- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nâng cao năng lực bộ máy quản lý Nhà nước về đào tạo
7. Kết cấu của luận văn
2.2.3. Chương trình và phương pháp đào tạo nghề
Từ năm 2008 đến nay, trên cơ sở chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, trình độ trung cấp nghề và căn cứ vào danh mục nghề đào tạo được ban hành các cơ sở dạy nghề đã xây dựng chương trình đào tạo nghề. Tính đến cuối năm 2010 các CSDN trên địa bàn ở tỉnh Nghệ An đã xây dựng và áp dụng 45 chương trình đào tạo (trong đó có 15 chương trình trình độ CĐN và 30 chương trình trình
độ TCN); trên 30 chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên, cụ thể các nghề như: may mặc, sửa chữa điện tử, sửa chữa xe máy, sửa chữa ô tô, kỹ thuật điện, hàn điện, mây tre đan xuất khẩu, mộc dân dụng, trồng dâu nuôi tằm, chăn nuôi thú y, đánh bắt hải sản và ươm tơ dệt lụa...
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm mục đích phát huy tối đa tính tích cực của người học đang được chú trọng thực hiện: Thông qua nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia hàng năm (Dự án nâng cao năng lực ĐTN) ưu tiên đầu tư trang thiết bị và đồ dùng dạy học cho các CSDN; Mở các lớp bồi dưỡng và tập huấn nghiệp vụ sư phạm; tổ chức hội giảng cấp cơ sở, cấp tỉnh và tham gia hội giảng toàn ngành.... để từng bước áp dụng phương pháp dạy học mới vào tất cả các CSDN. Do trang thiết bị và đồ dùng dạy học chưa được đổi mới toàn diện nên nhìn chung nội dung chương trình, giáo trình đào tạo còn lạc hậu (vì nội dung đào tạo chưa phù hợp với thiết bị thực tập).
2.2.4. Cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo nghề
Đa số CSDN được xây dựng, cải tạo, mở rộng đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập. Hầu hết các CSDN có đủ thiết bị thực tập cơ bản. Ngoài hệ thống phòng học lý thuyết, xưởng TH, các CSDN còn hợp đồng liên kết thêm hàng trăm phòng học lý thuyết tại các xã để dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, hàng trăm xưởng TH của các cơ sở sản xuất phục vụ quá trình thực tập cho học sinh. Tuy nhiên vẫn còn nhiều CSDN cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu phát triển công tác GD-ĐT và dạy nghề, nhiều nơi còn thiếu phòng học bộ môn, xưởng thực hành chưa đạt chuẩn, thiếu thiết bị phục vụ thực hành.
So với danh mục trang thiết bị đào tạo cho từng nghề, từng trình độ phải trang bị tối thiểu theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thì hiện nay hầu hết các cơ sở không đủ số lượng, chủng loại thiết bị ĐTN, trang thiết bị dạy nghề bị lạc hậu về công nghệ. Một số cơ sở công lập được đầu tư từ chương trình mục tiêu quốc gia nên thiết bị dạy nghề tương đối đảm bảo.
Một số trường đào tạo nghề công lập thuộc địa phương quản lý có diện tích quá nhỏ so với tiêu chuẩn quy định. Tất cả các trường trung cấp nghề công lập thuộc Tỉnh hiện nay chưa có khu giáo dục thể chất để phục vụ giáo viên và học
sinh.Về diện tích đất sử dụng của các CSDN, theo quy định tại quyết định số 71/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường CĐN, trường TCN và trung tâm dạy nghề thì hiện nay trên địa bàn tỉnh trên 80,8% CSDN có đủ diện tích tối thiểu theo quy định và dưới 19,2% CSDN chưa đủ diện tích tối thiểu theo quy định (đó là các CSDN thành lập trước khi có quyết định trên).
Các trường đào tạo nghề ngoài công lập và các cơ sở đào tạo nghề tư nhân hầu hết là thuê mượn địa điểm để tổ chức đào tạo, thiết bị chắp vá, không đồng bộ nên chất lượng đào tạo còn thấp, quy mô đào tạo còn nhỏ.
2.2.5. Chất lượng đào tạo
Chất lượng đào tạo nghề được xem là sự phù hợp và đáp ứng yêu cầu của thị trường sức lao động. Chất lượng đào tạo nghề gồm: phần cứng là bộ ba kiến thức, kỹ năng, thái độ người học tiếp thu trong quá trình đào tạo (chiếm khoảng 60%-70% giá trị); phần mềm là năng lực sáng tạo và thích ứng (chiếm khoảng 30%-40% giá trị).
Để đánh giá chất lượng lao động qua đào tạo nghề, năm 2012, phòng Dạy nghề Sở Lao động, TB và XH đã khảo sát tại một số doanh nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo nghề trên một số tiêu chí cơ bản thông qua hỏi ý kiến cán bộ quản lý trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh với kết quả như sau:
Chất lượng đào tạo nghề cơ bản đạt yêu cầu. Số lao động có kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành nghề tốt đạt từ 3,35 - 9,25%; loại khá đạt từ 21% - 26,9%; loại trung bình đạt từ 52,17 - 56,52%. Chỉ có 13,23 - 16,84% lao động loại yếu.
Bên cạnh tiêu chí về kiến thức, kỹ năng thực hành, thì các tiêu chí kỹ năng tiếp cận thiết bị, công nghệ mới cũng như khả năng lao động sáng tạo của người học xếp loại yếu chiếm tỉ lệ khá cao 25,78%. Để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phát triển CNH-HĐN thì tư duy dạy nghề cần chuyển mạnh sang đào tạo kỹ năng nghề nghiệp mà không phải quá nhấn mạnh đào tạo trình độ nghề.
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát chất lượng lao động học nghề năm 2012 Mức độ chất lượng
TT Nội dung đánh giá Tốt (%) Khá (%) Trung bình (%) Yếu (%) 1 Kiến thức chuyên môn nghề 9,25 21,74 52,17 16,84 2 Kỹ năng thực hành/tay nghề 3,35 26,90 56,52 13,23 3 Kỹ năng tiếp cận thiết bị, công nghệ mới 3,35 18,70 52,17 25,78 4 Khả năng lao động sáng tạo 3,35 18,70 52,17 25,78 5 Tác phong, nghề nghiệp 13,04 26,09 47,83 13,04 6 Phẩm chất đạo đức 21,74 26,09 43,48 8,69
7 Sức khỏe 21,74 26,09 52,17
Nguồn: Sở Lao động TBXH tỉnh Nghệ An
Đánh giá chung: Xét về mặt số lượng và chất lượng, hệ thống đào tạo nghề
tỉnh Nghệ An trong 5 năm qua có bước phát triển rõ nét. Đã hình thành một số trường nghề chất lượng cao của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước. Đã khuyến khích các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh tham gia đào tạo nghề. Chất lượng lao động sau đào tạo từng bước đáp ứng yêu cầu nhân lực phát triển kinh tế tỉnh Nghệ An trong giai đoạn CNH-HĐH. Tuy nhiên, thực trạng các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo nghề của Tỉnh còn nhiều hạn chế, đặc biệt là điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu, trang thiết bị đào tạo nghề còn chắp vá, không đồng bộ. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn lớn (56%); chất lượng lao động nói chung còn thấp; khả năng tiếp cận thị trường và cạnh tranh của lao động còn yếu. Mối gắn kết giữa đào tạo và thị trường lao động còn lỏng lẻo. Công tác đào tạo, tuyển sinh và hướng nghiệp chưa gắn kết chặt chẽ với nhu cầu xã hội, sự phối hợp và cơ chế xã hội hóa đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao giữa các trường, cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp còn phân tán và chưa có sự gắn bó chặt chẽ.
2.3. Quản lý nhà nước về đào tạo nghề ở tỉnh Nghệ An
2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Nghệ An chủ trì, phối hợp với Sở, ban ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dạy nghề trên địa bàn tỉnh.
a. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội5:
- Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển, dạy nghề ở địa phương sau khi được phê duyệt;
- Hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dạy nghề; tiêu chuẩn giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; quy chế tuyển sinh, quy chế thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp và việc cấp văn bằng, chứng chỉ nghề; chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề và học sinh, sinh viên học nghề theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề, tổ chức hội giảng giáo viên dạy nghề, hội thi thiết bị dạy nghề tự làm, hội thi học giỏi nghề cấp tỉnh.
b. Sở Giáo dục - Đào tạo chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham
mưu UBND tỉnh có kế hoạch cho các trường Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học trên địa bàn Tỉnh đào tạo nghề; thực hiện các chính sách về phân luồng Trung học cơ sở vào học nghề và định hướng cho học sinh để chủ động nguồn đào tạo công nhân kỹ thuật hàng năm.
c. Sở Nội vụ phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu việc xây dựng
và thực hiện chính sách cụ thể về công tác đào tạo, bố trí và sử dụng cán bộ, giáo viên trong các cơ sở dạy nghề công lập. Tham mưu cơ chế chính sách phát triển giáo viên dạy nghề đủ chuẩn để nâng cao chất lượng đào tạo.
d. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội và Tài chính cân đối đảm bảo nguồn lực tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật, đặc biệt cho các trường xác định đầu tư trọng điểm, các trường quy hoạch nâng cấp thành trường Cao đẳng nghề, trung cấp nghề; Tổ chức lồng ghép, kêu gọi các nguồn vốn đầu tư ODA, NGO cho công tác đào tạo phát triển nghề trên địa bàn. Thẩm định cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi có đủ điều kiện theo quy định.
5Theo Quyết định số 57/2009/QĐ-UBND ngày 25/6/2009 của UBND tỉnh Nghệ An về Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An.
e. Sở Tài chính phối hợp với các Sở Kế hoạch và Đầu tư và Lao động -
Thương binh và Xã hội tham mưu UBND tỉnh bố trí ngân sách chi thường xuyên; Phối hợp tham mưu ban hành cơ chế chính sách khuyến khích phát triển đào tạo nghề, trong đó có chính sách áp dụng cho cơ sở dạy nghề ngoài công lập và người học tại các cơ sở ngoài công lập theo đề án đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề của Tỉnh.
f. Các ngành quản lý sản xuất kinh doanh căn cứ vào chức năng nhiệm vụ
và các chương trình phát triển kinh tế của ngành, xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, chủ động phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong công tác đào tạo nghề đáp ứng nguồn nhân lực của ngành.
Chức năng nhiệm vụ của các Sở ngành được phân công rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi phối hợp tổ chức thực hiện có hiệu quả trong việc tham mưu cho UBND tỉnh quản lý công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
2.3.2. Tổ chức hoạt động QLNN đối với đào tạo nghề cấp tỉnh
2.3.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình,dự án, chính sách phát triển đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh nhằm tạo ra hành lang dự án, chính sách phát triển đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh nhằm tạo ra hành lang pháp lý cho đào tạo nghề phát triển
(1) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án
Xác định phát triển nhân lực là một trong 3 khâu đột phá để phát triển kinh tế -xã hội của Tỉnh, thời gian vừa qua BCH Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện thể hiện sự quan tâm phát triển hệ thống dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Các văn bản này đưa ra các mục tiêu, định hướng, chỉ tiêu và các chính sách phát triển nghề trên địa bàn, làm căn cứ để các cơ quan quản lý theo chức năng và cơ sở dạy nghề thực hiện.
BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 11/7/2006 của khóa XVI về Chương trình phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2006 - 2010.
Để huy động tối đa nguồn lực xã hội nhằm phát triển dạy nghề đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, UBND tỉnh ban hành đề án “Đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề đến năm 2015, định hướng đến 2020 tại Quyết định 4448/QĐ-UBND ngày 03/9/2009.
Giai đoạn 2011 - 2020, thực hiện Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020, Chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011 - 2020, UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2020.
Xác định tầm quan trọng phát triển nhân lực, BCH Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 13/3/2012 về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2020, trong đó đã xác định:
- Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là mũi đột phá quan trọng trong chiến lược phát triển Nghệ An giai đoạn 2011- 2020.
- Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải gắn với định hướng phát triển của tỉnh và nhu cầu lao động của ngành và lĩnh vực từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
- Mục tiêu tổng quát: Thay đổi cơ bản chất lượng lao động trong toàn hệ thống chính trị, các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020, Nghệ An có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các lĩnh vực của tỉnh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Người lao động trên các lĩnh vực có kỹ năng nghề nghiệp và tác phong làm việc công nghiệp. Trong đó, tỷ lệ được đào tạo nghề đạt trên 52% vào năm 2015, đạt 70% vào năm 2020; 80% lao động nông nghiệp được tập huấn kỹ thuật.
Những năm qua, cơ cấu kinh tế Nghệ An có sự chuyển dịch quan trọng. Nhiều ngành nghề mới, công nghệ mới xuất hiện đòi hỏi tỉnh phải có nguồn nhân lực đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu chất lượng đảm bảo cho kinh tế Nghệ An phát triển nhanh và bền vững. UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt 02 đề án phát triển đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh:
- Quyết định số 2439/QĐ.UBND ngày 03/7/2012 của UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt Đề án Đào tạo lao động kỹ thuật tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 -2020. Theo đó, đề ra mục tiêu cụ thể:
+ Giai đoạn 2012 - 2015, thực hiện đào tạo công nhân kỹ thuật trình độ Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề là 71.500 người, đưa tỷ lệ lao động có trình độ
Trung cấp và Cao đẳng nghề đến năm 2015 đạt 9,8%.
+ Giai đoạn 2016 - 2020, thực hiện đào tạo công nhân kỹ thuật trình độ Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề là 130.000 người, đưa tỷ lệ lao động có trình độ có trình độ Trung cấp và Cao đẳng nghề đến năm 2020 đạt 16,08%.
- Quyết định số 3846/QĐ.UBND ngày 30/8/2010 của UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Theo đó, đề ra mục tiêu cụ thể:
+ Đến năm 2015: Dạy nghề cho trên 220.000 lao động nông thôn, trong đó: dạy nghề nông nghiệp: 130.000 người; dạy nghề phi nông nghiệp: 90.000 người. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này đạt 70%.
+ Đến năm 2020: Dạy nghề cho trên 300.000 lao động nông thôn, trong đó: dạy nghề nông nghiệp: 180.000 người; dạy nghề phi nông nghiệp: 120.000 người. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này đạt 80%.
Có thể thấy, định hướng phát triển đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An là một mặt đào tạo nghề phổ thông nhằm tạo điều kiện đáp ứng nhân lực tại chỗ cho