. 1è rế ế
3.3.2. Kiến nghị đối với các tổ chức đào tạo chuyên ngành
• Mở rộng, nâng cao công tác đào tạo thương hiệu ngân hàng nói chung và xây dựng, phát triển thương hiệu nói riêng
• Tìm hiểu, liên kết hợp tác với các tổ chức đào tạo uy tín quốc tế về thương hiệu, gửi cán bộ đi học tập tìm hiểu để hình thành đội ngũ giảng viên có trình độ cao, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế
• Tuyên truyền, khuyến khích các doanh nghiệp tiến hành phát triển và bảo vệ thương hiệu của mình, tránh xảy ra những tranh chấp đáng tiếc.
KẾT LUẬN
Phát triển thương hiệu không phải là một công việc dễ dàng đối với bất cứ doanh nghiệp nào, đặc biệt khi ở Việt Nam vấn đề thương hiệu còn chưa được chú trọng phát triển đúng mức.
Ngân hàng TMCP Tiên phong là một ngân hàng trẻ, công tác xây dựng và phát triển thương hiệu mới được hình thành không lâu và còn kém phát triển. Hiện nay, TPBank đang chú trọng đầu tư cả về tài chính và nhân lực cho hoạt động phát triển thương hiệu Ngân hàng. Mới trong những bước đầu phát triển thương hiệu, TPBank cũng đã đạt được những thành công nhất định, cùng với các hoạt động truyền thông mạnh mẽ, TPBank đã gia tăng được phần nào mức độ nhận biết của khách hàng với thương hiệu “ Ngân hàng công nghệ” của mình.
Bên cạnh đó, TPBank cũng mắc phải những hạn chế trong quá trình phát triển thương hiệu như: truyền thông nội bộ chưa thực sự hiệu quả, mạng lưới còn kém phát
triển, hoạt động truyền thông thương hiệu chưa đạt kết quả cao, kèm theo sự thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý và thực hiện chiến lược thương hiệu.
Qua những thành công và hạn chế đó, TPBank biết được những gì cần duy trì và phát triển, những gì cần khắc phục và sửa chữa trong những giai đoạn phát triển thương hiệu ngân hàng tiếp theo.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quốc Thịnh - Nguyễn Thành Trung, “ Thương hiệu với nhà quản lý”, NXB Lao động - Xã hội (2009)
2. Trần Minh Đạo, “ Giáo trình Marketing căn bản”, NXB ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội (2010)
3. Nguyễn Mỹ Hạnh, “Chiến lược xây dựng và phát triển Maritime Bank trở thành thương hiệu mạnh”, NXB ĐH Quốc gia Tp.HCM (2011)
4. Nguyễn Viết Lâm, “Giáo trình nghiên cứu Marketing”, NXB ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội (2007)
5. Tạp chí phát triển Khoa học & Công nghệ, Tập 9, số 10 (2006)
6. Martin Roll, “Chiến lược thương hiệu Châu Á”, NXB Lao động - Xã hội (2010) 7. Phạm Hồng Nhung, Khóa luận tốt nghiệp (2014)
8. Bùi Thị Huyền Trang, Khóa luận tốt nghiệp (2014) 9. Website: Www.tpb.com.vn
10. Website: Www.wikipedia.org
PHỤ LỤC