Các giải pháp mở rộng quy mô cho vay:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng Công thương Thái Bình (Trang 44)

- Hoạt động chi trả kiểu hối:

3.2.1. Các giải pháp mở rộng quy mô cho vay:

- Tổ chức tốt công tác huy động vốn dựa trên nhu cầu cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng đặc biệt là vốn trung và dài hạn.

+Đánh giá đúng nhu cầu thị trường đặc biệt là tại địa bàn của chi nhánh, xác định nhóm khách hàng mục tiêu để đưa ra chính sách thu hút thích hợp.

+Tăng cường việc cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng, đa dạng hóa về hình thức huy động vốn đa dạng, phong phú, hấp dẫn thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng

+ Mở rộng mạng lưới kênh phân phối, cần đánh giá tìm hiểu về số dân cư, thu nhập, nhu cầu đối với các sản phẩm dịch vu ngân hàng, đối thủ cạnh tranh…từ đó phân bổ mạng lưới các kênh phân phối hợp lý.

+ Tạo lập lòng tin với khách hàng: khi khách hàng bỏ ra một khoản tiền gửi vào ngân hàng, họ luôn có tâm lý sợ rủi ro bởi vậy họ thường tìm đến các ngân hàng mà họ tin tưởng, nhất là trong bối cảnh kinh tế hiện nay thì tâm lý lo ngại của các

khách hàng ngày càng tăng trước thực trạng VNĐ mất giá và ngành ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Vì thế chi nhánh cần tạo lập củng cố lòng tin đối với khách hàng bằng cách: Tăng khả năng thanh toán chi trả chi khách hàng khi khách hàng có nhu cầu, đào tạo đội ngũ nhân viên và phong cách giao dịch với khách hàng, xây dựng hệ thống cơ sở vật chất khang trang, tiện nghi, xây dụng chính sách kinh doanh kết hợp hài hòa các mục tiêu: lợi nhuận, an toàn và kinh doanh lành mạnh đồng thời tăng cường tuyên truyền quảng cáo xây dựng hình ảnh tốt đẹp với khách hàng…

- Đa dạng hóa các hình thức cho vay, thiết lập các gói sản phẩm.

+Đa dạng hóa các hình thức cho vay: Nhu cầu của các khách hàng là vô

cùng đa dạng, mỗi khách hàng có mục đích sử dụng vốn vay riêng bởi vậy để đáp ứng tốt tất cả các đối tượng khách hàng vay vốn, tăng thị phần cho vay thì cần thiết phải đa dạng hóa các hình thức cho vay. Ngoài các hình thức cho vay truyền thống của chi nhánh dựa trên cầm cố thế chấp tài sản đảm bảo thì chi nhánh cần chú trọng hơn.

+ Thiết lập các gói sản phẩm: Mỗi khách hàng đến với chi nhánh thường không chỉ giao dịch một lần và cũng không phải chỉ sử dụng một sản phẩm của chi nhánh. Bởi vậy chi nhánh nên cung cấp các gói sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng, giữa các hình thức cho vay trong gói có mối liên kết với nhau nhằm giúp khách hàng có thể dễ dàng thuận tiện chuyển từ hình thức này sang hình thức khác phù hợp với các dự án, dự định của khách hàng, có các ưu đãi cho các khách hàng sử dụng gói sản phẩm. Từ đó giữ được các khách hàng, làm các khách hàng gắn bó với chi nhánh, như vậy một khách hàng sẽ sử dụng nhiều sản phẩm của ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh và khả năng chiếm lĩnh thị trường của chi nhánh.

- Thiết lập cơ chế lãi suất linh hoạt: Như đã nói ở trên, lãi suất cho vay tại

Chi nhánh so với các ngân hàng cùng địa bàn là cao hơn. Điều này cũng gây cản trở cho việc mở rộng cho vay của chi nhánh. Vậy vấn đề đặt ra là chi nhánh phải thiết lập được một cơ chế lãi suất linh hoạt đảm bảo khả năng cạnh tranh. Đặc biệt đây là vấn đề quan trọng để mở rộng cho vay với đối tượng khách hàng là cá nhân hộ gia đình và DN vừa và nhỏ. Vì các DN này có vốn đầu tư không cao năng lực tài chính thấp từ đó mà ngân hàng thường cho vay đối tượng này với lãi suất cao để bù đắp rủi ro, đó chính là nguyên nhân hạn chế việc tiếp cận nguốn vốn của đối tượng này. Một cơ chế lãi suất linh hoạt phải đảm bảo:

+ Lãi suất được xây dựng dựa trên cơ sỏ tuân thủ các quy định của NHNN. + Lãi suất linh hoạt giữa các thời hạn cho vay.

+ Lãi suất linh hoạt giữa các đối tượng khách hàng.

+ Áp dụng các mức lãi suất ưu đãi cho một số ngành nghề kinh doanh có tiềm năng phát triển.

+ Lãi suất được xác định dựa vào cơ sở bù đắp rủi ro, đảm bảo khả năng sinh lợi, khả năng cạnh tranh và khả năng của khách hàng.

- Xây dựng chiến lược Maketing: Nền kinh tế càng phát triển thì vai trò của

hoạt động Maketing càng được khẳng định, nhất là trong bối cảnh các ngân hàng cạnh tranh gay gắt, không chỉ giữa các ngân hàng trong nước mà các ngân hàng nước ngoài cũng đang ra sức xâm chiếm thị trường tài chính Việt Nam như hiện nay. Đặc điểm của ngành ngân hàng đó là cạnh tranh về giá là không đáng kể vì ngân hàng nào cũng phải đi vay để cho vay hưởng chênh lệch lãi suất, thêm vào đó là lãi suất của các NHTM chịu sự điều chỉnh của NHNN do đó sự khác nhau giữa các mức lãi suất cho vay giữa các NHTM là không nhiều, sản phẩm của các NHTM

cũng dễ bị bắt trước. Chính vì thế hoạt động Maketing càn đóng vai trò to lớn hơn quyết định đến sức cạnh tranh của ngân hàng.

- Tăng cường các hoạt động tư vấn đối với khách hàng

Ngân hàng là người cho khách hàng vay và muốn thu hồi vốn vay đúng hạn. Để dễ dàng thu hồi vốn vay thì điều kiện quan trọng là phương án của khách hàng đưa ra phải khả thi. Tuy nhiên Không phải khách hàng nào đi vay vốn cũng có được phương án sử dụng vốn vay tốt. Bởi vậy để gia tăng số lượng khách hàng đủ điều kiện vay vốn, mở rộng cho vay đồng thời đảm bảo khả năng thu hồi vốn vay thì chi nhánh cần phát triển các hoạt động tư vấn cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng Công thương Thái Bình (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w