Tổng quan nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề ở tỉnh Nghệ An (Trang 28)

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nâng cao năng lực bộ máy quản lý Nhà nước về đào tạo

5. Tổng quan nghiên cứu

Đã có một số nghiên cứu về đào tạo nghề nói chung, công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề nói riêng như sau:

- Giáo dục kỹ thuật - nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực, tác giả Trần Khánh Đức, NXB Giáo dục, Hà Nội (2002). Nội dung cuốn sách tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và giải pháp giáo dục kỹ thuật - nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực.

- Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Luận án tiến sỹ kinh tế, tác giả Phan Chính Thức, Đại học Sư phạm Hà Nội (2003). Luận án đi sâu nghiên cứu đề xuất những khái niệm, cơ sở lý luận mới về đào tạo nghề, về lịch sử đào tạo nghề và giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.

- Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn, tác giả PGS. TS. Đỗ Văn Cương, TS. Mạc Văn Tiến, Nhà xuất bản Lao Động - Xã hội, Hà Nội (2004). Nội dung cuốn sách tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển lao động kỹ thuật ở nước ta.

- Giáo dục nghề nghiệp - Những vấn đề và giải pháp, tác giả Nguyễn Viết Sự, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội (2005). Nội dung cuốn sách tập hợp các bài viết đã đăng trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo, đề tài nghiên cứu khoa học về lý luận, thực tiễn kinh nghiệm trong và ngoài nước về phát triển giáo dục nghề nghiệp.

- Quản lý Nhà nước về Đầu tư phát triển đào tạo nghề ở nước ta, tác giả Nguyễn Đức Tĩnh, luận án tiến sỹ kinh tế (2007), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Nội dung luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý Nhà nước về đầu tư phát triển đào tạo nghề ở nước ta.

- Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề ở Việt Nam, tác giả Bùi Đức Tùng, luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị (2007), Đại học Quốc gia Hà Nội. Nội dung luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề cấp trung ương.

- Quản lý Nhà nước về lao động kỹ thuật trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam, tác giả Châu Thanh Thuỳ, khoá luận tốt nghiệp (2008), Đại học Quốc gia Hà Nội. Nội dung khóa luận tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý Nhà nước về lao động kỹ thuật trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.

- Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tác giả Hồ Thị Châu Loan, luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (2010), Đại học Vinh. Nội dung luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Những nghiên cứu trên có các cách tiếp cận khác nhau về đào tạo nghề, trong đó có quản lý nhà nước về đào tạo nghề. Song, chưa có một nghiên cứu nào về quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề ở tỉnh Nghệ An. Do vậy, đề tài “Tăng

cường quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề ở tỉnh Nghệ An” là một đề tài mới. Trong quá trình thực hiện đề tài, bên cạnh việc chọn lọc những nghiên cứu đã có, tác giả tìm hiểu những vấn đề mới, nhất là thực tiễn quản lý nhà nước về đào tạo nghề tỉnh Nghệ An. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đào tạo nghề ở tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.

6. Những đóng góp của luận văn

Về lý luận, luận văn đã hệ thống hoá lý luận cơ bản của quản lý nhà nước về đào tạo nghề, nêu các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đối với quản ly nhà nước đối với đào tạo nghề; xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá QLNN về đào tạo nghề theo bốn tiêu chí: (i) phù hợp; (ii) hiệu lực; (iii) hiệu quả; (iv) bền vững; đặc biệt đi sâu vào các nội dung quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cấp tỉnh.

Về thực tiễn, thông qua phân tích, đánh giá tổng quát về thực trạng quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề ở Nghệ An (những kết quả đạt được, đặc biệt là những mặt còn hạn chế trong quản lý và nguyên nhân); đồng thời đánh giá chất

lượng quản lý nhà nước về đào tạo nghề dựa trên bốn tiêu chí phù hợp, hiệu lực, hiệu quả, bền vững. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất một số giải pháp thiết thực, khả thi để tăng cường quản lý nhà nước về đào tạo nghề ở Nghệ An nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung của luận văn được kết cấu gồm 03 chương:

Chương 1: Lý luận về đào tạo nghề và quản lý nhà nước về đào tạo nghề Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề ở Nghệ An từ

2008 - 2012

Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đào tạo nghề ở tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

Chương 1

LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỂ

1.1. Đào tạo nghề

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm a. Khái niệm a. Khái niệm

Trên thế giới hiện nay có nhiều quan khái niệm khác nhau về đào tạo nghề: Theo học giả Tack Soo Chung (1982): Đào tạo nghề là hoạt động đào tạo phát triển năng lực lao động (tri thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp) cần thiết để đảm nhận công việc được áp dụng với người lao động và những đối tượng sắp trở thành người lao động. Đào tạo nghề được thực hiện tại nơi lao động, trung tâm đào tạo, các trường dạy nghề, các lớp học không chính quy nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng cường cơ hội việc làm và cải thiện địa vị người lao động, nâng cao năng suất lao động của các doanh nghiệp góp phần phát triển kinh tế - xã hội. [5,tr.24]

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): đào tạo nghề là nhằm cung cấp cho người học những kỹ năng cần thiết để thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên quan đến công việc nghề nghiệp được giao. [5,tr.24]

Theo UNESCO (Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc) thì đào tạo nghề là đảm bảo người học có kiến thức kỹ thuật hệ thống và vững chắc, đồng thời có kỹ năng cơ bản diện rộng, trên cơ sở đó tạo khả năng thích ứng cao những biến đổi kỹ thuật và công nghệ. Đào tạo nghề có tính toàn diện, bao gồm cả mặt giáo dục và mặt huấn luyện. Đó là quá trình chuẩn bị đầy đủ nhân cách cho thanh, thiếu niên bước vào cuộc sống lao động nghề nghiệp. [5,tr.24]

Các khái niệm trên đều là những khái niệm kinh điển về đào tạo nghề. Căn cứ vào tình hình cụ thể, Việt Nam cũng đã đưa ra khái niệm về đào tạo nghề trong

Luật Dạy nghề (ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2006):

"Dạy nghề (đào tạo nghề) là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thanh khóa học".

Như vậy, đào tạo nghề bao gồm hai quá trình có quan hệ hữu cơ với nhau, đó là:

- Dạy nghề: Là quá trình giảng viên truyền bá những kiến thức về lý thuyết và thực hành để các học viên có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo, thành thục nhất định về nghề nghiệp .

- Học nghề: Là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực hành của người lao động để đạt được một trình độ nghề nghiệp nhất định.

Theo cách hiểu này, có thể nói dạy nghề là một bộ phận của hoạt động đào tạo nghề, được đề cập ở phần chủ thể ở quá trình đào tạo. Tuy nhiên, dạy nghề không thể tách rời quá trình học nghề, bởi vì đó là hai mặt của một vấn đề - đào tạo nghề. Vì vậy, trong nhiều trường hợp đào tạo nghề và dạy nghề được hiểu đồng nhất với nhau. Sự khác nhau giữa đào tạo nghề với dạy nghề hay học nghề chỉ ở mức độ nhấn mạnh quá trình này so với quá trình kia trong nghiên cứu hay biểu đạt chúng mà thôi.

ĐTN cho người lao động là giáo dục kỹ thuật sản xuất cho người lao động để họ nắm vững nghề nghiệp, chuyên môn. Đào tạo nghề bao gồm: Đào tạo công nhân kỹ thuật (công nhân cơ khí, điện tử, xây dựng, sửa chữa...) và phổ cập nghề cho người lao động (chủ yếu là lao động nông thôn).

Qua đó, ta có thể thấy dạy nghề là khâu quan trọng trong việc GQVL cho người lao động, tuy nó không tạo ra việc làm ngay nhưng đó là yếu tố cơ bản tạo thuận lợi cho quá trình tìm việc làm và thực hiện công việc. Hiện nay, dạy nghề có sự tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Sự tích hợp thể hiện ở chỗ: nó đòi hỏi người học sinh hôm nay, người thợ trong tương lai lại phải vừa chuyên sâu về kiến thức, vừa thành thục về kỹ năng, tay nghề. Đây là điểm khác biệt lớn trong dạy nghề so với học văn hóa.

Trong Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11 cũng xác định: "Mục tiêu của dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học

nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước".

Như vậy, nội dung của ĐTN bao gồm: trang bị các kiến thức lý thuyết cho học viên một cách có hệ thống và rèn luyện các kỹ năng thực hành, tác phong làm việc cho học viên trong phạm vi ngành nghề họ theo học nhằm giúp họ có thể làm một nghề nhất định.

Nguyên lý và phương châm của dạy nghề là: học đi đôi với hành; lấy thực hành, thực tập kỹ năng nghề làm chính; coi trọng giáo dục đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp của người học, đảm bảo tính giáo dục toàn diện.

b. Đặc điểm của đào tạo nghề:

- Đào tạo nghề là hình thành nhân cách người lao động mới. Thông qua quá trình đào tạo giúp người học có được kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nghề nghiệp nhất định để có thể làm việc theo nghề nghiệp đó sau khi ra trường; đồng thời giáo dục cho người học những phẩm chất nghề nghiệp như: lòng yêu nghề, đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức, kỷ luật trong lao động sản xuất.

- Đào tạo nghề gắn liền với quá trình sản xuất. Đây là đặc điểm cơ bản nhất. Trong quá trình dạy - học, người học muốn nắm được nội dung nghề nghiệp thì phải trực tiếp nhìn thấy quá trình sản xuất hay ít nhất thấy được mô hình của nó. Muốn đào tạo nghề có kết quả phải có một số điều kiện cơ bản sau: Máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, quỹ thời gian để luyện tay nghề, có đội ngũ giáo viên dạy lý thuyết và thực hành vừa giỏi kỹ thuật, vừa giỏi nghiệp vụ sư phạm. Ngoài ra phải tính đến việc sử dụng các thành tựu kỹ thuật, công nghệ, tổ chức sản xuất theo khoa học. Thiếu những điều kiện này, đào tạo nghề không thể đạt hiệu quả cao.

- Đào tạo nghề là đào tạo thực hành sản xuất. Nội dung giảng dạy bao gồm cả lý thuyết và thực hành, nhưng thời gian thực hành sản xuất giữ vai trò chủ đạo và chiếm khoảng 2/3 thời gian đào tạo. Nội dung dạy lý thuyết và thực hành được phản ánh trong kế hoạch giảng dạy và chương trình môn học. Hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh, liên tục đổi mới công nghệ sản xuất. Vì thế, trong vòng 5 đến 7 năm phải xây dựng danh mục nghề đào tạo một lần. Đây là điểm khác biệt giữa đào tạo nghề với giáo dục phổ thông.

Với các đặc thù của đào tạo nghề trên đòi hỏi QLNN về đào tạo nghề phải tránh sự dập khuôn, máy móc khi tạo ra “sản phẩm” cũng như không được phép tạo ra “phế phẩm”. QLNN về đào tạo nghề phải chú ý đến sự khác biệt giữa đặc điểm lao động sư phạm so với lao động xã hội nói chung. QLNN về đào tạo nghề đòi hỏi yêu cầu cao về tính toàn diện, tính thống nhất, tính liên tục, tính kế thừa, tính phát triển...[14,tr.21]

1.1.2. Phân loại và hình thức đào tạo nghềa. Phân loại đào tạo nghề: a. Phân loại đào tạo nghề:

Có nhiều cách phân loại đào tạo nghề, tùy theo mỗi loại tiêu thức ta có thể phân loại đào tạo nghề thành các loại hình khác nhau. Trong phạm vi luận văn, tác giả chỉ xét các tiêu thức phân loại như sau:

- Căn cứ vào thời gian đào tạo nghề:

+ Đào tạo ngắn hạn: là loại hình đào tạo nghề có thời gian đào tạo dưới một năm, chủ yếu được áp dụng đối với phổ cập nghề. Loại hình này có ưu điểm là có thể tập trung được đông đảo lực lượng lao động ở mọi lứa tuổi, những người không có điều kiện học tập trung vẫn có thể tiếp thu được tri thức ngay tại chỗ, với sự hỗ trợ đắc lực của các cơ quan đoàn thể, địa phương, Nhà nước về mặt giáo trình, giảng viên ...

+ Đào tạo dài hạn: là loại hình đào tạo nghề có thời gian đào tạo từ một năm trở lên, chủ yếu áp dụng đối với đào tạo công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ. Đào tạo nghề dài hạn thường có chất lượng cao hơn các lớp đào tạo ngắn hạn.

- Căn cứ theo trình độ đào tạo nghề: cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề.

+ Đào tạo trình độ sơ cấp nghề là nhằm trang bị cho người học nghề năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

+ Đào tạo trình độ trung cấp nghề là trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm

việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; thời gian đào tạo từ một đến hai năm đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông và từ ba đến bốn năm đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở; hoàn thành khóa học được cấp bằng trung cấp nghề.

+ Đào tạo trình độ cao đẳng nghề là nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm, có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; thời gian đào tạo từ hai đến ba năm đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông và từ một đến hai năm đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề cùng ngành; hoàn thành khóa học được cấp bằng cao đẳng nghề.

b. Các hình thức đào tạo nghề: Các hình thức đào tạo nói chung và đào tạo

nghề nói riêng nhìn chung là rất đa dạng. Tuy nhiên, về cơ bản đào tạo nghề hiện nay thường áp dụng một số hình thức chính sau đây:

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề ở tỉnh Nghệ An (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w