Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài trong tương quan so sánh với một số quốc gia trên thế giới (Trang 55)

Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng phát sinh từ hôn nhân có yếu tố nước ngoài là vấn đề được pháp luật của các nước quan tâm. Bởi vì quan hệ tài sản là

53

cơ sở, là nền tảng cho các quan hệ khác. Tuy nhiên, quy định này có sự khác nhau giữa các quốc gia.

Theo quy định pháp luật của Mỹ, Pháp, Australia và hầu hết các quốc gia Châu Âu thì chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận (thông qua bản hôn ước, thỏa thuận hay hợp đồng tiền hôn nhân) đã được biết đến và sử dụng từ rất lâu. Thỏa thuận là một bản hợp đồng dân sự được các chủ thể trong QHHN xác lập nhằm xác định quyền và nghĩa vụ của họ đối với nhau trong cuộc sống hôn nhân. Nội dung chính của thỏa thuận là ghi nhận chế độ tài sản chung và tài sản riêng của các bên và lựa chọn về pháp luật áp dụng cho quan hệ tài sản. Đối với một số quốc gia Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philipines, Singapore, Thái Lan, Đài Loan... bên cạnh chế độ tài sản theo luật định, pháp luật hôn nhân và gia đình cũng qui định chặt chẽ đối với chế độ tài sản theo thỏa thuận. Theo đó, thỏa thuận của vợ chồng về chế độ tài sản được khuyến khích và chế độ tài sản theo luật định chỉ áp dụng khi vợ chồng không có thỏa thuận (Luật hôn nhân Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, BLDS Nhật Bản, BLDS và thương mại Thái Lan, Luật Gia đình của Philipines, BLDS Campuchia...)

Theo quy định của pháp luật các nước về hình thức, thủ tục và thời điểm có hiệu lực, thỏa thuận được ký kết trước thời điểm đăng ký kết hôn hoặc bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hôn nhân; được lập dưới dạng văn bản và phải được công chứng. Thỏa thuận phân chia tài sản có thể được sửa đổi hay hủy bỏ tại bất kỳ thời điểm nào thông qua một thỏa thuận khác giữa vợ chồng. Việc sửa đổi hay hủy bỏ thỏa thuận phân chia tài sản phải có hình thức giống như thỏa thuận trước đó. Thỏa thuận được ký trước thời điểm đăng ký kết hôn sẽ có hiệu lực kể từ hoàn thành nghi thức kết hôn và sẽ chấm dứt hiệu lực từ thời điểm chấm dứt hôn nhân, trừ trường hợp có nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng đó phải thực hiện ngay cả sau khi hôn nhân kết thúc.

Theo Luật HN& GĐ năm 2000, quan hệ tài sản của vợ chồng được quy định tại các điều từ 27 đến 33 là chế độ tài sản theo luật định. Sự quy định áp dụng duy nhất một chế độ đối với tài sản của vợ chồng dẫn đến một số bất cập,

54

hạn chế như “quy định chưa rõ ràng về chế độ sở hữu tài sản của vợ chồng, thiếu cơ chế công khai minh bạch về tài sản chung, tài sản riêng. Sự không minh bạch này gây hậu quả là sự không an toàn cho các giao dịch dân sự liên quan đến người thứ ba”. Khắc phục tồn tại trên, Luật HN&GĐ 2014 quy định “Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận” (Điều 28) và “Trong trường hợp có yêu cầu giải quyết việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận (…), cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam áp dụng các quy định của Luật này và các Luật khác có liên quan của Việt Nam để giải quyết” (Điều 130). Như vậy, ngoài chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định, Luật còn quy định về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận và chế độ tài sản này cũng được áp dụng đối với QHHN có yếu tố nước ngoài. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản bao gồm: tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng; quyền và nghĩa vụ của các bên đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình; điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản; nội dung khác có liên quan. Thỏa thuận này vẫn có thể được thay đổi sau khi kết hôn…

Có thể nói, quy định về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận là một trong những điểm mới nổi bật của Luật HN&GĐ 2014, đã góp phần làm giảm đáng kể sự phức tạp trong tiến trình giải quyết tranh chấp và phân định tài sản sau ly hôn của các cặp vợ chồng trong tình hình hiện nay, đồng thời thể hiện sự “tiệm cận” của pháp luật Việt Nam với pháp luật các nước trên thế giới.

2.3. QUY ĐỊNH VỀ CHẤM DỨT QUAN HỆ VỢ CHỒNG

Nếu pháp luật quy định cơ sở pháp lý cho sự tồn tại của quan hệ vợ chồng, thì pháp luật cũng quy định xác lập sự chấm dứt của QHHN. Có nhiều sự kiện làm chấm dứt QHHN như: Sự kiện ly hôn; Sự kiện chết của một bên vợ, chồng hoặc tuyên bố của cơ quan có thẩm quyền về sự kiện chết của một bên vợ, chồng.

55

2.3.1. Chấm dứt quan hệ vợ chồng trong trƣờng hợp một bên chết hoặc bị tuyên bố là chết

Một quan hệ pháp luật chỉ tồn tại khi chủ thể của quan hệ pháp luật đó tồn tại. Về mặt lý luận, sự kiện chết của một trong các bên chủ thể dẫn tới việc đình chỉ tiến hành quan hệ pháp luật cho đến khi có chủ thể mới kế thừa quyền và nghĩa vụ của chủ thể trước đó. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, QHHN là quan hệ pháp luật đặc biệt, được xây dựng và tồn tại bởi yếu tố tình cảm. Những quyền lợi được chung sống, cùng thực hiện công việc trong gia đình, được yêu thương, chung thủy, tôn trọng, chăm sóc và giúp đỡ nhau là những quyền mang tính chất nhân thân, không thể chuyển dịch hay được kế thừa bởi cá nhân khác. Điều này đồng nghĩa với việc nếu vợ, chồng chết thì hôn nhân đương nhiên bị chấm dứt hoàn toàn mà không cần sự tuyên bố của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Hôn nhân cũng bị chấm dứt khi cơ quan có thẩm quyền tuyên bố một bên vợ hoặc chồng đã chết. Trên thực tế có nhiều trường hợp, mặc dù không có chứng cứ về sự kiện chết của một người song đồng thời cũng không có cơ sở pháp lý chứng minh sự tồn tại của người đó trong xã hội. Do đó, để giải quyết các quan hệ và để bảo vệ quyền lợi cho những người khác có liên quan, cơ quan có thẩm quyền của nhà nước tuyên bố sự kiện chết của người đó. Việc cơ quan có thẩm quyền của nhà nước công bố sự kiện chết của một bên vợ hoặc chồng là cơ sở pháp lý chấm dứt một QHHN. Hậu quả của hành vi pháp lý cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên bố một người chết cũng giống trường hợp thực tế một trong các bên vợ - chồng chết, đó là QHHN chấm dứt. Tuy nhiên, điểm khác nhau cơ bản trong hai trường hợp này là QHHN chấm dứt hoàn toàn trong trường hợp một bên chết, còn trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền tuyên bố một trong các bên chết thì QHHN có thể được phục hồi trong một số trường hợp. (Ví dụ người bị tuyên bố là đã chết trở về). Khi đó, QHHN mặc nhiên vẫn tồn tại mà không phải đăng ký kết hôn, trừ trường hợp bên kia đã kết hôn với người khác.

56

Xét về mặt xã hội, ly hôn chính là giải pháp giải quyết sự khủng hoảng của mối quan hệ vợ chồng. Trong hệ thống quy định xây dựng và bảo vệ hôn nhân tiến bộ, tự nguyện, pháp luật ngăn cấm việc nam nữ kết hôn không xuất phát từ tình cảm, do đó cũng không bắt buộc vợ chồng phải chung sống với nhau khi tình yêu không tồn tại. Xét về góc độ pháp lý, ly hôn là một chế định quan trọng, một vấn đề phức tạp của quan hệ pháp luật hôn nhân có yếu tố nước ngoài nên được các quốc gia quy định cụ thể, chặt chẽ, thể hiện nhiều quan điểm khác nhau. Một số quốc gia cấm ly hôn như: Andora, Malta, Praguay; một số quốc gia yêu cầu việc ly hôn phải tuân theo những điều kiện khắt khe nhất định như: Argentina, Italia, Anh…[42, tr. 268] Điều này dẫn đến hệ quả tất yếu là xung đột về pháp luật điều chỉnh ly hôn có yếu tố nước ngoài, do đó cần xác định nguyên tắc chọn luật để áp dụng.

Căn cứ pháp luật các nước, thông thường các nguyên tắc chọn luật được áp dụng là nguyên tắc luật quốc tịch của đương sự (Điều 17 BLDS Đức, Điều 17 Luật Tư pháp quốc tế Ba Lan, Điều 95 Bộ luật Hôn nhân gia đình Bulgaria); nguyên tắc luật nơi cư trú chung của hai vợ chồng (Pháp), luật của nước nơi có Tòa án có thẩm quyền giải quyết (Anh, Mỹ, Singapore…). Trong các điều ước quốc tế quan trọng như Công ước La Haye năm 1902, Công ước Bustamante năm 1928 và các HĐTTTP đã được các quốc gia ký kết, vấn đề ly hôn sẽ được giải quyết theo pháp luật mà vợ chồng mang quốc tịch vào thời điểm ly hôn, nếu khác quốc tịch thì pháp luật nước mà họ là công dân

đều được áp dụng giải quyết. [42, tr. 268 – 270].

Tại Việt Nam, pháp luật đã xây dựng quy phạm pháp luật xác định luật áp dụng và thẩm quyền giải quyết quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài. Theo Điều 104 Luật HN&GĐ năm 2000 và Điều 127 Luật HN&GĐ năm 2014, vấn đề lựa chọn pháp luật điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài được giải quyết theo các trường hợp sau:

- Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật HN&GĐ Việt Nam. Như vậy, Luật

57

HN&GĐ Việt Nam được áp dụng để giải quyết ly hôn, chia tài sản khi ly hôn, cũng như quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với con cái.

- Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam. Pháp luật Việt Nam cũng được áp dụng trong trường hợp giải quyết ly hôn giữa các công dân Việt Nam với nhau mà một bên cư trú ở nước chưa ký HĐTTTP về các vấn đề hôn nhân và gia đình với nước ta.

- Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

- Đối với vấn đề ly hôn của công dân Việt Nam ở nước ngoài được giải quyết ở nước ngoài và theo pháp luật nước ngoài cũng được công nhận tại Việt Nam. Việc công nhận bản án, quyết định ly hôn của Tòa án hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam. Những vấn đề này được xác định theo các điều từ Điều 342 đến 363 BLTTDS Việt Nam.

Như vậy có thể thấy, nguyên tắc luật nơi cư trú chung của đương sự là nguyên tắc chủ yếu để Tòa án Việt Nam áp dụng lựa chọn pháp luật giải quyết quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài. Ngoài ra nguyên tắc luật nơi có tài sản cũng được kết hợp áp dụng để giải quyết vấn đề tài sản liên quan đến hôn nhân.

Trong quá trình ký kết HĐTTTP, Việt Nam đã thỏa thuận thống nhất với các quốc gia, xung đột pháp luật về ly hôn được giải quyết theo pháp luật mà các bên mang quốc tịch vào thời điểm xin ly hôn. Nếu vợ chồng khác quốc tịch thì pháp luật nước nơi các bên đang cùng thường trú hoặc thường trú cuối cùng được áp dụng [16, Điều 26], [11, Điều 26]; hoặc pháp luật của nước nơi cơ quan tư pháp có thẩm quyền nhận đơn xin ly hôn [18, Điều 26], [15, Điều 26].

2.3.2.1. Về căn cứ ly hôn:

Nghiên cứu pháp luật của một số quốc gia, có thể thấy căn cứ kiện đòi ly hôn được quy định rất cụ thể và yếu tố lỗi được xem là một trong những căn cứ

58 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chủ yếu để phát sinh quan hệ ly hôn. Theo Điều 770 BLDS Nhật Bản, có thể kiện đòi ly hôn nếu một bên bị bên kia bị ngược đãi, hành hạ thậm tệ hoặc một trong hai bên không chung thủy. Điều 1516 BLDS và thương mại Thái Lan quy định mười căn cứ kiện đòi ly hôn, trong đó các yếu tố lỗi chủ yếu là một trong các bên ngoại tình; có hành vi đạo đức xấu, khiến người kia bị làm nhục nghiêm trọng, bị lăng mạ hoặc bị thù hằn nếu tiếp tục chung sống; một bên gây thiệt hại hoặc hành hạ nghiêm trọng thể xác hoặc tinh thần của người kia; một bên phá vỡ cam kết của mình về giữ đạo đức tốt… Điều 978 BLDS Campuchia, bên cạnh căn cứ chung là “khi QHHN đổ vỡ, không có khả năng hàn gắn” còn quy định căn cứ ly hôn do một bên có hành vi không chung thủy hoặc ràng bỏ vợ - chồng mà không có lý do chính đáng. Như vậy, có thể thấy pháp luật các quốc gia quy định khá chi tiết về căn cứ

cho ly hôn, trong đó yếu tố lỗi là một căn cứ định lượng để các cơ quan có thẩm quyền áp dụng để giải quyết việc kiện đòi ly hôn.

Khác với pháp luật một số nước, pháp luật Việt Nam quy định về căn cứ ly hôn dựa trên thực trạng của QHHN, không dựa trên yếu tố lỗi của vợ chồng trong việc làm phát sinh mâu thuẫn dẫn tới ly hôn. Điều 89 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: “Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì quyết định cho ly hôn”. Tương tự, Luật HN&GĐ năm 2014 không có điều khoản riêng quy định về căn cứ cho ly hôn nhưng khoản 1 Điều 56 quy định: “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”. Việc xác định căn cứ ly hôn vì thế còn mang tính định tính, trừu tượng, khó xác định và cũng không bao quát được hết các trường hợp vợ chồng có yêu cầu chính đáng về ly hôn. Mặc dù căn cứ ly hôn đã được cụ thể hóa tại Nghị quyết số 02 ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, nhưng đây chính là những trường hợp có yếu tố lỗi của một trong các

59

bên. Do đó khi quy định về căn cứ cho ly hôn, nên chăng bên cạnh những quy định về thực trạng của đời sống hôn nhân, Luật HN&GĐ nên quy định yếu tố lỗi của một trong các bên để dễ áp dụng trong quá trình áp dụng pháp luật.

2.3.2.2. Về chủ thể yêu cầu ly hôn:

Điều 73 Bộ luật TTDS quy định đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp một bên vợ hoặc chồng do mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác dẫn tới mất khả năng nhận thức và bị bên kia hành hạ, ngược đãi, xâm phạm nghiệm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp. Để bảo vệ quyền của bên bị ngược đãi, cha, mẹ hoặc những người thân khác của họ có nguyện vọng thay mặt con yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn nhưng Luật HN&GĐ năm 2000 chưa có

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài trong tương quan so sánh với một số quốc gia trên thế giới (Trang 55)