Về bảo vệ quyền SHCN đối với BMKD

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh theo pháp luật Việt Nam (Trang 111)

Để bảo vệ quyền SHCN đối với BMKD, pháp luật về SHTT hiện hành đã có những quy định tương đối đầy đủ, rõ ràng, có khả năng xử lý hiệu quả các hành vi xâm phạm BMKD. Tuy nhiên, tác giả vẫn muốn kiến nghị thêm một vài điểm nhỏ để góp phần hoàn thiện hơn nữa các quy định trong lĩnh vực bảo vệ quyền SHCN đối với BMKD này.

111

Thứ nhất, về các biện pháp (chế tài) dân sự được quy định tại Điều 202 Luật SHTT, các nhà làm luật đã đặt ra 5 biện pháp dân sự đó là Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; Buộc xin lỗi, cải chính công khai; Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; Buộc bồi thường thiệt hại và Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối… Tác giả kiến nghị bổ sung thêm một chế tài dân sự nữa đó là: “Công nhận quyền dân sự”. Đây là một chế tài dân sự quan trọng của biện pháp dân sự đã được quy định tại Điều 9 Bộ luật dân sự 2005. Tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận quyền dân sự của mình… Việc công nhận quyền dân sự có ý nghĩa một mặt cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và khẳng định quyền dân sự nào đó cho chủ thể quyền, mặt khác tuyên bố với các chủ thể khác rằng quyền dân sự này đang được pháp luật bảo vệ, mọi hành vi xâm phạm đều bị xử lý theo quy định của pháp luât.

Khi có hành vi tiếp cận, bộc lộ, sử dụng BMKD bất hợp pháp, quyền SHCN đối với BMKD của chủ thể quyền bị xâm phạm, chủ thể này muốn bảo vệ quyền của mình thì phải chứng minh được mình là chủ sở hữu hợp pháp của BMKD đó. Chứng minh được điều đó thì mới được pháp luật bảo vệ. Sau khi hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu BMKD đã được xử lý bằng các biện pháp phù hợp thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng thêm biện pháp nữa đó là công nhận quyền SHCN đối với BMKD cho chủ sở hữu đó nhằm khẳng định với những chủ thể còn lại trong xã hội rằng BMKD đó là của anh ta và để bảo vệ triệt để quyền dân sự đó. Các biện pháp buộc chấm dứt hành vi xâm phạm, buộc xin lỗi, hay buộc bồi thường thiệt hại… tuy là rất quan trọng để bù đắp lại những thiệt hại cho chủ thể quyền khi có hành vi

112

xâm phạm xảy ra nhưng vẫn chưa đủ nếu thiếu một sự công nhận quyền dân sự đối với tài sản cho người bị xâm phạm từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ quyền về tài sản đó. Sự công nhận đó chính là sự khẳng định chắc chắn quyền tài sản của chủ thể quyền, chống lại xự xâm phạm của các chủ thể khác, mọi hành vi sử dụng, bộc lộ, tiếp cận BMKD trái với ý chí của chủ thể quyền BMKD hoặc trái pháp luật đều là bất hợp pháp và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Như thế mới bảo vệ chặt chẽ quyền hợp pháp của chủ sở hữu BMKD.

Ngoài việc kiến nghị bổ sung thêm biện pháp công nhận quyền dân sự như đã nói ở trên, tác giả luận văn còn kiến nghị các nhà làm luật nên bỏ khoản 5 Điều 202 Luật SHTT. Thực chất nội dung của khoản 5 này (buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối…) là biện pháp hành chính, nên đưa nó sang điều luật khác chứ không để chung một điều khoản với các biện pháp dân sự.

Thứ hai, về nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền SHCN đối với BMKD. Tại Điều 204 Luật SHTT có quy định về nguyên tắc xác định thiệt hại do hành vi vi phạm quyền SHTT bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Tuy nhiên, trong mục b khoản 1 Điều này không quy định thiệt hại về tinh thần cho chủ thể quyền BMKD. Mục này chỉ quy định thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí và giống cây trồng. Nhưng trên thực tế khi BMKD bị xâm phạm thì chủ sở hữu của nó hay doanh nghiệp sử dụng nó tuy không bị ảnh hưởng về danh dự, nhân phẩm nhưng danh tiếng có thể bị giảm sút, ảnh hưởng. Trước đây, nhờ có BMKD mà doanh nghiệp nổi tiếng trên thị trường, được người tiêu dùng ưa chuộng, tin tưởng. Nay BMKD không còn là bí mật nữa, nó trở thành hiểu biết thông thường, bị nhiều người

113

tiếp cận, áp dụng thì doanh nghiệp chẳng có gì nổi bật trên thị trường, danh tiếng cũng mất đi. Điều đó chứng tỏ đối với BMKD, khi bị xâm phạm có thể có tổn thất về mặt tinh thần.

Mặt khác, tuy Điều 204 không quy định về tổn thất mặt tinh thần cho chủ thể quyền BMKD nhưng Điều 205 khoản 2 lại quy định: Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền SHTT đã gây thiệt hại về tinh thần cho mình thì có quyền yêu cầu Tòa án quyết định mức bồi thường trong giới hạn từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tùy theo mức độ thiệt hại. BMKD cũng là một đối tượng của quyền SHTT, vậy nếu nguyên đơn chứng minh được mình bị thiệt hại về tinh thần thì cũng được pháp luật bảo vệ. Như vậy hai điều luật trên có mâu thuẫn với nhau. Do đó, tác giả luận văn kiến nghị các nhà làm luật nên bổ sung phần về thiệt hại tinh thần nói trên để các chủ thể quyền BMKD được bảo vệ tốt hơn, tránh được mâu thuẫn nói trên.

Thứ ba, về biện pháp hình sự. Trong Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009, tại Điều 171 quy định về Tội xâm phạm quyền SHCN không nói gì đến BMKD. Điều đó chứng tỏ các hành vi xâm phạm BMKD dù có dù gây

hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, đều không bị coi là tội phạm. Vì theo nguyên tắc

hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ có thể bị coi là tội phạm nếu được quy định trong Bộ luật hình sự nên có thể nói đối với hành vi xâm phạm BMKD không áp dụng biện pháp hình sự để xử lý.

Bên cạnh đó, tại Điều 212 Luật SHTT có quy định: cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự. BMKD cũng là đối tượng thuộc SHTT, hành vi xâm phạm nó có thể bị coi là tội phạm hình sự

114

nếu đáp ứng các yếu tố cấu thành tội phạm và bị xử lý hình sự. Giữa Bộ luật hình sự và Luật SHTT tuy cùng có thời gian sửa đổi, bổ sung với nhau (trong năm 2009) nhưng lại có sự không thống nhất với nhau như đã nói ở trên. Trên thực tế, các hành vi xâm phạm BMKD có thể gây ra hậu quả rất nghiêm trọng, nó có thể dẫn đến sự phá sản của các tập đoàn kinh tế lớn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế đất nước. BMKD được xem là bảo bối của doanh nghiệp, nó có giá trị rất lớn và nó cũng là một loại tài sản, việc đánh cắp BMKD cũng giống như đánh cắp tài sản có giá trị lớn, cần phải có biện pháp mạnh để xử lý.

Trên thế giới, hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh đã được pháp luật quốc tế điều chỉnh ra sao?

Điều 51 Hiệp định TRIPs cho phép: “...Các thành viên có thể quy định các thủ tục hình sự và các hình phạt áp dụng cho các trường hợp khác xâm phạm quyền SHTT, đặc biệt là trường hợp cố ý xâm phạm và xâm phạm với

quy mô thương mại”. Cụm từ “các trường hợp khác” vừa nêu có thể là hành

vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, hành vi đánh cắp bí mật kinh doanh, đánh cắp giống cây trồng... Như vậy, Hiệp định TRIPs

không hề ngăn cấm các quốc gia thành viên quy định hành vi xâm phạm tất cả

các đối tượng của quyền SHTT là tội phạm hình sự, nếu hành vi đó là cố ý và với quy mô thương mại. Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự của Việt Nam vừa qua đã không tận dụng quy định này của WTO.

Tại các quốc gia khác, cũng có sử dụng luật hình sự để điều chỉnh các quan hệ liên quan đến BMKD, ví dụ như ở Mỹ, trong vụ đánh cắp BMKD của hãng Co ca co la, kẻ có âm mưu đánh cắp bị coi là tội phạm, vụ án có sự tham gia của cả cảnh sát liên bang và tình báo FBI. Hay một ví dụ khác cũng áp

115

dụng biện pháp hình sự, Tòa án quận San Joe ở Mỹ đã tuyên phạt ông Atul Malhotra, cựu phó chủ tịch Hãng HP, mức án 10 năm tù và khoản tiền phạt 250.000 USD vì tội ăn cắp các bí mật kinh doanh từ Hãng IBM [35]. So với pháp luật hình sự Việt Nam thì mức án trên tương đương với loại tội phạm rất nghiêm trọng (theo khoản 2 Điều 8 Bộ luật hình sự thì tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 15 năm tù). Pháp luật một số nước như Pháp, Phần Lan, Thụy Sỹ cũng quy định việc áp dụng trách nhiệm hình sự đối với những nhân viên nhà nước và các quan chức trong các cơ quan kiểm tra đối với việc phổ biến các thông tin bí mật. Ở Úc, người ta xem xét trách nhiệm dân sự và hình sự đối với những người có lỗi trong việc tiết lộ hoặc sử dụng trái phép thông tin bí mật. [1,31]

Có thể dự báo trong thời gian tới, số các vụ xâm phạm quyền đối với hành vi đánh cắp bí mật kinh doanh có thể gia tăng, kể cả các hành vi ở quy mô thương mại và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Các quốc gia sản xuất hàng hóa xâm phạm quyền này có thể sẽ xuất khẩu vào Việt Nam nhiều hơn bởi cho dù có gây hậu quả lớn đến đâu cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc chỉ bị xử lý hành chính, mà trong đa số trường hợp, số tiền bị xử phạt hành chính chỉ chiếm một lượng nhỏ so với số tiền hưởng lợi bất chính từ hành vi xâm phạm.

Do vậy, tác giả kiến nghị, nên quy định hành vi xâm phạm BMKD trong bộ luật hình sự để công cụ đắc lực này điều chỉnh các quan hệ liên quan đến BMKD, khắc phục được mâu thuẫn giữa hai văn bản pháp luật lớn nói trên.

Thứ tư, về biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Khoản 1 Điều 216 Luật SHTT quy định về “Biện pháp kiểm soát hàng hoá

116

xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHTT”, theo đó các biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHTT bao gồm: Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT; Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền SHTT. Vấn đề cần lưu ý là chúng ta quy định việc kiểm soát cả hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu có liên quan đến SHTT trong đó có hàng hóa được sản xuất từ việc áp dụng các BMKD.

Trong khi đó, Điều 51 của Hiệp định TRIPS chỉ quy định: “Các thành viên phải ban hành, một cách phù hợp với các quy định sau đây, các thủ tục cho phép chủ thể quyền, khi có những căn cứ hợp lý để nghi ngờ rằng việc nhập khẩu các hàng hoá mang nhãn hiệu hàng hoá giả mạo hoặc vi phạm bản quyền có thể xảy ra, được đệ đơn cho các cơ quan có thẩm quyền, là cơ quan hành chính hoặc cơ quan xét xử, yêu cầu đình chỉ thông quan tại các cơ quan hải quan để ngăn chặn các hàng hoá đó vào lưu thông tự do”. Như vậy, Hiệp định TRIPS chỉ quy định về thủ tục kiểm soát đối với hàng hóa nhập khẩu nghi ngờ xâm phạm quyền tác giảvà nhãn hiệu. Quy định của TRIPS đã mở ra khả năng thực thi rất cao của cơ quan thực thi quyền SHTT, bởi lẽ với khả năng có hạn và trang bị không đầy đủ, cơ quan thực thi quyền SHTT tại biên giới chỉ có thể kiểm soát hàng hóa nhập khẩu vi phạm nhãn hiệu và bản quyền.

Như vậy, pháp luật Việt Nam về SHTT đã quy định vượt quá yêu cầu của Hiệp định TRIPS đối với các quốc gia thành viên của WTO. Quy định như vậy có thể sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có áp dụng BMKD. Khi ban hành Luật SHTT trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, có lẽ chúng ta phải quy định như vậy là nhằm làm tăng uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế để WTO dễ chấp nhận chúng ta là quốc gia thành viên. Quy định này rõ ràng không mang lại lợi ích

117

cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng hóa có sử dụng BMKD nói riêng. Nhưng trong Luật sửa đổi (2009) Luật SHTT Quốc hội đã thông qua vào tháng 6.2009 cũng không sửa đổi quy định này tại Điều 216.

So sánh với một số quốc gia trong khu vực đã quy định vấn đề tương tự, Luật Hải quan của các nước: Philippin, Australia, Trung Quốc cũng chỉ quy định như WTO yêu cầu, có nghĩa là họ không quy định kiểm soát hàng xuất khẩu xâm phạm quyền SHTT.

Mặc dù Nghị định 106/2006/NĐ-CP ngày 26.9.2006 quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp phù hợp với Điều 51 Hiệp định TRIPS là chỉ quy định xử phạt hành vi nhập khẩu hàng hóa xâm phạm quyền SHTT, không đề cập đến hành vi xuất khẩu hàng hóa có yếu tố xâm phạm quyền. Tuy nhiên, để khắc phục triệt để tình trạng bất lợi nói trên, chúng ta cần loại bỏ việc kiểm soát hàng hóa xuất khẩu có các yếu tố vi phạm quyền SHTT.

Mặt khác, trên thực tế tự cơ quan hải quan khó có thể kiểm soát được hàng hóa có xâm phạm quyền SHCN đối với BMKD hay không, họ chỉ có thể dựa trên yêu cầu của chủ sở hữu. Vì vậy, tác giả cũng đề nghị nên bỏ việc kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa có liên quan đến BMKD của cơ quan hải quan mà chỉ nên quy định kiểm soát đối với các trường hợp có căn cứ hợp lý để nghi ngờ rằng việc nhập khẩu các hàng hoá mang nhãn hiệu hàng hoá giả mạo hoặc vi phạm bản quyền như Hiệp định TRIPs quy định.

Đề xuất này vừa hoàn toàn phù hợp với quy định của Hiệp định TRIPS mà lại có lợi cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong quá trình hội nhập lại vừa tạo được khả năng thực thi cao cho cơ quan hải quan như trên đã phân tích.

118

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ chưa được bộc lộ và có thể được sử dụng trong kinh doanh. Bí mật kinh doanh có thể là quy trình sản xuất, công thức hoá học, phương pháp bán hàng, hợp đồng mẫu, danh sách khách hàng. Giữ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp đang là thách thức liên quan đến chuỗi những yếu tố khác như vấn đề sử dụng nhân sự, vấn đề maketing, tiêu thụ sản phẩm, sử dụng dịch vụ, … và ngay cả trong việc đăng kí bằng độc quyền sáng chế đối với một thông tin khoa học. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã hạn chế đến mức thấp nhất việc đăng kí độc quyền sáng chế để giữ bí mật và được sử dụng trọn vẹn một quy trình sản xuất, một công thức, phương pháp hoá học nào đấy của sản

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh theo pháp luật Việt Nam (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)