Hoạt động cho vay.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng Công thương Thái Bình (Trang 25)

Hoạt động tín dụng là một trong các hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng. Đây cũng là nguồn thu chủ yếu của NHTM. Trước thực trạng chất lượng tín dụng toàn ngành ngân hàng đi xuống, BIDV đã tập trung nhiều nguồn lực cho công tác phân tích nguyên nhân và cảnh báo nguy cơ phát sinh nợ quá hạn của hệ thống, đồng thời đẩy nhanh công tác đốc thúc thu hồi nợ. Tại chi nhánh BIDV Nam Định hoạt động tín dụng luôn được quan tâm, nhờ đó mà rủi ro tín dụng luôn trong tầm kiểm soát, dù các chỉ số nợ có tăng so với năm trước nhưng vẫn trong tầm kiểm soát, các khoản nợ có vấn đề hầu hết có tài sản đảm bảo có khả năng thu hồi cao và được xử lý kịp thời. Ta đánh giá tình hình sử dụng vốn của chi nhánh thông qua các số liệu về tình hình dư nợ như sau:

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động cho vay tại BIDV Nam Định giai đoạn 2012- 2014

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ 840 870 859 +30 +3,57 -11 -1,26

Phân theo thời gian

1. Ngắn hạn 525 616 681 +91 +17,33 +65 +10,55

2. Trung - dài hạn 315 254 178 -61 -19,37 -76 -29,92

Phân theo đối tượng cho vay

1. Cá nhân, hộ gia

đình 714 670 677 -44 -6,16 +7 +1,04

2. Doanh nghiệp

ngoài quốc doanh 126 200 182 +74 +58,73 -18 -9

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2012 - 2014)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng dư nợ của chi nhánh biến động tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2013 so với 2012 tăng 30 tỷ đồng , tỷ lệ tăng 3,57%. Năm 2014 giảm so với năm 2013 là 11 tỷ đồng , tương ứng tỷ lệ tăng 1,26%.

Xét về cơ cấu dư nợ theo thời gian:

Qua bảng trên ta có thể thấy dư nợ chủ yếu là dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung - dài hạn còn thấp và có sự giảm dần qua từng năm, điều đó cho thấy NH chưa cân đối giữa dư nợ ngắn hạn với dư nợ trung và dài hạn. Dư nợ ngắn hạn tăng dần qua các năm, năm 2013 tăng so với năm 2012 là 91 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 17,33%; năm 2014 tăng 65 tỷ đồng so với năm 2013, tỷ lệ tăng 10,55%. Dư nợ trung - dài hạn có sự biến động theo chiều hướng ngược lại: năm 2013 giảm

19,37% so với năm 2012, năm 2014 giảm so với năm 2013 là 29,92%; điều đó cho thấy NH chưa thực hiện tốt công tác cho vay trung - dài hạn.

Xét về cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế:

Dư nợ cho vay cá nhân, hộ gia đình chiếm tỷ trọng chủ yếu (đều >75%) và tăng giảm trong các năm gần đây,cụ thể: Năm 2012 là 714 tỷ đồng đồng, sang năm 2013 là 670 tỷ đồng giảm 44 tỷ đồng tương ứng với -6,16% so với năm 2012, năm 2014 là 677 tỷ tăng 7 tỷ đồng tương ứng với 1,04% so với năm 2013.Từ đó ta thấy cá nhân và hộ gia đình là khách hàng quan trọng của ngân hàng.

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỉ trọng thấp và cũng tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể, năm 2012 là 216 tỷ đồng, sang năm 2013 là 380 tỷ tăng 74 tương ứng với tỷ lệ tăng là 58,73% so với năm 2012. Năm 2014 là 182 tỷ giảm 18 tỷ tương đương với tỷ lệ giảm là 9% so với năm 2013.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng Công thương Thái Bình (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w