Phân loại và hình thức đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề ở tỉnh Nghệ An (Trang 34)

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nâng cao năng lực bộ máy quản lý Nhà nước về đào tạo

1.1.2.Phân loại và hình thức đào tạo nghề

7. Kết cấu của luận văn

1.1.2.Phân loại và hình thức đào tạo nghề

a. Phân loại đào tạo nghề:

Có nhiều cách phân loại đào tạo nghề, tùy theo mỗi loại tiêu thức ta có thể phân loại đào tạo nghề thành các loại hình khác nhau. Trong phạm vi luận văn, tác giả chỉ xét các tiêu thức phân loại như sau:

- Căn cứ vào thời gian đào tạo nghề:

+ Đào tạo ngắn hạn: là loại hình đào tạo nghề có thời gian đào tạo dưới một năm, chủ yếu được áp dụng đối với phổ cập nghề. Loại hình này có ưu điểm là có thể tập trung được đông đảo lực lượng lao động ở mọi lứa tuổi, những người không có điều kiện học tập trung vẫn có thể tiếp thu được tri thức ngay tại chỗ, với sự hỗ trợ đắc lực của các cơ quan đoàn thể, địa phương, Nhà nước về mặt giáo trình, giảng viên ...

+ Đào tạo dài hạn: là loại hình đào tạo nghề có thời gian đào tạo từ một năm trở lên, chủ yếu áp dụng đối với đào tạo công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ. Đào tạo nghề dài hạn thường có chất lượng cao hơn các lớp đào tạo ngắn hạn.

- Căn cứ theo trình độ đào tạo nghề: cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề.

+ Đào tạo trình độ sơ cấp nghề là nhằm trang bị cho người học nghề năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

+ Đào tạo trình độ trung cấp nghề là trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm

việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; thời gian đào tạo từ một đến hai năm đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông và từ ba đến bốn năm đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở; hoàn thành khóa học được cấp bằng trung cấp nghề.

+ Đào tạo trình độ cao đẳng nghề là nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm, có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; thời gian đào tạo từ hai đến ba năm đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông và từ một đến hai năm đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề cùng ngành; hoàn thành khóa học được cấp bằng cao đẳng nghề.

b. Các hình thức đào tạo nghề: Các hình thức đào tạo nói chung và đào tạo

nghề nói riêng nhìn chung là rất đa dạng. Tuy nhiên, về cơ bản đào tạo nghề hiện nay thường áp dụng một số hình thức chính sau đây:

- Đào tạo nghề chính quy:

Theo quy định của Luật dạy nghề, đào tạo nghề chính quy được thực hiện với các chương trình sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề tại các cơ sở dạy nghề theo các khóa học tập trung và liên tục.

Có thể hiểu đào tạo nghề chính quy là loại hình đào tạo tập trung tại các trung tâm dạy nghề, các trường nghề với quy mô đào tạo tương đối lớn, chủ yếu là đào tạo các công nhân kỹ thuật có trình độ lành nghề cao.

Việc đào tạo công nhân kỹ thuật thường được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn học tập cơ bản và giai đoạn học tập chuyên môn. Giai đoạn học tập cơ bản là giai đoạn đào tạo nghề theo diện rộng, thường chiếm từ 70% đến 80% nội dung giảng dạy và tương đối ổn định. Cũng trong giai đoạn học tập chuyên môn, người học được trang bị những kiến thức chuyên sâu và rèn luyện những kỹ năng, kỹ xảo để nắm vững nghề đã chọn.

Ưu điểm cơ bản của hình thức đào tạo này là: Học sinh được học một cách có hệ thống từ đơn giản đến phức tạp, từ lý thuyết đến thực hành, tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu kiến thức nhanh chóng và dễ dàng; đào tạo tương đối toàn diện cả

lý thuyết lẫn thực hành.

Với hình thức đào tạo chính quy, sau khi đào tạo, học viên có thể chủ động, độc lập giải quyết công việc, có khả năng đảm nhận các công việc tương đối phức tạp, đòi hỏi trình độ lành nghề cao. Cùng với sự phát triển của sản xuất và tiến bộ của khoa học kỹ thuật, hình thức đào tạo này ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật.

Tuy nhiên, đào tạo chính quy có nhược điểm là: Thời gian đào tạo tương đối dài, đòi hỏi phải đầu tư lớn để đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, các cán bộ quản lý ... nên kinh phí đào tạo cho một học viên là rất lớn.

- Đào tạo nghề tại nơi làm việc (đào tạo trong công việc):

Đào tạo nghề tại nơi làm việc là hình thức đào tạo trực tiếp, trong đó người học sẽ được dạy những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua thực tế thực hiện công việc và thường là dưới sự hướng dẫn của người lao động có trình độ cao hơn. Hình thức đào tạo này thiên về thực hành ngay trong quá trình sản xuất và thường là do các doanh nghiệp (hoặc cá nhân) sản xuất tự tổ chức.

Chương trình đào tạo áp dụng cho các hình thức đào tạo tại nơi làm việc thường chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn đầu, người hướng dẫn vừa sản xuất vừa hướng dẫn cho học viên; giai đoạn hai, giai việc làm thử cho học viên sau khi họ nắm được các nguyên tắc và phương pháp làm việc; giai đoạn ba, giao việc hoàn toàn cho học viên khi họ có thể tiến hành làm việc một cách độc lập.

Hình thức đào tạo tại nơi làm việc có nhiều ưu điểm như: Có khả năng đào tạo nhiều người cùng một lúc ở tất cả các doanh nghiệp, phân xưởng; thời gian đào tạo ngắn; không đòi hỏi điều kiện về trường lớp, giáo viên chuyên trách, bộ máy quản lý, thiết bị học tập riêng … nên tiết kiệm chi phí đào tạo; trong quá trình học tập, người học cũng được trực tiếp tham gia vào quá trình lao động, điều này giúp họ có thể nắm chắc kỹ năng lao động.

Nhược điểm cơ bản của đào tạo tại nơi làm việc là: Việc truyền đạt và tiếp thu kiến thức không có tính hệ thống; người dạy không có nghiệp vụ sư phạm nên hạn chế trong quá trình hướng dẫn, việc tổ chức dạy lý thuyết gặp nhiều khó khăn … nên kết quả

học tập cũng hạn chế; học viên không chỉ học những phương pháp tiến tiến mà cũng có thể bắt chước cả những thói quen không tốt của người hướng dẫn. Vì vậy, hình thức đào tạo này chỉ phù hợp với những công việc đòi hỏi trình độ không cao.

- Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp:

Đây là hình thức đào tạo theo chương trình gồm hai phần lý thuyết và thực hành. Phần lý thuyết được giảng tập trung do các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật phụ trách. Phần thực hành được tiến hành ở các xưởng thực tập do các kỹ sư hoặc công nhân lành nghề hướng dẫn. Hình thức đào tạo này chủ yếu áp dụng để đào tạo cho những nghề phức tạp, đòi hỏi có sự hiểu biết rộng về lý thuyết và độ thành thục cao.

Ưu điểm nổi bật của các lớp này là: Dạy lý thuyết tương đối có hệ thống, đồi thời học viên lại được trực tiếp tham gia lao động ở các phân xưởng, tạo điều kiện cho họ nắm vững nghề; bộ máy đào tạo gọn, chi phí đào tạo không lớn. Tuy nhiên, hình thức đào tạo này chỉ áp dụng được ở những doanh nghiệp tương đối lớn và chỉ đào tạo cho các doanh nghiệp cùng ngành có tính chất giống nhau.

- Đào tạo nghề kết hợp tại trường và doanh nghiệp:

Hình thức đào tạo nghề kết hợp tại trường và doanh nghiệp được áp dụng khá rộng rãi trên thế giới nhưng chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam trong những năm gần đây và cũng có nhiều cách hiểu khác nhau. Có thể hiểu: “đào tạo nghề kết hợp tại trường và doanh nghiệp là hình thức đào tạo dựa trên hệ thống dạy và học có hai chỗ học, sự tích hợp chức năng của hai chỗ học tạo thành chức năng chung của hệ thống”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đào tạo nghề kết hợp tại trường và doanh nghiệp có thể được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau tùy theo điều kiện, quan điểm ở từng vùng, lãnh thổ và khu vực.

Hình thức đào tạo nghề kết hợp tại trường và doanh nghiệp xuất hiện ở Việt Nam còn quá yếu, mới chỉ thực hiện ở một số khía cạnh của việc kết hợp đào tạo và được biểu hiện ở các hoạt động như:

+ Đào tạo theo đơn đặt hàng (một số doanh nghiệp đặt hàng cho các trường đào tạo);

+ Nhà trường có xưởng sản xuất;

+ Một số trường liên kết đưa sinh viên đi thực tập ở các doanh nghiệp.

1.1.3.Vai trò của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội a. Đào tạo nghề góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Giáo dục đào tạo nghề là một thành tố và là thành tố quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định phát triển nguồn nhân lực. Nhờ có nền tảng giáo dục-đào tạo, trong đó có đào tạo nghề, người lao động có thể nâng cao được kiến thức và kĩ năng nghề của mình, qua đó nâng cao năng suất lao động, góp phần phát triển kinh tế. Muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường lao động, song song với các cơ chế chính sách sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, cần phải tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

Các lý thuyết tăng trưởng gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và bền vững phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản: (i) áp dụng công nghệ mới, (ii) phát triển hạ tầng cơ sở hiện đại và (iii) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó, động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là những con người được đào tạo, đặc biệt là nhân lực có kỹ năng nghề cao. Trong bối cảnh các nguồn lực tự nhiên và nguồn lực khác là hữu hạn và ngày càng có nguy cơ cạn kiệt, thì nguồn nhân lực có chất lượng chính là vũ khí mạnh mẽ nhất để giành thắng lợi trong cạnh tranh giữa các nền kinh tế. Một khi có tay nghề cao, có kinh nghiệm quản lý, người lao động có khả năng thích ứng được với những thay đổi của công nghệ và nền kinh tế, điều này góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế bền vững, từ đó tạo ra nền tảng vật chất cơ bản để thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

b. Đào tạo nghề góp phần đảm bảo an sinh xã hội, lao động qua đào tạo nghề có cơ hội tìm kiếm việc làm, có thu nhập, ổn định cuộc sống

Nhà kinh tế học Becker đã đưa ra bằng chứng về mối tương quan giữa trình độ học vấn, trình độ nghề nghiệp và thu nhập: học vấn và kỹ năng nghề càng cao, thu nhập càng tăng và ngược lại. Có thể thấy, đào tạo nghề thực chất là trang bị cho mỗi cá nhân một trình độ và kỹ năng nhất định, qua đó mang lại cho họ việc làm và thu nhập. Người có chuyên môn kỹ thuật cao, có kỹ năng nghề tốt, cơ hội tìm được việc làm tốt hơn và ít có nguy cơ thất nghiệp; tỷ lệ thất nghiệp của những người qua

đào tạo nghề thấp hơn nhiều so với lao động phổ thông, thậm chí còn thấp hơn cả tỷ lệ thất nghiệp của những người tốt nghiệp đại học. Đây chính là động lực để người lao động đầu tư vào đào tạo nghề.

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường lao động, những người học vấn thấp, những người kỹ năng, tay nghề thấp hoặc không có nghề khó có thể cạnh tranh được so với những người có trình độ, có kỹ năng nghề cao. Khi đó, họ sẽ trở thành nhóm người “yếu thế” trong thị trường lao động. Họ phải làm những việc thu nhập thấp, thậm chí không kiếm được việc làm, trở thành người thất nghiệp dài hạn. Những trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp hoặc các loại trợ cấp xã hội để hỗ trợ cho nhóm người này chỉ mang tính tức thời, giúp họ “cầm cự” được trong cuộc sống thường nhật. Nếu những người này không tự tạo cho mình năng lực, nâng cao “vốn nhân lực” thì sớm hay muộn, họ cũng lại bị “bật” ra khỏi thị trường lao động. Đào tạo nghề trở thành một nhân tố hết sức quan trọng làm giảm số lượng những người “yếu thế” trên thị trường lao động và như vậy, xét ở khía cạnh quốc gia, an sinh xã hội được đảm bảo hơn, nhà nước đỡ phải chi phí nhiều hơn cho các loại trợ cấp xã hội, do nghèo đói, do không có việc làm.[21]

Vai trò của đào tạo nghề tác động trực tiếp tới đảm bảo an sinh xã hội, nhất là đối với nhóm lao động nông thôn, lao động nghèo. Qua 3 năm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Chính phủ ( đề án 1956), sau khi người nông dân được học nghề, năng suất vật nuôi, cây trồng được nâng lên từ 1,5- 2 lần; chất lượng và phẩm cấp sản phẩm hàng hoá cũng được nâng lên. Thông qua các khoá đào tạo, người nông dân, nhất là những chủ trang trại, chủ hộ, được trang bị những kiến thức về khởi sự doanh nghiệp, nên sau khi khoá học đã mạnh dạn tổ chức sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá, thu hút thêm lao động tại địa phương vào làm việc. Đây chính là sự tác động rõ nhất, trực tiếp nhất của đào tạo nghề đối với an sinh xã hội ở nông thôn nước ta.[21]

Khi người lao động có kỹ năng nghề thì họ có cơ hội tốt hơn tham gia vào thị trường lao động và như vậy, làm tăng tỷ lệ người lao động có việc làm; điều này đồng nghĩa với tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ nghèo của lực lượng lao động giảm xuống. Đào tạo nghề giúp cho những đối tượng yếu thế trong xã hội, nhất là những người

nghèo, đặc biệt là người nghèo ở nông thôn có được kỹ năng nghề nghiệp cần thiết, từ đó vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo một cách bền vững.

c. Đào tạo nghề cung cấp nhân lực kỹ thuật cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước (CNH -HĐH)

Quá trình CNH - HĐH đòi hỏi phải phát triển đội ngũ lao động có kiến thức, có kỹ năng nghề cao, có khả năng làm chủ được các phương tiện, máy móc, làm chủ được công nghệ. Quá trình công nghiệp hóa dài hay ngắn, ngoài các yếu tố về cơ chế, chính sách và thể chế, phụ thuộc vào năng lực của đội ngũ lao động kỹ thuật này. Đây có thể nói là nhu cầu khách quan của nền kinh tế. Trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, đòi hỏi quy mô và cơ cấu giáo dục- đào tạo nghề và qua đó đòi hỏi quy mô và cơ cấu nhân lực kỹ thuật khác nhau. Nếu hệ thống đào tạo yếu kém, chất lượng thấp thì nguy cơ tạo ra nguồn nhân lực chất lượng thấp và sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế, làm tăng nguy cơ tụt hậu của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới. Chính điều này cho thấy vai trò chiến lược của đào tạo nghề đối với sự phát triển của đất nước, nhìn cả từ khía cạnh kinh tế và khía cạnh an sinh xã hội.

Có thể thấy, đầu tư cho đào tạo nghề là sự đầu tư cho phát triển bền vững đất nước. Nhận thức rõ điều này, Đảng và Nhà nước đã chú trọng đến phát triển đào tạo

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề ở tỉnh Nghệ An (Trang 34)