II. Cách vẽ tranh
VẼ THEO MẪU HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU
( Tiết 1- Vẽ hình )
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu về hình dáng và đậm nhạt của hình trụ và hình cầu 2. Kỹ năng : HS vẽ được hình gần với mẫu, những hình cơ bản, ứng dụng để vẽ những đồ vật thường gặp trong cuộc sống
3. Thái độ: Yêu quý mẫu qua bố cục, đường nét B. Phương pháp
-Quan sát, vấn đáp, trực quan
-Luyện tập, thực hành, liên hệ thực tiễn cuộc sống
C.Chuẩn bị:
1.GV: Mẫu hình trụ và hình cầu ( 2 bộ mẫu )
- Tranh tham khảo, các bước bài vẽ theo mẫu hình trụ và hình cầu - Bài vẽ của HS năm trước
2 HS : Giấy, chì màu tẩy, Phác thảo nét
D.Tiến hành
I.ổn định tổ chức (2'): Hát 1 bài II.Kiểm tra bài cũ
III.Bài mới (37')
1.Đặt vấn đề :
Vật mẫu tự nhiên vốn thật sinh động và hấp dẫn.Hình ảnh đó nếu được đưa vào tranh sẽ càng đẹp hơn. Hình trụ và hình cầu là một ví dụ cơ bản. (GV đưa hình trụ và hình cầu lên cho Hs xem ). Để hiểu được vẻ đẹp của hình trụ và hình cầu chúng ta đi vào bài mới.
2. Triển khai bài
Hoạt động 1:Quan sát- nhận xét - GV cho HS xem tranh về các cách đặt bố
cục
? Hãy phân tích các cách đặt bố cục của mẫu ? Trong các cách đặt mẫu , cách nào hợp lí và cân đối hơn cả
( GV yêu cầu HS lên đặt mẫu theo hình 6)
1. Bố cục
-Hình 1: Bố cục lệch lên phía trên , không cân đối
-Hình 2: Bố cục lệch xuống phía dưới và chếch qua phía phải
-Hình 3: Hình cầu đặt ngang với hình trụ -Hình 4: Hình cầu đặt phía sau hình trụ -Hình 5: Hình cầu đặt chồng lên trên hình trụ
-Hình 6: hình cầu đặt phía trước hình trụ, bố cục cân đối hợp lí
? Khung hình chung của mẫu là khung hình gì
? Khung hình riêng của mẫu là khung hình gì
? Hình khối nào dùng để làm đơn vị đo các tỷ lệ của vật mẫu
? Em có nhận xét gì về vị trí của các vật mẫu
? ánh sáng chính chiếu lên mẫu từ hướng nào
2.Khung hình chung
-Khung hình chung của mẫu là khung hình chữ nhật đứng
- Khung hình khối cầu hình vuông, khung hình khối trụ là hình chữ nhật đứng
- Hình cầu dùng làm đơn vị đo tỷ lệ các vật mẫu vì chiều ngang và chiều cao của chúng ít thay đổi và hầu như không thay đổi.
3.Vị trí
- Hình cầu nằm trước, hình trụ nằm sau, nên khi vẽ phải chú ý không được vẽ 2 vật ngang bằng nhau
-Hướng từ phải sang trái Hoạt động 2: Cách vẽ hình ? Muốn vẽ được hình trụ và hình cầu trước
hết ta phải làm gì
* Gv kết luận sau đó treo các bước vẽ theo mẫu cho HS xem
? Hãy phân tích các bước bài vẽ hình trụ và hình cầu
( đo đạc xác định tỷ lệ chiều ngang và chiều cao của khung hình)
B1: Dựng khung hình chung và khung hình riêng của các vật mẫu
B2: Dùng que đo để đo tỷ lệ các bộ phận riêng của từng vật mẫu
* Gv kết luận lại và cất đd yêu cầu các HS trả lời lại
* Gv cho HS xem một số bài mẫu của HS năm trước
B3: Vẽ hình bằng nét kỹ hà (nét thẳng)
B4: Vẽ chi tiết hoàn thiện bài
Hoạt động 3 : Thực hành GV ra bài tập, yêu cầu học sinh vẽ bài
-GV bao quát lớp, hưóng dẫn chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa được
-Khuyến khích động viên các em
- Yêu cầu các em vẽ phải nhìn mẫu thật kĩ làm đúng theo HD
- Vẽ theo mẫu hình trụ và hình cầu - Chất liệu : chì đen
IV.Củng cố - Đánh giá (4'):
? -GV thu từ 4- 5 bài yêu cầu HS nhận xét về,
?-Bố cục của bài vẽ ( cân đối và hợp lí hay chưa, hình cầu hình trụ đúng tỷ lệ chưa) ? Nét vẽ của bài như thế nào
? So sánh với mẫu thật
-(GV kết luận bổ sung ) , tuyên dương những bài vẽ tốt, động viên khuyến khích những em vẽ chưa tốt.
V.Dặn dò (2'):
- Vễ nhà không được sửa mẫu, chuẩn bị bài 16- vẽ đậm nhạt ( đặt 1 bộ mẫu khác và tìm hiểu độ đậm nhạt của chúng). Giấy, chì, màu, tẩy
Ngày soạn :
Tiết 16 : vẽ theo mẫu Ngày dạy:
VẼ THEO MẪU HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU
( Tiết 2- Vẽ đậm nhạt )
D.Tiến hành
I.ổn định tổ chức (2'): kiểm tra sĩ số và số lượng bài vẽ
II.Kiểm tra bài cũ ? Nhận xét một số bài hình về bố cục và hình vẽ III.Bài mới (37')
1.Đặt vấn đề :
-Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu hình dáng của hình trụ và hình cầu. Để hiểu sâu hơn về chi tiết, hôm nay cô cùng các em nghiên cứu độ đậm nhạt của mẫu.
2. Triển khai bài
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1:Quan sát- nhận xét độ đậm nhạt của mẫu
GV yêu cầu HS đặt mẫu như T1( GV điều chỉnh mẫu và hướng ánh sáng)
? Khối trụ và khối cầu, khối nào đậm hơn ? Độ đậm nhạt chuyển trên khối trụ và khối cầu như thế nào
? Nhận xét về bóng đổ của khối cầu lên hình trụ và bóng đổ của 2 vật mẫu lên nền như thế nào
? Chỗ sáng nhất của mẫu là ở đâu
? Chỗ đậm nhất trên vật mẫu là chỗ nào
- Khối trụ đậm hơn khối cầu
- Độ đậm nhạt trên khối trụ và khối cầu chuyển nhẹ nhàng
- Bóng đổ trên khối cầu lên khối trụ và khối trụ đổ lên nền đậm hơn khối trụ - Chỗ sáng nhất của mẫu là chỗ tiếp sáng trên khối cầu
- chỗ đậm nhất của mẫu là ở trên khối trụ Hoạt động 2: Cách vẽ đậm nhạt
? Trước khi vẽ đậm nhạt ta phải làm gì ? Nêu các bước của bài vẽ theo mẫu đậm nhạt
B1: Phân mảng đậm nhạt theo ánh sáng và cáu trúc
? Nên vẽ bên đậm trước hay bên nhạt trước
? Vì sao( Gv minh hoạ các cách vẽ bóng )
? Vẽ đậm nhạt bằng các nét như thế nào
B2: Vẽ đậm nhạt theo mảng
B3: Vẽ chi tiết hoàn thiện bài
Hoạt động 3 : Thực hành GV ra bài tập, yêu cầu học sinh vẽ bài
-GV bao quát lớp, hưóng dẫn chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa được
-Khuyến khích động viên các em
- Yêu cầu các em vẽ phải nhìn mẫu thật kĩ làm đúng theo HD
- Vẽ theo mẫu hình trụ và hình cầu - Chất liệu : chì đen
IV.Củng cố - Đánh giá (4'):
? -GV thu từ 4- 5 bài yêu cầu HS nhận xét về:?-Độ đậm nhạt của từng mẫu vật so với nhau? Độ đậm nhạt của bài vẽ so với mẫu
-(GV kết luận bổ sung ) , tuyên dương những bài vẽ tốt, động viên khuyến khích những em vẽ chưa tốt.
V.Dặn dò (2'):
- Vễ nhà tự đặt bộ mẫu khác để vẽ ( đặt 1 bộ mẫu khác và tìm hiểu độ đậm nhạt của chúng)
- Giấy, chì, màu, tẩy * RÚT KINH NGHIỆM: ……… ……… ………
Ngày soạn :
Tiết17: Kiểm tra học kì I Ngày dạy:
Đề tài tự do A. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu về đề tài tự do , sự phong phú của tranh đề tài nói chung và đề tài tự do nói riêng
2. Kỹ năng : HS tìm bố cục tranh theo đề tài , vẽ được tranh đề tài tự do 3. Thái độ: HS thể hiện được tình cảm yêu mến quê hương, hứng thú với cuộc sống
b.Chuẩn bị:
1.GV: - Đề bài
- Một số bài mẫu về đề tài tự do
2 HS : Giấy, chì màu tẩy, Phác thảo nét
D.Tiến hành
I.ổn định tổ chức (1'): Kiểm tra sĩ số II. Nội dung kiểm tra (42')
-Ra đề: Vẽ tranh đề tài tự chọn Kích thước : 18 x25 cm
Màu : Tuỳ chọn
III. Thu bài và dặn dò (2')
- chuẩn bị bài 18-Vẽ trang trí hình vuông
- Sưu tầm tranh về hình vuông cơ bản và hình vuông ứng dụng
Đáp án - Biểu điểm Nội dung rõ ràng : 3 điểm Bố cục chuẩn : 3 điểm Hình vẽ chắc khoẻ : 2 điểm Màu sắc tươi sáng : 2 điểm
Ngày soạn :
Tiết 17 : vẽ trang trí Ngày dạy:
Trang trí Hình vuông A. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp học sinh biết cách trang trí hình vuông cơ bản và hình vuông ứng dụng, biét sử dụng các hoạ tiết dân tộc vào trong trang trí hình vuông
2. Kỹ năng : Trang trí được một hình vuông cơ bản và hình vuông ứng dụng
3. Thái độ: HS hiểu ứng dụng của Mỹ thuật trong đời sống hằng ngày, yêu quý những vật thân quen trong cuộc sống.
B. Phương pháp
-Quan sát, vấn đáp, trực quan
-Luyện tập, thực hành, liên hệ thực tiễn cuộc sống.
C.Chuẩn bị:
1.GV: Phóng to các cách sắp xếp bố cục trong trang trí hình vuông - Bài vẽ của HS năm trước
- Vật mẫu hình vuông : khăn tay, gạch hoa ... các bước bài vẽ trang trí hình vuông cơ bản và ứng dụng
2 HS : Giấy, chì , tẩy
-Sưu tầm tranh ảnh về những mẫu vật có dạng hình vuông
D.Tiến hành
I.ổn định tổ chức (2') : Hát 1 bài II.Kiểm tra bài cũ
III.Bài mới (37')
1.Đặt vấn đề :
Những vật dụng trong gia đình sẽ đẹp hơn nếu chúng ta biết cách trang trí làm đẹp cho nó . Hình vuông được trang trí là một ví dụ cơ bản. Hiểu biết cách trang trí hình vuông chúng ta sẽ biết được những ứng dụng của TT hình vuông trong cuộc sống .
2. Triển khai bài
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
Gv cho HS xem một số hình vuông cơ bản và hình vuông ứng dụng
? Mục đích của trang trí ứng dụng
? Những hoạ tiết nào thường được sử dụng trong trang trí hình vuông
? Nhận xét về cách sắp xếp các hoạ tiết trong trang trí hình vuông cơ bản