Nội dung và phương pháp nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến bảo quản tinh trùng cá mú cọp (Epinephelus fuscoguttaus Forskal, 1775) trong tủ lạnh (Trang 33)

Nghiên cứu xác định điều kiện tối ưu cho bảo quản tinh trùng cá trong tủ lạnh

Hình 2.1. Sơ đồ khối mô tả các nội dung nghiên cứu

2.4.1.2. Phương pháp nghiên cứu:

Mỗi đợt thí nghiệm chúng tôi chọn cá đực từ 10 - 15 con. Cá được chọn ở tình trạng khỏe mạnh, không tổn thương, không dị tật,… Cá sau khi chọn đưa vào tiến hành lấy tinh. Lưu ý cá đực và cá cái nuôi riêng.

Chọn cá đực và vuốt tinh:

Cá mú cọp đực được thu mua từ các lồng nuôi thương phẩm cá mú cọp. Các con cá này được nuôi vỗ tại lồng nuôi – Vạn Ninh – Khánh Hòa. Cá bố mẹ được cho ăn bằng thức ăn cá tạp, lượng thức ăn bằng 5% khối lượng cá bố mẹ. Những con cá mú đực trưởng thành có màu sắc tươi sáng, hoạt động tốt, không xây sát dị tật và không bị bệnh được sử dụng để tiến hành vuốt lấy tinh dịch. Trước khi tiến hành vuốt tinh, cá

Nghiên cứu bảo quản tinh trùng cá mú cọp Epinephelus fuscoguttatus

(Forsskal, 1775) trong tủ lạnh

3 loại kháng sinh khác nhau 0ºC, 2ºC, 4ºC

Đánh giá các điều kiện tối ưu cho bảo quản tinh trùng trong tủ lạnh 4 chất bảo quản

khác nhau 1:1, 1:3, 1:5,1:10

Tỷ lệ pha loãng tốt nhất cho bảo quản

Kháng sinh Nhiệt độ

Chất bảo quản Pha loãng

đực được gây mê bằng 200 ppm Methyleneglycol monophenylether (Merck, Đức). Sau đó cá đực được xác định chiều dài và khối lượng bằng thước dây và cân. Bảng chiều dài và khối lượng của cá mú cọp được thể hiện thông qua Bảng 2.1.

Cách vuốt tinh: Dùng khăn sạch lau xung quanh lỗ sinh dục tránh việc lẫn tạp

chất nhằm thu được mẫu đạt chất lượng tốt. Sau đó, dùng tay vuốt nhẹ bụng cá cho tinh dịch chảy vào eppendorf tube 50 mL. Khi vuốt chú ý không để nước, máu, nước tiểu và phân cá lẫn vào làm ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Tinh trùng được lấy vào buổi sáng và ở chỗ mát để giúp tinh không bị biến chất. Mẫu tinh thu xong được lưu giữ trên đá lạnh và tiến hành các quan sát và phân tích ngay sau khi đưa mẫu về phòng thí nghiệm. Tinh trùng cá sẽ được phân tích hoạt lực, nếu hoạt lực lớn hơn 85% thì mới được dùng cho các quan sát và phân tích.

Hình 2.2: Vuốt tinh cá mú cọp

Thu tinh:

Tinh trùng cá được tiến hành thu không thông qua tiêm hormone. Để tránh ảnh hưởng của ánh sáng và hạn chế ảnh hưởng nhiệt độ, tinh nên thu vào sáng sớm, không có ánh sáng chiếu trực tiếp, tinh thu bằng cách vuốt tinh. Cần thu tinh đúng thời điểm, cá đực thể hiện tình trạng sinh sản, sẽ tốt cho thí nghiệm.

Trước khi vuốt tinh thì cá đực được gây mê bằng Methylene glycol monophenylether với nồng độ là 200 ppm. Khi cá đã sẵn sàng thì tiến hành xác định chiều dài và khối lượng. Sau đó dùng khăn lau sạch xung quanh lỗ sinh dục giúp tránh việc lẫn tạp nhằm thu được mẫu đạt chất lượng.

Dùng tay vuốt nhẹ bụng cá từ từ cho tinh dịch chảy ra, dùng ống tiêm hút tinh dịch cho vào eppendof tube 1,5 ml đã được vô trùng và khô. Khi hút tinh chú ý không để phân, nước, máu và nước tiểu của cá lẫn vào làm ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Mẫu tinh thu xong được giữ lạnh trên đá lạnh và tiến hành nghiên cứu tại phòng thí nghiệm.

Đánh giá chất lượng tinh:

Sau khi thu tinh kiểm tra tinh trùng không bị kích hoạt bị kích hoạt nhỏ hơn 5% đồng thời khi kích hoạt bằng nước biển nhân tạo có trên 95% tinh vận động liên tục, nhanh và lâu mất hoạt lực thì chọn để bảo quản.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến bảo quản tinh trùng cá mú cọp (Epinephelus fuscoguttaus Forskal, 1775) trong tủ lạnh (Trang 33)