Khái niệm và đặc điểm

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề ở tỉnh Nghệ An (Trang 31)

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nâng cao năng lực bộ máy quản lý Nhà nước về đào tạo

1.1.1.Khái niệm và đặc điểm

7. Kết cấu của luận văn

1.1.1.Khái niệm và đặc điểm

a. Khái niệm

Trên thế giới hiện nay có nhiều quan khái niệm khác nhau về đào tạo nghề: Theo học giả Tack Soo Chung (1982): Đào tạo nghề là hoạt động đào tạo phát triển năng lực lao động (tri thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp) cần thiết để đảm nhận công việc được áp dụng với người lao động và những đối tượng sắp trở thành người lao động. Đào tạo nghề được thực hiện tại nơi lao động, trung tâm đào tạo, các trường dạy nghề, các lớp học không chính quy nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng cường cơ hội việc làm và cải thiện địa vị người lao động, nâng cao năng suất lao động của các doanh nghiệp góp phần phát triển kinh tế - xã hội. [5,tr.24]

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): đào tạo nghề là nhằm cung cấp cho người học những kỹ năng cần thiết để thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên quan đến công việc nghề nghiệp được giao. [5,tr.24]

Theo UNESCO (Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc) thì đào tạo nghề là đảm bảo người học có kiến thức kỹ thuật hệ thống và vững chắc, đồng thời có kỹ năng cơ bản diện rộng, trên cơ sở đó tạo khả năng thích ứng cao những biến đổi kỹ thuật và công nghệ. Đào tạo nghề có tính toàn diện, bao gồm cả mặt giáo dục và mặt huấn luyện. Đó là quá trình chuẩn bị đầy đủ nhân cách cho thanh, thiếu niên bước vào cuộc sống lao động nghề nghiệp. [5,tr.24]

Các khái niệm trên đều là những khái niệm kinh điển về đào tạo nghề. Căn cứ vào tình hình cụ thể, Việt Nam cũng đã đưa ra khái niệm về đào tạo nghề trong

Luật Dạy nghề (ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2006):

"Dạy nghề (đào tạo nghề) là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thanh khóa học".

Như vậy, đào tạo nghề bao gồm hai quá trình có quan hệ hữu cơ với nhau, đó là:

- Dạy nghề: Là quá trình giảng viên truyền bá những kiến thức về lý thuyết và thực hành để các học viên có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo, thành thục nhất định về nghề nghiệp .

- Học nghề: Là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực hành của người lao động để đạt được một trình độ nghề nghiệp nhất định.

Theo cách hiểu này, có thể nói dạy nghề là một bộ phận của hoạt động đào tạo nghề, được đề cập ở phần chủ thể ở quá trình đào tạo. Tuy nhiên, dạy nghề không thể tách rời quá trình học nghề, bởi vì đó là hai mặt của một vấn đề - đào tạo nghề. Vì vậy, trong nhiều trường hợp đào tạo nghề và dạy nghề được hiểu đồng nhất với nhau. Sự khác nhau giữa đào tạo nghề với dạy nghề hay học nghề chỉ ở mức độ nhấn mạnh quá trình này so với quá trình kia trong nghiên cứu hay biểu đạt chúng mà thôi.

ĐTN cho người lao động là giáo dục kỹ thuật sản xuất cho người lao động để họ nắm vững nghề nghiệp, chuyên môn. Đào tạo nghề bao gồm: Đào tạo công nhân kỹ thuật (công nhân cơ khí, điện tử, xây dựng, sửa chữa...) và phổ cập nghề cho người lao động (chủ yếu là lao động nông thôn).

Qua đó, ta có thể thấy dạy nghề là khâu quan trọng trong việc GQVL cho người lao động, tuy nó không tạo ra việc làm ngay nhưng đó là yếu tố cơ bản tạo thuận lợi cho quá trình tìm việc làm và thực hiện công việc. Hiện nay, dạy nghề có sự tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Sự tích hợp thể hiện ở chỗ: nó đòi hỏi người học sinh hôm nay, người thợ trong tương lai lại phải vừa chuyên sâu về kiến thức, vừa thành thục về kỹ năng, tay nghề. Đây là điểm khác biệt lớn trong dạy nghề so với học văn hóa.

Trong Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11 cũng xác định: "Mục tiêu của dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học

nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước".

Như vậy, nội dung của ĐTN bao gồm: trang bị các kiến thức lý thuyết cho học viên một cách có hệ thống và rèn luyện các kỹ năng thực hành, tác phong làm việc cho học viên trong phạm vi ngành nghề họ theo học nhằm giúp họ có thể làm một nghề nhất định.

Nguyên lý và phương châm của dạy nghề là: học đi đôi với hành; lấy thực hành, thực tập kỹ năng nghề làm chính; coi trọng giáo dục đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp của người học, đảm bảo tính giáo dục toàn diện.

b. Đặc điểm của đào tạo nghề:

- Đào tạo nghề là hình thành nhân cách người lao động mới. Thông qua quá trình đào tạo giúp người học có được kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nghề nghiệp nhất định để có thể làm việc theo nghề nghiệp đó sau khi ra trường; đồng thời giáo dục cho người học những phẩm chất nghề nghiệp như: lòng yêu nghề, đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức, kỷ luật trong lao động sản xuất.

- Đào tạo nghề gắn liền với quá trình sản xuất. Đây là đặc điểm cơ bản nhất. Trong quá trình dạy - học, người học muốn nắm được nội dung nghề nghiệp thì phải trực tiếp nhìn thấy quá trình sản xuất hay ít nhất thấy được mô hình của nó. Muốn đào tạo nghề có kết quả phải có một số điều kiện cơ bản sau: Máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, quỹ thời gian để luyện tay nghề, có đội ngũ giáo viên dạy lý thuyết và thực hành vừa giỏi kỹ thuật, vừa giỏi nghiệp vụ sư phạm. Ngoài ra phải tính đến việc sử dụng các thành tựu kỹ thuật, công nghệ, tổ chức sản xuất theo khoa học. Thiếu những điều kiện này, đào tạo nghề không thể đạt hiệu quả cao.

- Đào tạo nghề là đào tạo thực hành sản xuất. Nội dung giảng dạy bao gồm cả lý thuyết và thực hành, nhưng thời gian thực hành sản xuất giữ vai trò chủ đạo và chiếm khoảng 2/3 thời gian đào tạo. Nội dung dạy lý thuyết và thực hành được phản ánh trong kế hoạch giảng dạy và chương trình môn học. Hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh, liên tục đổi mới công nghệ sản xuất. Vì thế, trong vòng 5 đến 7 năm phải xây dựng danh mục nghề đào tạo một lần. Đây là điểm khác biệt giữa đào tạo nghề với giáo dục phổ thông.

Với các đặc thù của đào tạo nghề trên đòi hỏi QLNN về đào tạo nghề phải tránh sự dập khuôn, máy móc khi tạo ra “sản phẩm” cũng như không được phép tạo ra “phế phẩm”. QLNN về đào tạo nghề phải chú ý đến sự khác biệt giữa đặc điểm lao động sư phạm so với lao động xã hội nói chung. QLNN về đào tạo nghề đòi hỏi yêu cầu cao về tính toàn diện, tính thống nhất, tính liên tục, tính kế thừa, tính phát triển...[14,tr.21]

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề ở tỉnh Nghệ An (Trang 31)