Tổ chức thực hiện công khai, xác định rõ lộ trình để doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống tiền lương tối thiểu trong các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 50)

IV. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VÀ ĐIỀU CHỈNH TLTT

3. Phương pháp điều chỉnh tiền lương tối thiểu

1.4. Tổ chức thực hiện công khai, xác định rõ lộ trình để doanh

phương án triển khai theo đúng quy định của pháp luật.

Trong quá trình thực hiện, Chính phủ đã công khai công bố mức lương tối thiểu 2 - 3 tháng trước thời điểm áp dụng, các Bộ, ngành, địa phương đã hướng dẫn, tổ chức phổ biến, tuyên truyền đầy đủ, kịp thời đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nắm bắt được chủ trương của Nhà nước để chủ động lập kế hoạch sản xuất kinh

doanh, lập phương án tiền lương và trả lương kịp thời cho người lao động hạn chế xảy ra tranh chấp lao động và đình công trong các doanh nghiệp.

Thực hiện điều chỉnh tiền lương tối thiểu từng bước, với mức tăng phù hợp không gây tác động xấu đến nền kinh tế, nhất là vấn đề việc làm, bảo đảm an sinh xã hội. Trên thực tế, mặc dù bị ảnh hưởng suy giảm kinh tế, nhưng phần lớn các doanh nghiệp (khoảng 98% số doanh nghiệp) trả lương cho người lao động bằng hoặc cao hơn tiền lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước12.

2. Tồn tại, hạn chế.

2.1. Tiền lương tối thiểu chưa bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động làm công ăn lương; nguyên tắc, tiêu chí xác định, điều chỉnh chưa được lượng hóa đầy đủ, cụ thể.

Về cơ sở lý luận, tiền lương tối thiểu phải đảm bảo cho người lao động mức sống tối thiểu với tư cách là người chủ gia đình, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Điều đó có nghĩa là tiền lương tối thiểu phải đảm bảo thoả mãn những nhu cầu thiết yếu ở mức thấp nhất của người lao động làm công ăn lương. Việc xác định, điều chỉnh tiền lương tối thiểu phải được luật hóa cụ thể về nguyên tắc, tiêu chí tạo sự đồng bộ, thống nhất.

Tuy nhiên, Bộ luật Lao động hiện hành mới quy định gói gọn trong một điều nội dung cơ bản nhất (mang tính chất định tính) về tiền lương tối thiểu chung, tiền lương tối thiểu vùng, chưa lượng hóa cụ thể về nguyên tắc, tiêu chí, điều chỉnh, dẫn đến việc thực hiện chưa đầy đủ, đồng bộ, thậm chí tuỳ tiện và thường dựa vào ý chí của Nhà nước theo khả năng của ngân sách nhà nước, mà chưa căn cứ nhiều vào các yếu tố tác động đến tiền lương tối thiểu, quan hệ cung cầu trên thị trường lao động. Chính phủ quy định, điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng bị chi phối, bị ép bởi khả năng của ngân sách nhà nước và tiền lương tối thiểu của khu vực hành chính sự nghiệp.

Trên thực tế, tiền lương tối thiểu chung (hiện nay bằng mức lương tối thiểu vùng IV của doanh nghiệp trong nước) chưa đạt được như kết quả các phương pháp xác định, thấp hơn so với nhu cầu tối thiểu của người lao động nên chưa thực hiện

12 Kết quả điều tra 1.500 doanh nghiệp năm 2009 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện thì trong quý I/2009, công ty nhà nước áp dụng mức lương thấp nhất là 760.000 đồng, một số Tổng công ty, công ty có lợi thế hoạt động sản xuất, kinh doanh đã áp dụng mức tối đa là 1.850.000 đồng để tính đơn giá

đúng vai trò “bảo đảm bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích luỹ tái sản xuất sức lao động mở rộng” theo quy định của Bộ luật Lao động. Tiền lương tối thiểu chung hiện nay được xác định trên cơ sở vùng có chỉ số giá cả tiêu dùng, mức sống thấp nhất (vùng Tây Bắc), vì vậy những vùng có mức giá sinh hoạt, mức sống cao như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh... (mức sống tối thiểu ở các vùng này thường cao hơn từ 1,3 đến 1,6 lần so với vùng thấp nhất) thì mức lương tối thiểu chung được coi là đủ sống đối với người lao động ở vùng giá cả sinh hoạt, mức sống thấp nhất mới chỉ đáp ứng được từ 40% đến 70% nhu cầu của người lao động ở các vùng khác13.

Trong điều kiện tiền lương tối thiểu còn thấp, trong khi năng lực thỏa thuận tiền lương của người lao động và vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở còn hạn chế, sức ép về việc làm lớn cho nên nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp FDI có xu hướng ép tiền công của người lao động thông qua việc trả lương thấp, chia nhỏ mức lương bằng các khoản phụ cấp, trợ cấp, ký hợp đồng với mức tiền lương thấp (cao hơn tiền lương tối thiểu không nhiều, được dùng để đóng, hưởng bảo hiểm xã hội cho nên khi nghỉ hưu người lao động sẽ có mức lương hưu rất thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn, nhà nước và xã hội phải gánh chịu).

Cũng theo kết quả điều tra cho thấy, mức lương bình quân của người lao động năm 2009 trong các doanh nghiệp FDI từ 2,3 - 2,5 triệu đồng/tháng, trong doanh nghiệp dân doanh từ 1,8 - 2,0 triệu đồng/tháng, đời sống của người lao động cải thiện không đáng kể, cùng với điều kiện khó khăn về nhà ở, điều kiện sinh hoạt, nên vấn đề tiền lương trở thành nguyên nhân chính của nhiều cuộc đình công và số đình công ở các doanh nghiệp trong một số năm gần đây có xu hướng ra tăng: năm 2006 là 390 cuộc, năm 2007 là 551 cuộc, năm 2008 là 720 cuộc, năm 2009 là 218 cuộc và 5 tháng đầu năm 2010 là 199 cuộc, đã ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, ảnh hưởng đến ổn định xã hội (Nguồn: Báo cáo năm 2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội).

2.2. Tiền lương tối thiểu được gắn với quá nhiều chức năng tạo sự ràng buộc, phức tạp trong quá trình xác định, điều chỉnh.

13 Theo tính toán thì nhu cầu tối thiểu của người lao động năm 2009 là 1.050.000 đồng/tháng (thực tế quy định 650.000 đồng, bằng 62% so nhu cầu); năm 2010 là 1.170.000 đồng/tháng (thực tế quy định 730.000

Theo kinh nghiệm của các nước có thị trường lao động phát triển, tiền lương tối thiểu đơn giản chỉ là mức lương sàn thấp nhất do pháp luật quy định để bảo vệ người lao động, nhất là những người lao động yếu thế, có trình độ chuyên môn thấp. Tiền lương tối thiểu chung được điều chỉnh theo quan hệ cung - cầu lao động trên thị trường nhằm bảo đảm không cho phép các doanh nghiệp trả thấp hơn mức quy định, đó là "lưới an toàn” được áp dụng trong phạm vi toàn xã hội.

Tuy nhiên ở Việt Nam, tiền lương tối thiểu chung được gắn quá nhiều chức năng xã hội khác (khoảng gần 30 chế độ, chính sách gắn với lương tối thiểu chung, như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc, bồi thường tai nạn lao động, trợ cấp ưu đãi người có công, lương hưu, chuẩn nghèo, …) và được sử dụng làm nền để xác định các mức lương của cán bộ, công chức (mức lương tối thiểu nhân với hệ số theo các bảng lương), điều này làm cho chính sách tiền lương tối thiểu bị ràng buộc bởi nhiều quan hệ kinh tế, quan hệ lao động, quan hệ xã hội rất phức tạp. Đây là những mắt xích, ràng buộc chính sách tiền lương với các chính sách khác, khó tách khỏi cơ chế hành chính, bao cấp để đổi mới và điều chỉnh linh hoạt theo cơ chế thị trường.

Tiền lương tối thiểu chung hiện nay chịu sự chi phối rất lớn của ngân sách nhà nước. Khi bàn đến tăng tiền lương tối thiểu lại phải tính toán cân đối ngân sách, khả năng ngân sách nhà nước đến đâu thì tăng lương tối thiểu đến đó mà chưa dựa vào nhu cầu sống của người lao động và quan hệ cung cầu trên thị trường lao động. Điều này đã dẫn đến mức lương của các doanh nghiệp chưa hoàn toàn theo nguyên tắc của thị trường, chưa tính đúng tính đủ tiền lương vào chi phí sản xuất, không còn là động lực chủ yếu để tăng năng suất lao động và không khuyến khích người lao động gắn bó với nghề nghiệp của mình. Quan điểm “ngân sách” bao trùm và ảnh hưởng cả khu vực sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước đã coi tiền lương là một yếu tố đơn thuần của phạm trù phân phối, tách rời trình độ phát triển sản xuất, năng suất lao động, quan hệ cung- cầu của thị trường lao động, các lợi thế cạnh tranh, làm cản trở tính linh hoạt của tiền lương trong cơ chế thị trường, không khuyến khích việc sử dụng và bố trí lao động hợp lý, tạo sự chia cắt thị trường lao động giữa các khu vực (khu vực hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp FDI).

Chính sách tiền lương tối thiểu thấp đã gây ra những hệ quả tiêu cực, làm cho người hưởng lương, nhất là những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước không sống được bằng tiền lương, thu nhập ngoài lương chiếm tỷ lệ cao, lại không được kiểm soát, chính sách tiền lương bị bóp méo; doanh nghiệp chưa có cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí tiền lương theo quan hệ thị trường.

2.3. Cơ chế ấn định, áp dụng tiền lương tối thiểu chưa phù hợp với kinh tế thị trường.

Trong kinh tế thị trường, tiền lương tối thiểu trong các loại hình doanh nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc thị trường, được xác định trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp và ở cấp ngành thông qua ký kết thỏa ước lao động tập thể. Hiện nay, tồn tại lớn nhất là cơ chế thỏa thuận về tiền lương tối thiểu ở cấp doanh nghiệp rất yếu và chưa có cơ chế thỏa thuận ở cấp ngành. Do đó, việc ấn định và áp dụng tiền lương tối thiểu ở doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào người sử dụng lao động, làm cho tiền lương tối thiểu chưa thực sự theo nguyên tắc thị trường.

Trong cơ chế phối hợp 3 bên ở cấp quốc gia để xác định mức lương tối thiểu vùng (Chính phủ, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động) mặc dù đã quy định của Bộ Luật Lao động, nhưng trên thực tế việc phối hợp chưa thiết thực. Việc ấn định, điều chỉnh tiền lương tối thiểu chủ yếu xuất phát từ sự chủ động của cơ quan Chính phủ, việc tham gia của các cơ quan đại diện còn hạn chế, do vậy tiền lương tối thiểu chưa phản ảnh hết, đầy đủ các yếu tố thị trường lao động, quan hệ cung cầu lao động trên thị trường.

Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới thì rất nhiều nước có nền kinh tế thị trường xây dựng chính sách tiền lương của khu vực quản lý nhà nước dựa theo tiền lương khu vực thị trường theo nguyên tắc so sánh ngang bằng với khu vực tư nhân, cú thể thu hút, duy trì và khuyến khích hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và không gắn tiền lương tối thiểu chung với hệ thống tiền lương khu vực quản lý nhà nước. Tuy nhiên, ở nước ta thì hoàn toàn ngược lại, tiền lương của khu vực hành chính, sự nghiệp luôn thấp hơn so với khu vực thị trường. Tiền lương tối thiểu áp dụng đối với khu vực quản lý nhà nước là tiền lương tối thiểu chung (được ấn định bằng mức lương tối thiểu vùng IV của

doanh nghiệp trong nước là vùng thấp nhất trong cả nước), dẫn đến có rất nhiều cán bộ, công chức xin thôi việc để chuyển ra ngoài cơ quan nhà nước với nhiều lý do khác nhau, nhưng trong đó có lý chính là tiền lương, thu nhập quá thấp14

2.4. Tiền lương tối thiểu vẫn phân biệt theo loại hình doanh nghiệp nên chưa phù hợp với cam kết quốc tế khi thực hiện hội nhập.

Theo Nghị định số 97/2009/NĐ-CP, doanh nghiệp FDI áp dụng mức lương tối thiểu vùng qui định tại Nghị định số 98/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính phủ. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp trong nước thấp hơn khoảng 28 - 37% so với doanh nghiệp FDI, tùy từng vùng. Ngoài ra, doanh nghiệp nhà nước còn được áp dụng mức tiền lương cao hơn tối đa bằng 3 lần so với các loại hình doanh nghiệp khác để tính đơn giá tiền lương, trả lương cho người lao động, cho nên tiền lương của người lao động gấp 5 - 6 lần tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định, tạo sự chênh lệch tiền lương với các loại hình doanh nghiệp khác trong cùng ngành nghề, vùng kinh tế.

Có tình trạng nêu trên là do yếu tố lịch sử mức lương tối thiểu đối với doanh nghiệp FDI trước đây (từ năm 1990) được quy định cao hơn so với doanh nghiệp trong nước, trong quá trình thực hiện quy định nhiều cơ chế áp dụng khác nhau: cơ chế tiền lương tối thiểu đối với công ty nhà nước, đối với doanh nghiệp ngoài Nhà nước, đối với doanh nghiệp FDI.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, điều này đang tạo sự không bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp. Theo cam kết khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì Việt Nam phải điều chỉnh các chính sách, trong đó có nội dung về tiền lương tối thiểu phải thực hiện thống nhất, bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp.

2.5. Chưa thực hiện đầy đủ, đồng bộ loại hình tiền lương tối thiểu phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước.

Hiện nay, Bộ luật Lao động quy định tiền lương tối thiểu chung, tiền lương tối thiểu vùng và tiền lương tối thiểu ngành, tuy nhiên đến nay chưa có lương tối thiểu ngành do chưa đủ các thiết chế vĩ mô hình thành tiền lương tối thiểu cấp ngành (tổ chức đại diện cấp ngành chưa đầy đủ) cho nên đối với những ngành có năng suất, hiệu quả cao thì người lao động cũng chưa được hưởng lợi, chia sẻ xứng đáng từ kết quả lao động của mình. Ngược lại những ngành có năng suất lao động thấp, hiệu quả không cao thì người lao động luôn bị ép tiền công, tiền lương tối thiểu chưa thực sự bảo vệ mức sống tối thiểu cho người lao động ở những ngành này.

Mặt khác, tiền lương tối thiểu chung, tiền lương tối thiểu vùng hiện nay đều được quy định theo tháng, chưa có tiền lương tối thiểu giờ cho nên nhiều công việc không thường xuyên, làm việc không trọn ngày, chọn tháng thì không có cơ chế pháp lý để điều chỉnh. Trong kinh tế thị trường, theo kinh nghiệm của các nước có thị trường lao động phát triển, việc tuyển dụng, sử dụng lao động rất linh hoạt thì cần thiết phải tiến đến quy định tiền lương tối thiểu thống nhất theo giờ để áp dụng trong khu vực sản xuất kinh doanh.

3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế.

3.1. Các chính sách của Nhà nước nói chung và chính sách tiền lương nói riêng vẫn đang trong thời gian tiếp tục đổi mới, hoàn chỉnh, cho nên có những nội dung chưa theo kịp ngay yêu cầu thực tế phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, mà phải có thời gian để từng bước hoàn thiện trong tổng thể hệ thống chính sách chung của nền kinh tế. Các doanh nghiệp nhà nước đang trong quá trình sắp xếp, chuyển đổi hình thức sở hữu, chính sách tiền lương có sự đan xen, ràng buộc với các chính sách kinh tế, xã hội khác nhau, phù hợp với doanh nghiệp nhà nước trong quá trình chuyển đổi và các loại hình doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác.

3.2. Quan điểm khi xây dựng chính sách tiền lương cho các doanh nghiệp vẫn còn tư tưởng cân đối với khu vực hành chính, khả năng ngân sách nhà nước và các chính sách khác có liên quan như chính sách bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội; chưa phân biệt rõ sự khác nhau giữa tiền lương của người đang làm việc với lương hưu, trợ cấp xã hội cho nên khi hoạch định chính sách tiền lương và chính sách lương hưu, trợ cấp do ngân sách chi trả vẫn lấy tiền lương của người đang làm việc “làm nền” để giải quyết chung, dẫn đến tiền lương tối thiểu của khu vực sản xuất kinh doanh vẫn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống tiền lương tối thiểu trong các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)