Thu nhập bình quân thực tế của người lao động

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống tiền lương tối thiểu trong các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 45)

IV. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VÀ ĐIỀU CHỈNH TLTT

2.3.Thu nhập bình quân thực tế của người lao động

3. Phương pháp điều chỉnh tiền lương tối thiểu

2.3.Thu nhập bình quân thực tế của người lao động

Thu nhập bình quân của người lao động năm 2008 là 2.582.000 đồng/tháng, năm 2009 là 2.750.000 đồng/tháng, năm 2010 là 3.200.000 đồng/tháng, trong đó:

- Doanh nghiệp nhà nước năm 2008 là 3.162.000 đồng/tháng, năm 2009 là 3.200.000 đồng/tháng, năm 2010 là 3.800.000 đồng/tháng.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm 2008 là 2.412.000 đồng/tháng, năm 2009 là 2.600.000 đồng/tháng, năm 2010 là 3.000.000 đồng/tháng.

- Doanh nghiệp ngoài nhà nước năm 2008 là 2.238.000 đồng/tháng, năm 2009 là 2.350.000 đồng/tháng, năm 2010 là 2.700.000 đồng/tháng.

10 Nguồn: Bài viết “ Năm 2011 tăng lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp” đăng ngày 04/11/2020 trên

Biểu đồ số 2.2: Thu nhập bình quân theo loại hình doanh nghiệp ( 1.000 đồng)

Từ các biểu đồ số 2.1 và 2.3 nêu trên ta thấy, tiền lương tối thiểu thực tế ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp FDI là cao hơn so với doanh nghiệp nhà nước, tuy nhiên thu nhập thực tế của người lao động ở doanh nghiệp nhà nước lại cao hơn nhiều so với doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp FDI.

Có tình trạng nêu trên có nguyên nhân do tính chất sở hữu của các loại hình doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp FDI do tính chất sở hữu tư nhân, với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho nên các doanh nghiệp nhìn chung có xu hướng ép tiền công của người lao động, điều chỉnh lương cho người lao động ở mức thấp, nhiều doanh nghiệp chỉ trả lương cho người lao động bằng hoặc cao hơn không đáng kể so với tiền lương tối thiểu của Nhà nước. Ngược lại đối với doanh nghiệp nhà nước, do tính chất sở hữu chung (nhà nước), các doanh nghiệp thường không quan tâm nhiều đến tối đa hóa lợi nhuận, trong khi đó Nhà nước cho phép áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu để tính lương cho nên các doanh nghiệp này có xu hướng nâng tiền lương tối đa theo mức lương tối thiểu của Nhà nước, dẫn đến tiền lương của người lao động ở doanh nghiệp nhà

nước hiện nay là cao nhất trong các loại hình doanh nghiệp và cao gấp 5 – 6 lần so với tiền lương tối thiểu của Nhà nước.

III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

1. Kết quả đạt được

1.1. Từng bước hoàn thiện cơ sở lý thuyết và lý luận về TLTT.

Năm 1993 đánh dấu một bước tiến rất quan trọng trong nhận thức về tiền lương nói chung và hệ thống tiền lương tối thiểu nói riêng. Lần đầu tiên chúng ta đã xây dựng được hệ thống lý luận và phương pháp luận tương đối hoàn chỉnh về tiền lương tối thiểu, trong đó vai trò của tiền lương tối thiểu được đặt trong điều kiện của nền kinh tế thị trường mở cửa, đảm bảo tự do di chuyển của lao động và khả năng thoả thuận của các bên có liên quan trong quan hệ lao động. Những thay đổi căn bản nhận thức về tiền lương tối thiểu phù hợp với kinh tế thị trường, thể hiện trên các nội dung sau:

- Tiền lương tối thiểu được coi là mức sàn thấp nhất đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động làm công ăn lương, chống bóc lột. Nhận thức này phù hợp với khuyến nghị của ILO (Công ước 131 và Khuyến nghị 135), cũng như Tuyên bố Chương trình hành động tại Hội nghị thế giới 3 bên năm 1976: "Bảo đảm mức sống tối thiểu là một trong những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và chính sách tiền lương của Nhà nước".

- Chính sách tiền lương tối thiểu trong kinh tế thị trường có quan hệ chặt chẽ với chính sách kinh tế-xã hội vĩ mô, đặc biệt là vấn đề tăng trưởng, lạm phát, việc làm, thất nghiệp và an sinh xã hội. Nhận thức này thể hiện khi nhà nước lựa chọn, quyết định phương án tiền lương tối thiểu phải bảo đảm hài hoà các mối quan hệ kinh tế - xã hội vĩ mô, khả năng, năng lực chi trả của doanh nghiệp, phát huy có hiệu quả vai trò tích cực của tiền lương tối thiểu đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực của nó đến các quan hệ kinh tế- xã hội vĩ mô khác.

- Trong khu vực sản xuất kinh doanh, thực hiện cơ chế thỏa thuận về tiền lương trong hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể; Doanh nghiệp được quyền áp dụng cao hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định để khuyến khích

người lao động. Đây là nhận thức đặc biệt quan trọng đảm bảo chính sách tiền lương tối thiểu đúng với nguyên tắc của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

- Tiền lương tối thiểu được coi là công cụ quan trọng của Nhà nước về quản lý tiền lương trong kinh tế thị trường và được luật hóa. Người sử dụng lao động không được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Nhận thức này bảo đảm theo đúng nguyên tắc thị trường có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước về tiền lương trong kinh tế thị trường.

Những thay đổi trong nhận thức, quan điểm nêu trên đã được luật pháp hoá bằng một số điều trong Bộ Luật lao động từ năm 1995. Bước đầu mức lương tối thiểu được khái quát hoá về khái niệm, vai trò và ý nghĩa của mức lương tối thiểu; căn cứ khoa học để xác định và cơ chế điều chỉnh mức lương tối thiểu. Tiền lương tối thiểu từng bước thể hiện được vai trò là bảo đảm tiền lương đủ sống, chống bóc lột, chống nghèo đói, bảo vệ quyền lợi của người lao động trong nền kinh tế thị trường; bảo đảm tái sản xuất giản đơn, từng bước tái sản xuất mở rộng sức lao động; thực hiện vai trò điều tiết quan hệ cung cầu lao động trên thị trường. Điều này phù hợp với quan điểm của đảng và nhà nước ta là bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần của người lao động ngày càng được nâng cao, phù hợp với nhu cầu sống tối thiểu của người lao động trong từng thời kỳ.

1.2. Từng bước xây dựng được mức lương tối thiểu ngày càng khoa học và phù hợp với thực tiễn.

Từ 1993 đến nay, chúng ta đã xây dựng được các phương pháp xác định mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vùng có cơ sở khoa học và phù hợp với thông lệ quốc tế, nhất là các tiêu chuẩn của ILO. Trong đó, chú ý đến các phương pháp xác định dựa trên nhu cầu mức sống tối thiểu của người lao động; dựa trên cơ sở mức tiền công trên thị trường và khả năng chi trả của doanh nghiệp; dựa trên khả năng của nền kinh tế và quỹ tiêu dùng cá nhân dân cư, … Từ kết quả tính theo các phương pháp này, Nhà nước quyết định phương án lựa chọn và ở chừng mực nhất định đã trở thành cơ sở cho việc hoạch định chính sách tiền lương mang đặc thù của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, bước đầu làm cơ sở cho việc điều tiết quan hệ lao động trong xã hội cũng như trong các tổ chức các doanh nghiệp.

Trong phương pháp xác định tiền lương tối thiểu chung đã từng bước thay đổi cơ cấu nhu cầu của mức sống tối thiểu theo hướng được cải thiện hơn (đảm bảo 2300Kcal/ngày/người, cơ cấu chi cho lương thực thực phẩm giảm xuống (dưới 50%) và cơ cấu chi cho phi lương thực thực phẩm tăng lên, chi phí nuôi người ăn theo cũng tăng), do đó làm cho mức sống của người lao động làm công ăn lương được nâng lên phù hợp với mức sống chung ngày được cải thiện của toàn xã hội.

Việc xác định tiền lương tối thiểu vùng được dựa trên cơ sở các yếu tố phản ánh sự khác biệt về không gian của các yếu tố chi phối tiền lương tối thiểu, nhấn mạnh yếu tố đặc thù của từng vùng cũng như chiến lược phát triển trong từng vùng. Phương pháp xác định được xây dựng theo các vùng mức sống trên cơ sở các chỉ tiêu, như: chênh lệch về thu nhập bình quân, mức chi tiêu bình quân; chênh lệch về tỷ lệ chi ăn trong cơ cấu chi tiêu; chênh lệch về chỉ số phát triển con người; quan hệ cung - cầu lao động nhằm bảo đảm sức mua của mức lương tối thiểu tại các vùng với các yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị khác nhau; góp phần điều tiết cung - cầu lao động giữa các vùng.

1.3. Từng bước thể chế hóa cơ chế xác định, điều chỉnh và áp dụng tiền lương tối thiểu phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Hiện nay cơ chế xác định, điều chỉnh và áp dụng tiền lương tối thiểu đã được thể chế hóa trong Bộ luật Lao động, trong đó đã có sự thay đổi cơ bản so với trước đây: Từ chỗ chỉ có một mức lương duy nhất, được mở rộng theo ngành, theo vùng theo khu vực, từ chỗ quy định việc xác định, điều chỉnh tiền lương tối thiểu thuộc quyền của Chính phủ đến chỗ xác định, điều chỉnh trên cơ sở lấy ý kiến đồng thuận của các doanh nghiệp, tổ chức đại diện cho người lao động và người sử dụng lao động. Từ chỗ quy định mức lương tối thiểu theo ý chí chủ quan, độc lập đến chỗ điều chỉnh theo sự biến động của giá cả trên thị trường. Trong quản lý nhà nước về tiền lương tối thiểu bước đầu đã xác định rõ chức năng của Nhà nước và chức năng của thị trường. Nhà nước giảm dần sự can thiệp trực tiếp vào khu vực sản xuất kinh doanh, tạo quyền chủ động cho doanh nghiệp trong việc áp dụng mức tiền lương tối thiểu.

Việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu chung, tiền lương tối thiểu vùng trên cơ sở căn cứ vào mức tăng trưởng kinh tế, mức tiền công trên thị trường lao động, chỉ số giá sinh hoạt góp phần ổn định đời sống của người lao động, phù hợp với khả

năng ngân sách nhà nước; Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp từng bước điều chỉnh phù hợp với giá công lao động, mức sống, giá cả sinh hoạt và sự phát triển của thị trường lao động ở từng vùng, giảm dần chênh lệch giữa các loại hình doanh nghiệp.

Tính chung từ năm 2008 đến năm 2010 thì mức lương tối thiểu chung được điều chỉnh tăng 35,2%; mức lương tối thiểu vùng tăng từ 25% đến 58,1% tuỳ theo từng vùng và loại hình doanh nghiệp góp phần bảo đảm được mức lương thực tế cho người lao động11.

Trên cơ sở quy định của Bộ luật Lao động, Chính phủ đã quy định cụ thể hơn cơ chế áp dụng mức lương tối thiểu linh hoạt, phù hợp với tính chất và điều kiện của từng khu vực, từng loại hình doanh nghiệp:

- Đối với công ty nhà nước, tùy thuộc vào hiệu quả sản xuất, kinh doanh và năng suất lao động, được áp dụng hệ số điều chỉnh không quá 3 lần so với mức lương tối thiểu chung để tính đơn giá tiền lương và trả lương cho người lao động;

- Các doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp FDI được quyền định mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định để trả lương cho người lao động; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối với cơ quan hành chính thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính, tuỳ thuộc vào kinh phí tiết kiệm, được áp dụng hệ số điều chỉnh không quá 2 lần so với mức lương tối thiểu chung để tính trả lương cho công chức, viên chức;

- Đối với đơn vị sự nghiệp công, tuỳ thuộc nguồn thu và kết quả hoạt động, được áp dụng hệ số điều chỉnh không quá 3,5 lần so với mức lương tối thiểu chung để tính trả lương cho công chức, viên chức, đối với đơn vị bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động không khống chế mức tối đa.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống tiền lương tối thiểu trong các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 45)