0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Quy định về hình thức hợp đồng uỷquyền

Một phần của tài liệu HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 77 -77 )

Hiện nay trên thực tế, quan hệ uỷ quyền được xác lập bằng hợp đồng uỷ quyền và giấy uỷ quyền. Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08-12-2000 về công chứng, chứng thực quy định rõ: Công chứng, chứng thực hợp đồng uỷ quyền và giấy uỷ quyền: Việc uỷ quyền có thù lao, có nghĩa vụ bồi thường của bên được uỷ quyền hoặc để chuyển quyền sở hữu quyền sử dụng bất động sản phải được lập thành hợp đồng. Việc uỷ quyền không thuộc những trường hợp trên thì không cần phải lập thành hợp đồng uỷ quyền, mà có thể lập giấy uỷ quyền và chỉ cần người uỷ quyền ký tên vào giấy uỷ quyền. Trong khi đó, Luật Công chứng không quy định vấn đề này.

Nếu người uỷ quyền lập hợp đồng uỷ quyền thì trong nội dung bản hợp đồng chắc chắn sẽ có sự thỏa thuận nhất trí của hai bên về quyền và nghĩa vụ của các bên mà quan trọng là việc chấm nhận công việc uỷ quyền của người được uỷ quyền đã thể hiện ngay trên hợp đồng bằng việc anh ta phải ký tên trước mặt công chứng viên và ngưòi uỷ quyền.

Nếu người uỷ quyền lập giấy uỷ quyền thì ngưòi uỷ quyền có thể chấp nhận công việc được uỷ quyền, có thể từ chối công việc uỷ quyền. Pháp luật quy định văn bản có hiệu lực bắt đầu từ khi được công chứng viên công chứng hoặc

được chứng thực. Người được uỷ quyền có quyền từ chối từ chối công việc được uỷ quyền bằng cách không thực hiện công việc uỷ quyền. Như vậy, văn bản uỷ quyền được coi là có giá trị bắt đầu từ thời điểm nào? Vào thời điểm được công chứng, chứng thực hay vào thời điểm người uỷ được uỷ quyền thực hiện công việc được uỷ quyền.

Để khắc phục hạn chế này, pháp luật cần phải có những quy định theo đó nếu công việc được uỷ quyền liên quan đến một nghĩa vụ của người uỷ quyền như trả nợ ngân hàng, ... hoặc liên quan đến chuyển nhượng tài sản thì hai bên phải lập thành hợp đồng uỷ quyền.

Một phần của tài liệu HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 77 -77 )

×