Chính sách tín dụng thương mại tối ưu

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI CỦA DOANH NGHIỆP (Trang 31 - 32)

II. PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI.

3.3Chính sách tín dụng thương mại tối ưu

2. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của chính sách tín dụng thương mạ

3.3Chính sách tín dụng thương mại tối ưu

Chính sách tín dụng thương mại tối ưu hay mức tín dụng tối ưu được xác định bởi điểm mà tại đó dòng tiền tăng thêm từ việc tăng lượng bán hàng vừa đúng bằng chi phí của việc tăng đầu tư vào các khoản phải thu.

Sự đánh đổi lợi ích và chi phí giữa việc chấp nhận và không chấp nhận tín dụng thương mại đã rõ ràng. Tuy nhiên, để xác định một giá trị chính xác thì không phải dễ. Vì vậy ta chỉ có thể mô tả được chính sách tín dụng thương mại tối ưu.

Chi phí liên quan đến việc chấp nhận cấp tín dụng thương mại gồm ba bộ phận:

Doanh lợi yêu cầu từ các khoản phải thu.

Mất mát từ những khoản nợ tồi.

Chi phí của việc quản lý tín dụng và thu hồi nợ.

Nếu doanh nghiệp có chính sách tín dụng thương mại chặt chẽ thì chi phí liên quan sẽ thấp. Trong trường hợp, khoản tín dụng thương mại của doanh nghiệp cũng thấp, vì thế sẽ mất chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội này là khoản lợi nhuận tiềm ẩn tăng thêm mà lượng này sẽ mất khi việc mua hàng bằng tín dụng thương mại không được chấp nhận. Lợi ích bị bỏ qua này đến từ hai nguồn: số lượng hàng bán tăng và mức giá cao hơn. Chi phí cơ hội giảm khi chính sách tín dụng thương mại được buông lỏng.

Tổng chi phí Chi phí duy trì các khoản phải thu

Chi phí cơ hội

Chi phí

Khối lượng bán chịu X

Tổng của chi phí thực hiện và chi phí cơ hội của một chính sách tín dụng thương mại nhất dịnh được thể hiện trên đường tổng chi phí tín dụng thương mại. Như trên đồ thị có một điểm mà tại đó tổng chi phí là nhỏ nhất. Điểm này tương ứng với mức tín dụng tối ưu hay mức đầu tư tối ưu vào các khoản phải thu.

Khi doanh nghiệp cấp tín dụng thương mại nhiều hơn mức tố thiểu này, dòng tiền tăng thêm đối với khách hàng mới không đủ để bù đắp lượng đầu tư vào các khoản phải thu. Nếu mức tín dụng thương mại thấp hơn lượng này thì doanh nghiệp đã bỏ lỡ cơ hội kiếm lơi nhuận đáng kể.

Nói chung, chi phí và lợi ích của việc chấp nhân một khoản tín dụng thương mại sẽ phụ thuộc vào đặc trưng của từng ngành nghề, từng doanh nghiệp riêng biệt. Khi tất cảc các yếu tố khác cân bằng thì những doanh nghiệp có một số ưu thế như như năng suất vượt mức, chi phí biến đổi thấp và việc kinh doanh lặp lại sẽ có chính sách tín dụng thương mại tự do hơn các doanh nghiệp khác.

Dù sao để có chính sách TDTM linh hoạt chính doanh nghiệp phải tự tạo ra một cơ chế kiểm soát chặt chẽ và tự điều chỉnh dần những sai lệch có thể xuất hiện trong quá trình tổ chức thực hiện. Do vậy, việc hoạch định và thực thi chính sách tín dụng thương mại tại Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển cần phải được đánh giá một cách đúng đắn để có thể đưa ra những giải pháp phù hợp, làm cho chính sách tín dụng thương mại tại Công ty càng hoàn thiện hơn, có tác dụng hơn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI CỦA DOANH NGHIỆP (Trang 31 - 32)