Đối với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng Công thương Thái Bình (Trang 48)

- Hoạt động chi trả kiểu hối:

3.3.2Đối với Ngân hàng nhà nước

- NHNN cần ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các Nghị quyết của NHNN, nghị định của chính phủ đến các NHTM một cách cụ thể và kịp thời. Theo đó, NHNN phải thường xuyên nắm bắt các diễn biến kinh tế để đưa ra các hướng chỉ đạo kịp thời, xây dụng khuôn khổ pháp lý, thể chế thị trường năng động, tọa môi trường cạnh tranh lành mạnh, minh bạch, nhằm đảm bảo cho hoạt động của các NHTM an toàn, hiệu quả.

- NHNN cần hoàn thiện các văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể tới các ngân hàng về việc thực hiện luật các công cụ chuyển nhượng.

- Đưa ra các biện pháp cải cách thủ tục hành chính, giảm bót thủ tục cho vay nhằm tạo ra một hành lang thông thoáng cho các NHTM, giúp các doanh nghiệp đi vay tiếp cận được nguồn vốn sớm tránh việc bỏ lỡ co hội kinh doanh.

- Xây dựng một hệ thống quản lý về tài sản thế chấp, cầm cố nối mạng toàn quốc, từ đó các khách hàng đăng ký các tài sản thế chấp của mình nhằm tránh trường hợp khách hàng dùng một tài sản thế chấp, cầm cố đi vay nhiều ngân hàng. Đồng thời tại đây các ngân hàng cũng có thể đăng ký phát mại tài sản cầm cố thể chấp, thuận lợi cho việc bán các tài sản đó thu hồi nợ cho ngân hàng.

- Đầu tư, cập nhật thường xuyên, nâng cao chất lượng thông tin tại trung tâm thông tin tín dụng CIC để cung cấp những thông tin chính xác nhất cho các NHTM.

- NHNN cần có những cơ chế cho vay riêng đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ để phù hợp với sự phát triển nhanh mạnh của loại hình doanh nghiệp này trong nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng Công thương Thái Bình (Trang 48)