Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng Công thương Thái Bình (Trang 39)

- Hoạt động chi trả kiểu hối:

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân

- Chỉ tiêu tăng trưởng cho vay chưa đạt kế hoạch đã đề ra, Cho vay trung và

dài hạn còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu của nhiều DN.

- Lượng khách hàng mới tuy tăng nhưng vẫn chỉ chiếm một thị phần nhỏ - Thủ tục cho vay tại chi nhánh còn quá cứng nhắc, chưa linh hoạt nhất là thủ tục về cầm cố thế chấp. Thời gian xét duyệt cho vay còn kéo dài (thường khoảng trên 10 ngày) điều này có thể dãn tới làm lỡ mất các kế hoạch và cơ hội kinh doanh của khách hàng.

- Tình trạng quá tải đối với cán bộ tín dụng, một cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm quá nhiều khách hàng cùng một lúc.

- Hầu hết nhân viên tín dụng đều hoàn thành tốt công việc song vẫn còn một số nhân viên còn trẻ thiếu kinh nghiệm trong việc cấp tín dụng, chưa bám sát tình hình thực tế, e ngại khi quan hệ tín dụng với khách hàng.

- Vẫn còn tồn tại trường hợp vi phạm quy chế cho vay ở cả khách hàng và nhân viên ngân hàng như khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, cố ý cung cấp thông tin giả mạo…một số nhân viên chưa chấp hành quy chế về thẩm định khách hàng…

- Về quản lý tín dụng: chưa có tiêu thức chuẩn mực đánh giá khách quan năng lực hoạt động kinh doanh của các khách hàng DN hay hiệu quả của những dự án đầu tư dẫn tới việc cho vay chưa thực sự đảm bảo tính khách quan.

- Một số TSĐB có tính thị trường không cao, khó phát mãi trong trường hợp khách hàng không trả được nợ, ngân hàng phỉa phát mãi tài sản thế chấp, cầm cố để thu nợ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng Công thương Thái Bình (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w