Chủ thể quyền SHCN đối với BMKD

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh theo pháp luật Việt Nam (Trang 60)

BMKD là một trong những đối tượng đặc biệt của quyền sở hữu công nghiệp, tính đặc biệt ấy là bởi yếu tố bí mật trong BMKD. Do vậy, chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD cũng cần phải đáp ứng được những điều kiện nhất định cho phù hợp với bản chất của đối tượng sở hữu công nghiệp này.

Chủ sở hữu của một tài sản nào đó thường là người tạo ra tài sản, mua được tài sản, được cho, tặng, thừa kế, kế thừa tài sản… Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã quy định tại khoản 3 Điều 121về chủ sở hữu BMKD theo đó: “Chủ sở hữu BMKD là tổ chức, cá nhân có được BMKD một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật BMKD đó. BMKD mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”.

Quy định nói trên của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về chủ sở hữu BMKD là tương đối chặt chẽ, để trở thành chủ sở hữu BMKD, tổ chức, cá nhân phải thỏa mãn điều kiện đó là: có được BMKD một cách hợp pháp hoặc theo quy định của pháp luật. Khi chủ thể có được BMKD hợp pháp thì khi đó BMKD đã đủ điều kiện bảo hộ trong đó có cả điều kiện về bảo mật. Điều này có nghĩa là ngay khi có được BMKD, chủ sở hữu BMKD phải áp dụng ngay biện pháp bảo mật cho BMKD đó, có như vậy BMKD mới được bảo hộ.

Có được BMKD một cách hợp pháp là trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra, hoặc được chuyển giao quyền sở hữu BMKD. Theo đó chủ sở hữu BMKD bao gồm các đối tượng sau:

60

 Người trực tiếp bỏ thời gian, công sức, tiền bạc, trí tuệ của mình để tiến hành các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo để tạo ra BMKD. Người này đương nhiên là chủ sở hữu của BMKD đó. Nguồn gốc ban đầu của tài sản là lao động, vì vậy ai đã bỏ công sức lao động ra thì có quyền sở hữu đối với sản phẩm có được do lao động.

 Người đầu tư về tài chính cho người khác tiến hành nghiên cứu, sáng tạo để tạo ra BMKD. Tuy không trực tiếp tạo ra BMKD nhưng những người đầu tư này lại là chủ sở hữu của BMKD đó vì họ đã đầu tư vật chất, tiền bạc để tạo ra BMKD còn những người trực tiếp tạo ra BMKD như người lao động, người làm thuê hay người nhận nhiệm vụ được trả tiền lương, tiền công, tiền thù lao …thông qua hợp đồng lao động, hợp đồng gia công hay quyết định giao nhiệm vụ…

 Người nhận chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD thông qua hợp đồng chuyển nhượng quyền, hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng BMKD, qua việc hưởng thừa kế, kế thừa BMKD.

Bên cạnh việc chủ sở hữu có quyền sử dụng BMKD thì các chủ thể khác cũng có quyền sử dụng BMKD thông qua các hợp đồng như hợp đồng chuyển quyền sử dụng BMKD, hợp đồng nhượng quyền thương mại.

Đối với hợp đồng chuyển quyền sử dụng BMKD (li-xăng BMKD), bên nhận li-xăng được phép sử dụng BMKD trong phạm vi nhất định còn chủ sở hữu được nhận một khoản tiền gọi là giá chuyển giao quyền sử dụng.

Đối với hợp đồng nhượng quyền thương mại, một bên được sử dụng BMKD trong quá trình mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng cách mà bên kia quy định.

61

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh theo pháp luật Việt Nam (Trang 60)