Bên uỷquyền

Một phần của tài liệu Hợp đồng ủy quyền theo pháp luật Việt Nam (Trang 40)

Hợp đồng ủy quyền là hợp đồng dân sự thông dụng, việc ủy quyền được thể hiện ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Bên ủy quyền có thể là cá nhân hoặc pháp nhân, ủy quyền cho người khác nhân danh mình tham gia

một hoặc một số công việc nhất định. Do bản chất của ủy quyền là việc bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền. Những công việc này, về nguyên tắc bên ủy quyền hoàn toàn có khả năng và điều kiện thực hiện, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau nên bên ủy quyền không trực tiếp thực hiện, nên ủy quyền cho người khác thực hiện thay mình. Do đó, khi giao kết hợp đồng ủy quyền, bên ủy quyền không những phải có có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự mà còn phải có năng lực giao kết hợp đồng ủy quyền. Năng lực giao kết hợp đồng ủy quyền có thể thể hiểu là những công việc, hành vi mà người ủy quyền được phép làm. Ví dụ: A ủy quyền cho B bán chiếc xe máy thì A phải là chủ sở hữu của chiếc xe máy đó.

Theo quy định tại Điều 143 BLDS năm 2005 thì người đại diện theo ủy quyền là: Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Như vậy, tùy vào tích chất công việc ủy quyền mà đối với cá nhân là người ủy quyền có thể có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ. Bên ủy quyền là pháp nhân, và các chủ thể khác thì việc ủy quyền phải trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của pháp nhân, chủ thể đó và người ủy quyền phải là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó.

Mặc dù, hợp đồng ủy quyền là sự tự nguyện giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền trong việc giao kết hợp đồng. Trên thực tế, có BLDS không quy định trường hợp nào người ủy quyền có quyền từ chối thực hiện công việc được ủy quyền, trong trường hợp biết rằng người ủy quyền cho người được ủy quyền một công việc mà không có khả năng thực hiện được và trách nhiệm của người ủy quyền như thế nào. Luật dân sự một số nước trong đó có BLDS Pháp năm 1804 có quy định về vấn đề này. Trong khi đó, BLDS năm 2005 không quy định cụ thể trường hợp nào người ủy quyền ký hợp đồng ủy quyền mà người ủy

quyền không có quyền công việc đó. Trên thực tế, người nhận ủy quyền rất khó xác định được đâu là công việc không thuộc quyền của người ủy quyền mà việc đánh giá và từ chối hay giao kết hợp đồng ủy quyền phụ thuộc vào sự đánh giá của bên nhận ủy quyền và bên ủy quyền. Trong trường hợp bên ủy quyền ủy quyền cho bên được ủy quyền thực hiện công việc mà khi thực hiện vi phạm pháp luật thì tùy vào mức độ thì bên ủy quyền và bên được ủy quyền phải liên đới chịu trách nhiệm. Trong một công việc cụ thể, pháp luật không quy định người ủy quyền có thể ủy quyền cho bao nhiêu người. Do đó, người ủy quyền có thể ủy quyền cho một hoặc nhiều người thực hiện công việc ủy quyền. Ví dụ: H có thể cùng ủy quyền cho G và K làm đại diện tại Tòa án. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định thì người ủy quyền chỉ có thể ủy quyền cho một người đó là trường hợp người được ủy quyền khi thực hiện hành vi sẽ triệt tiêu quyền của người ủy quyền. Ví du: A ủy quyền cho B ký hợp đồng bán nhà với C, khi B đã ký hợp đồng nhân danh A thì A không thể ủy quyền cho người khác bán căn nhà của mình.

Như vậy, bên uỷ quyền là một chủ thể của hợp đồng uỷ quyền có thể là cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác. Khi tham gia giao kết hợp đồng ủy quyền nếu bên ủy quyền là cá nhân thì phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự và năng lực giao kết, nếu là pháp nhân và chủ thể khác thì việc ủy quyền phải trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình và có quyền thực hiện những công việc mà mình ủy quyền.

Một phần của tài liệu Hợp đồng ủy quyền theo pháp luật Việt Nam (Trang 40)