0
Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Tăng cường phát triển truyền thông thương hiệu

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG (Trang 50 -50 )

. 1è rế ế

3.2.3. Tăng cường phát triển truyền thông thương hiệu

3.2.3.1. Tăng cường uy tín của Ngân hàng với khách hàng

Phát triển thương hiệu không chỉ là việc cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, thực hiện đúng lời hứa với khách hàng…mà còn phải giữ gìn mối quan hệ mật thiết đối với khách hàng, tạo sự gắn bó về mặt tình cảm giữa ngân hàng và khách hàng. Xây dựng được mối quan hệ mật thiết với khách hàng sẽ giúp Ngân hàng duy trì được lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu của mình. Muốn vậy, TPBank cần phải xây dựng được các chính sách chăm sóc phù hợp với từng đối tượng khách hàng nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Để đạt được mục tiêu này, TPBank cần thực hiện các biện pháp như:

• Tăng cường, giáo dục tất cả CBNV ngân hàng nhận thức được tầm quan trọng trong việc chăm sóc khách hàng, luôn coi khách hàng là thượng đế, là nguồn sống của Ngân hàng.

• Tổ chức hội nghị khách hàng thường niên để lắng nghe những ý kiến phản hồi của khách hàng đang sử dụng dịch vụ của TPBank, tìm hiểu và khai thông những nhu cầu mới, bầy tỏ lòng cảm ơn của ngân hàng đối với khách hàng, tôn vinh những khách hàng bằng phần thưởng, quà tặng vì đã có doanh số sử dụng dịch vụ cao; tạo dịp dùng bữa cơm thân mật giữa cán bộ ngân hàng với khách hàng; tổ chức các hoạt động giải trí, bốc thăm trúng thưởng, chương trình văn nghệ kết hợp để giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ mới của ngân hàng.

• Tổ chức nhiều hoạt động giao lưu, thăm hỏi nhằm gắn kết, gần gũi hơn với khách hàng.

3.2.3.2. Gia tăng các phương tiện quảng cáo để nâng cao khả năng nhận biết

Hằng năm, TPBank đã bỏ ra nhiều chi phí để quảng cáo trên các tạp chí, banners, tuy nhiên vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. Ngân hàng cần chú trọng đến nơi đặt biển quảng cáo là nơi công cộng, nhiều người qua lại và dễ dàng nhìn thấy được như các trung tâm thương mại, siêu thị, cao ốc. Đối với các biển quảng cáo đã cũ mầu, ngân hàng cần thay thế kịp thời để đảm bảo cho khách hàng nhìn thấy về các sản phẩm, dịch vụ.

Ngoài các hình thức quảng cáo báo in, báo điện tử, TPBank cần tăng cường các hoạt động truyền thanh trên truyền hình nhiều hơn nữa, đặc biệt là các khung giờ vàng để thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hàng hơn.

Hiện nay, quảng cáo trên các website, mạng xã hội được nhiều người quan tâm hơn. Để tận dụng được vấn đề này, việc xây dựngđội ngũ quản trị website của ngân hàng nên chú ý thường xuyên cập nhật thông tin, đồng thời gia tăng khả năng tương tác của website cũng như cung cấp thêm các tiện ích khác để không gây nhàm chán khi khách hàng truy cập vào website, triển khai mạnh mẽ việc cấu trúc lại website theo hướng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, kênh marketing quan trọng, cốt lõi của mọi hoạt động marketing trên Internet.

Các văn phòng giao dịch của TPBank cần được bổ sung, trang bị nhiều thiết bị nghe nhìn và truyền thanh như tivi, màn hình led thì việc phát những hình ảnh của ngân hàng, của thương hiệu và sản phẩm là một hình thức truyền thông rất hiệu quả và tập trung. Giải pháp này không những tiết kiệm mà còn tăng hiệu quả truyền thông cao bởi những lúc chờ đợi nhàn rỗi, khi được xem những hình ảnh đó, thì khả năng tiếp nhận thông tin và hình ảnh khá cao. Ngoài ra, đây còn là giải pháp truyền thông nội bộ hiệu quả giúp nhân viên TPBank hiểu rõ về doanh nghiệp mà mình đang làm việc.

3.2.3.3. Quảng bá hình ảnh thương hiệu thông qua các hoạt động quan hệ công chúng

Tham gia các hoạt động xã hội sẽ gây được thiện cảm đối với khách hàng, do đó góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp trong mắt khách hàng. Để giữ và phát triển thị phần trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng thương mại, TPBank cần đẩy mạnh quảng bá gắn với vận dụng chủ trương xã hội hóa công tác truyền thông. Mỗi chi nhánh ngân hàng nên phối hợp tổ chức nhiều chương trình phục vụ cho các đợt vận động thông tin tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội để kết hợp giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

Có thể nhận thấy rằng, các hoạt động quan hệ công chúng của TPBank còn khá ít, diễn ra rất nhỏ lẻ, chưa có sự thống nhất. Do vậy, TPBank cần gia tăng các hoạt động xã hội nhiều hơn như thực hiện các chương trình hỗ trợ đồng bào, xây dựng quỹ học bổng, trao tặng người nghèo, môi trường xanh - sạch - đẹp…hay có thể tài trợ cho các chương trình truyền hình trên tivi gắn liền với logo của công ty. Mục đích của các hoạt động phải tập trung cụ thể, thể hiện rõ ràng qua các chương trình nhằm gia tăng khả năng nhận biết, hay thể hiện sự quan tâm của Ngân hàng tới lợi ích của người dân.

Đối với một ngân hàng trẻ như TPBank với thị phần nhỏ, khả năng nhận biết chưa cao thì việc tích cực quảng bá hình ảnh qua các hoạt động quan hệ công chúng là rất cần thiết đối với sự phát triển của Ngân hàng nói chung và TPBank nói riêng.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG (Trang 50 -50 )

×