Thực trạng hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh theo pháp luật Việt Nam (Trang 101)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

3.1 Thực trạng hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh ở Việt Nam đối với bí mật kinh doanh ở Việt Nam

Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu có đủ các điều kiện như: Không phải là hiểu biết thông thường; Có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó lợi thế so với người không nắm giữ; Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

Khi đảm bảo được đầy đủ các điều kiện trên thì bí mật kinh doanh của doanh nghiệp được bảo hộ vô thời hạn. Điều đó có nghĩa là khi đó quyền của chủ sở hữu đối với BMKD đã được tự động xác lập. Do đó khi nói đến thực trạng xác lập quyền SHCN đối với BMKD, chúng ta chủ yếu nói đến thực trạng áp dụng các biện pháp bảo mật cần thiết để bảo mật cho các BMKD.

Trên thực tế, để được bảo hộ, lãnh đạo của một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã quan tâm chú trọng đến vấn đề bảo mật cho BMKD của mình. Họ đã thiết kế một quy trình bảo mật và chia thành nhiều phần. Mỗi phần giao cho một bộ phận đảm trách, các bộ phận này có nghĩa vụ giữ tuyệt đối bí mật. Công thức và công đoạn quan trọng nhất trong quy trình công nghệ do giám đốc công ty trực tiếp nắm giữ.. Ví dụ như Công ty rượu và nước giải khát Anh Đào, để giữ bí quyết kinh doanh, giám đốc điều hành của công ty đã thiết kế hẳn một quy trình bảo mật và chia thành nhiều phần. Một phần công thức và quy trình công nghệ được giao cho phòng kỹ thuật đảm trách. Bộ phận này có nhiệm vụ giữ tuyệt đối bí mật. Ngoài ra, công ty cũng áp dụng nguyên tắc hạn chế tối đa khách thăm quan khu vực kỹ thuật, thậm chí

101

ngay cả cán bộ của công ty nếu không được phép cũng không được ra vào. Trong quy trình công nghệ, giám đốc cắt ra một công đoạn quan trọng nhất và chỉ một mình giám đốc nắm giữ công thức. Đây cũng chính là khâu làm nên sự khác biệt rượu Anh Đào và các loại rượu khác trên thị trường.

Công thức chế biến cà phê Trung Nguyên cũng được bảo vệ khá kỹ. Từng công đoạn, từ hương liệu, nhiệt độ cho tới khâu tẩm ướp nguyên liệu được giao cho nhiều người nắm giữ. Ban đầu tổng giám đốc chịu trách nhiệm quản lý công đoạn quan trọng nhất trong 7 bước chế biến, sau này do công việc ngày càng bận rộn tổng giám đốc đã lựa chọn người có uy tín để chuyển giao. Việc chọn người để nắm giữ các khâu giữ vai trò quan trọng trong quy trình công nghệ. Đó phải là những người có tài, có đức và biết coi trọng chữ tín. Công ty Trung Nguyên thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về sở hữu trí tuệ và tăng cường ý thức trách nhiệm của họ đối với việc gìn giữ bí quyết kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với những cơ sở sản xuất nhỏ, việc bảo vệ bí mật kinh doanh thường thực hiện theo phương thức cha truyền, con nối. Ví dụ Ông Bùi Đức Thắng, chủ một xưởng sản xuất hàng mỹ nghệ tại Hà Tây, cho hay cơ sở của ông sản xuất hàng sơn mài, cẩn trứng, sơn tre xuất khẩu, mỗi nhân công làm thuê được hướng dẫn một vài công đoạn, việc hoàn thiện sản phẩm cuối cùng thường do người trong gia đình ông đảm nhiệm nên ít khi lo lộ kỹ thuật.

Để bảo vệ bí mật kinh doanh, các công ty nước ngoài khi chuyển giao công nghệ vào Việt Nam cũng đặc biệt chú trọng đến việc chuyển giao những khâu kỹ thuật quan trọng.

Tóm lại, trên thực tế để có thể bảo đảm các bí mật kinh doanh không bị xâm nhập, các doanh nghiệp đã thực sự chú trọng và xây dựng một chiến lược toàn diện và đồng bộ về vấn đề này. Trước hết các doanh nghiệp đều đã xác định rõ ràng, cụ thể bí mật kinh doanh cần được bảo vệ, gìn giữ là gì, áp

102

dụng những biện pháp gì để bảo đảm tính bí mật của thông tin đó... Một trong những biện pháp mang tính chủ động để bảo vệ thông tin bí mật là hạn chế số người tiếp cận thông tin đến mức có thể, có những giới hạn nhất định đối với việc tiếp cận thông tin bí mật hoặc truy cập vào các cơ sở dữ liệu cần được bảo mật. Trong quan hệ với các đối tác hoặc các bên thứ ba, các doanh nghiệp cũng đã đặc biệt chú trọng cơ chế bảo mật thông tin thông qua các hợp đồng bảo mật và các cam kết không tiết lộ thông tin.

Bảo vệ bí mật kinh doanh là yêu cầu sống còn của doanh nghiệp. Mỗi nước đều có cách thức, chế tài riêng nhằm giúp doanh nghiệp có được những “tấm khiên” hiệu quả. Tuy nhiên, ở Việt Nam điều này vẫn khiến các doanh nghiệp đau đầu. Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh rất đa dạng, việc ăn cắp bí quyết kinh doanh đang diễn ra ngày một tinh vi hơn. Công ty Trung Nguyên cũng từng không ít lần phải đối mặt với vấn nạn này, từng có nhân viên của công ty đã bị mua chuộc và chia sẻ thông tin cho đối thủ. Tuy nhiên, do những người này chỉ nắm một phần trong quy trình công nghệ nên công ty vẫn giữ được bí quyết riêng của mình. Có nhiều trường hợp đối thủ cho nhân viên đi sưu tầm những đồ đựng hương liệu, vỏ hộp đựng cà phê về để nghiên cứu với mong muốn nhái sản phẩm của Trung Nguyên.

Từ trước đến nay, ở Việt Nam chưa có tranh chấp lớn nào liên quan đến BMKD và do khái niệm bí mật kinh doanh cũng như vấn đề bảo vệ, gìn giữ bí mật kinh doanh còn khá mới mẻ và chưa thực sự được coi trọng nên các chế tài xử lý đối với hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh cũng chưa thực sự nghiêm khắc (chủ yếu áp dụng biện pháp dân sự, hành chính). Điều này một phần là do hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh ít khi ảnh hưởng lớn tới người tiêu dùng và toàn xã hội mà chỉ ảnh hưởng tới chủ sở hữu nó.

Trên thực tế đã có một số vụ việc có liên quan đến BMKD nhưng chỉ dừng lại ở những công văn phản hồi, phản ánh những bức xúc khi thông tin bí

103

mật bị xâm phạm chứ chưa trở thành tranh chấp cụ thể. Ví dụ như trường hợp Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh Bạc Liêu tại Hội nghị bàn giải pháp phối hợp kinh doanh năm 2011 công bố số dư nợ của các doanh nghiệp. Điều này khiến cho các doanh nghiệp nợ nhiều “méo mặt” vì bỗng nhiên bị lộ BMKD. Việc công bố nợ của NHNN Việt Nam Chi nhánh Bạc Liêu là vi phạm pháp luật. Theo đó, pháp luật quy định tài khoản (bao gồm tài khoản có và tài khoản nợ) của cá nhân, tổ chức là bí mật và ngân hàng không được phép công khai nếu không có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (các cơ quan tố tụng và cơ quan thuế). Theo Quyết định 51 của NHNN năm 2007, Trung tâm Tín dụng của NHNN có quyền khai thác thông tin tín dụng nhưng hoàn toàn không được công khai ra ngoài. Những thông tin này chỉ được sử dụng nội bộ (là dịch vụ có thu phí) trong hệ thống các ngân hàng để biết dư nợ của doanh nghiệp, đánh giá khả năng thu hồi nợ… chứ không được phép công bố rộng rãi. Không những thế, tài khoản nợ còn là bí mật kinh doanh nên việc làm của NHNN Việt Nam Chi nhánh Bạc Liêu còn vi phạm Luật SHTT khi tiết lộ những thông tin này. Có rất nhiều doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để kinh doanh, nếu mới vay thì số tiền dư nợ có thể sẽ rất lớn. Việc công bố dư nợ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của doanh nghiệp, có thể làm thiệt hại đến công việc kinh doanh của họ. Vì vậy, doanh nghiệp có thể kiện ra tòa để yêu cầu bồi thường. [35]

Một ví dụ khác, đó là việc lộ BMKD vì thuế. Giá mua và giá bán được coi là bí mật kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nhưng Bộ Tài chính lại yêu cầu các doanh nghiệp giao nhận vận tải quốc tế phải khai báo những thông tin này ngay trong hợp đồng và hóa đơn tài chính. Đó là nội dung Công văn 15448/BTC - TCT ngày 2/11/2009 về việc thu thuế giá trị gia tăng 10% trên chênh lệch giữa giá bán và giá mua cước vận tải quốc tế. Doanh nghiệp phải xuất cả hai hóa đơn riêng lẻ, thế thì còn gì là BMKD nữa. Công văn này đã

104

gặp phải sự phản ứng từ đại diện các doanh nghiệp kinh doanh vận tải quốc tế như Ông Đào Trọng Khoa - Giám đốc Công ty Giao nhận Biển Đông, Ông Nguyễn Hùng - đại diện Công ty Gemadept, Ông Nguyễn Nam Tiến - Tổng giám đốc Công ty Vinalink, và từ phía Ông Bùi Ngọc Loan - Chủ tịch VIFFAS đại diện cho các doanh nghiệp kinh doanh VTQT tại Việt Nam. Qua sự việc này, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế cần thấy được vai trò và quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp giao nhận, logistics trong giai đoạn hiện nay để có chính sách phù hợp, tạo điều kiện bảo mật các BMKD của các doanh nghiệp và nuôi dưỡng để ngành giao nhận, logistics trong nước tăng cường sức cạnh tranh và năng lực hội nhập. [36]

Nguyên nhân của những vụ việc trên là do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi đặt ra các quy định trong lĩnh vực chuyên môn mình quản lý chưa phù hợp với pháp luật về SHTT. Những hạn chế này là nguyên nhân của việc BMKD chưa được quan tâm nhiều đến BMKD và không hiểu biết một cách đầy đủ về pháp luật đối với BMKD của một số cơ quan quản lý nhà nước nên đã gây ảnh hưởng không nhỏ cho các doanh nghiệp.

3.2 Những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh

Ở nước ta, việc bảo hộ quyền SHCN đối với BMKD được ghi nhận tại Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ và một số văn bản hướng dẫn thực hiện Luật SHTT. Tuy nhiên, so với quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cũng như pháp luật của nhiều nước trên thế giới, pháp luật nước ta về bảo hộ BMKD vẫn chưa đầy đủ, đang bộc lộ những hạn chế nhất định cần tiếp tục hoàn thiện.

Để gia nhập WTO, Việt Nam đã xây dựng và vận hành một hệ thống bảo hộ quyền SHTT quốc gia theo chuẩn mực của Hiệp định TRIPS. Theo

105

yêu cầu của Hiệp định TRIPS, mỗi quốc gia thành viên phải dành sự bảo hộ quyền SHTT một cách đầy đủ và hữu hiệu cho công dân của các thành viên WTO khác theo nguyên tắc đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc. Việt Nam đã cam kết tuân thủ đầy đủ mọi quy định của Hiệp định TRIPS ngay từ ngày gia nhập WTO (11/01/2007) mà không có thời hạn chuyển tiếp.

Hệ thống pháp luật về SHTT của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là đáp ứng đủ các quy định của WTO. Đây thực sự là một nỗ lực đáng kể của chúng ta trong quá trình đàm phán gia nhập WTO.

Trong những năm qua, Việt Nam vẫn nỗ lực tiếp tục hoàn chỉnh khung pháp luật về SHTT như: Luật SHTT 2005 sau 3 năm thực thi đã bộc lộ một số hạn chế và được sửa đổi Luật SHTT vào tháng 6/2009; tiến hành sửa đổi phần có liên quan đến SHTT trong Bộ luật Hình sự... Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa chính sách về SHTT của chúng ta đã thực sự hoàn chỉnh, trong đó không có sự thay đổi nào đối với các quy định về BMKD. Trong phạm vi của một luận văn thạc sỹ, tác giả luận văn có một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo hộ BMKD ở Việt Nam.

3.2.1 Về phạm vi và điều kiện bảo hộ

Thứ nhất về phạm vi, tại Việt Nam, BMKD là đối tượng của quyền SHCN được pháp luật bảo hộ theo Khoản 1Điều 750 Bộ luật Dân sự năm 2005. BMKD là “thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh” (Khoản 23, Điều 4 Luật SHTT). Tuy nhiên, không phải bất cứ thông tin bí mật nào cũng được bảo hộ. Điều 85 của Luật SHTT đưa ra danh mục các loại thông tin không được bảo hộ với danh nghĩa BMKD bao gồm: “1. Bí mật về nhân thân; 2. Bí mật về quản lý nhà nước; 3. Bí mật về quốc phòng, an ninh; 4. Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh”.

106

Như vậy, trong pháp luật Việt Nam đã có khái niệm BMKD; tuy nhiên, khái niệm này vẫn còn chung chung, chưa làm rõ phạm vi các loại thông tin được bảo hộ. Điều này dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Có quan điểm cho rằng, BMKD đơn thuần là các thông tin về các hoạt động kinh doanh của các chủ thể. Quan điểm khác lại cho rằng BMKD bao gồm cả các thông tin về khoa học kỹ thuật, thông tin về các hoạt động kinh doanh của chủ thể… Khác với Việt Nam, pháp luật các nước thường quy định tương đối rõ ràng về vấn đề này. Ví dụ: theo Khoản 4 Điều 1 Luật Bí mật thương mại hợp nhất của Mỹ năm 1979, khái niệm “bí mật thương mại” đã được giải thích tương đối cụ thể, thuận lợi cho việc áp dụng trên thực tế: “Bí mật thương mại là các thông tin bao gồm công thức, mẫu hình, sưu tập các thông tin, chương trình, phương sách, biện pháp, công nghệ hoặc quy trình”.

Theo khái niệm hiện hành: BMKD là thông tin đang tồn tại dưới dạng bí mật do hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ mà có được và có khả năng sử dụng trong kinh doanh đúng là có phạm vi rộng. Thông tin bí mật mà có khả năng sử dụng trong kinh doanh thì nhiều vô số, mặt khác thông tin “có khả năng sử dụng trong kinh doanh” chưa chắc đã có giá trị thương mại và đem lại lợi thế cho hoạt động kinh doanh. Tác giả cho rằng cụm từ “có khả năng sử dụng trong kinh doanh” này là chưa chính xác cần thay bằng cụm từ “có giá trị thương mại” thì hợp lý hơn.

Điều đó có nghĩa là chúng ta cần có một khái niệm về BMKD rõ ràng hơn với phạm vi và điều kiện bảo hộ hẹp hơn để gần với bản chất của BMKD hơn từ đó bảo hộ đối tượng này một cách tốt hơn.

Những đối tượng sở hữu công nghiệp (sáng chế, kiểu dáng) khi chưa đăng ký bảo hộ phải có tính mới, lúc này chúng tồn tại với hình thức là bí mật

107

kinh doanh. Nhưng tùy thuộc tình hình phát triển công nghệ trên thị trường, bí mật kinh doanh được đăng ký sẽ trở thành một đối tượng sở hữu công nghiệp cụ thể. Do vậy, khi xây dựng khái niệm BMKD ngoài các thông tin mang tính chất của hoạt động kinh doanh thuần túy, vẫn phải bao gồm cả những thông tin mang tính khoa học, kỹ thuật.

Tác giả kiến nghị, có thể quy định lại khoản 23 Điều 4 Luật SHTT về khái niệm BMKD như sau: “Bí mật kinh doanh là thông tin thể hiện dưới dạng công thức, mẫu hình, cấu trúc của sản phẩm, sưu tập các thông tin, chương trình, phương sách, biện pháp, công nghệ hoặc quy trình, các kết quả nghiên cứu khoa học chưa được bộc lộ và có giá trị thương mại”. Quy định như vậy sẽ làm cho khái niệm về BMKD cụ thể hơn, dễ hiểu hơn và phù hợp hơn với Hiệp định TRIPs. Trên thực tế kinh doanh ngày nay, các thương nhân có thể coi nhiều loại thông tin khác nhau là bí mật kinh doanh: hướng nghiên cứu phát triển khoa học, các kết quả nghiên cứu khoa học, công thức pha chế, quy trình sản xuất, cấu trúc của sản phẩm, mã nguồn của các chương trình máy tính, sơ đồ kiến trúc, danh sách khách hàng, nhu cầu, thái độ, cơ cấu tiêu dùng của khách hàng, phương án cung ứng, lưu trữ, chăm sóc

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh theo pháp luật Việt Nam (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)