79

Các bản án, quyết định dân sự của Tòa án của nước mà Việt Nam chưa ký kết hoặc cùng gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề này, nhưng nước đó đã từng công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án Việt Nam”.

Như vậy, việc công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam trong mọi trường hợp sẽ căn cứ vào hai yếu tố chính: Thứ nhất, Việt Nam cùng quốc gia đó cùng gia nhập hoặc ký kết điều ước quốc tế về vấn đề này; Thứ hai, Việt Nam và quốc gia đó áp dụng nguyên tắc “có đi có lại” với nhau. Trong đó nguyên tắc “có đi có lại” nên được quy định linh hoạt và mở rộng hơn theo hướng: nếu một trong các bên đã từng công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước kia, thì quốc gia còn lại phải áp dụng nguyên tắc “có đi có lại” mà không phân biệt lĩnh vực pháp luật đã được công nhận có trùng hợp hay không.

3.2.4. Xây dựng một số quy định phù hợp với thực tế của đời sống quốc tế trong lĩnh vực hôn nhân

3.2.4.1. Ly thân

Pháp luật nên bổ sung quy định về ly thân theo hướng: Ly thân là quyền của vợ chồng trong lựa chọn phương thức giải quyết mâu thuẫn trong hôn nhân. Căn cứ ly thân do vợ chồng thuận tình hoặc một trong hai bên có lỗi... Ly thân và ly thân kéo dài có thể được xác định là căn cứ cho ly hôn. Đối với quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng: ly thân không làm chấm dứt hôn nhân nhưng làm chấm dứt nghĩa vụ chung sống giữa vợ chồng; Mặc dù ly thân nhưng nghĩa vụ trợ giúp và tôn trọng lẫn nhau giữa các bên vẫn tồn tại.

Đối với quan hệ tài sản giữa vợ và chồng: việc ly thân làm chấm dứt quan hệ tài sản chung kể từ khi ly thân, chế độ tài sản được áp dụng là chế độ tài sản riêng (trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác). Nếu ly thân do thuận tình, vợ chồng có thể thỏa thuận về phương thức tách tài sản hoặc thanh lý tài sản chung trong văn bản thỏa thuận ly thân.

Thủ tục ly thân được thực hiện theo thủ tục tố tụng tại Tòa án, việc ly thân chỉ có hiệu lực khi có bản án hoặc quyết định của Tòa án. Để thống nhất với

80

pháp luật về quản lý hộ tịch, Tòa án phải gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để thực hiện việc quản lý.

3.2.4.2. Kết hôn giữa những người cùng giới tính

Trong bối cảnh pháp luật Việt Nam chưa thừa nhận hôn nhân đồng giới như hiện nay thì giải pháp bổ sung quy định về giải quyết hậu quả của việc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng giới tính giống như giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn là giải pháp cân bằng giữa viê ̣c bảo vệ quyền lợi cho người đồng tính với sự phù hợp về quan điểm nhận thức của xã hội trong thời điểm hiện tại. Ví dụ như nếu chia tay nhau thì cũng phát sinh các vấn đề như nam nữ chung sống như vợ chồng về việc giải quyết tài sản chung trong quá trình chung sống. Trong trường hợp nhận con nuôi thì hai bên cùng có trách nhiệm yêu thương, nuôi dưỡng. Bên cạnh đó, Dự thảo Luật Hộ tịch (đang được Bộ Tư pháp soạn thảo) nên đồng thời bổ sung quy định về đăng ký sống chung cho các cặp đôi đồng tính. Việc đăng ký này sẽ được ghi vào một sổ riêng với mẫu Đăng ký khác so với mẫu của cặp đôi nam nữ (ví dụ: thay thuật ngữ vợ/chồng bằng thuật ngữ: bên thứ nhất, bên thứ hai...).

Hoặc đối với quy định về nhờ mang thai hộ, pháp luật nên cân nhắc mở rộng quyền của các cặp hôn nhân đồng giới theo hướng ngườ i đồng tính có quyền nhờ người khác mang thai hô ̣ bằng cách lấy tinh trùng của mình kết hợp với noãn (trong ngân hàng hoặc người hiến tặng vô danh) để nhờ người phụ nữ khác mang thai hộ. Theo đó, họ có thể có con một cách chính thức mà không phải đi nhờ người khác đẻ thuê trái phép như hiện nay… Các quy định này sẽ là bước đê ̣m trong tiến trình công nhận hôn nhân cùng giới và thực tiễn đã được mô ̣t số quốc gia áp dụng để có cơ sở xem xét, đề xuất công nhận hôn nhân đồng giới. Trong thời gian tới, các cơ quan lập pháp của Việt Nam cần xem xét để bổ sung nhằm tạo ra sự công bằng cũng như thay đổi nhận thức về hôn nhân đồng giới tại Viê ̣t Nam.

3.2.5. Bảo đảm hiệu quả việc thực hiện và tăng cƣờng ký kết các điều

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài trong tương quan so sánh với một số quốc gia trên thế giới (Trang 77)