Xác định chất bảo quản tốt nhất cho chất bảo quản tinh trùng cá trong tủ lạnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến bảo quản tinh trùng cá mú cọp (Epinephelus fuscoguttaus Forskal, 1775) trong tủ lạnh (Trang 38)

Hoạt lực (%) và vận tốc của tinh trùng (m/s) cá mú cọp bảo quản trong BSA, 0.3GLUCOSE, MPRS, ASP được thể hiện thông qua Hình 3.1

Hình 3.1: Hoạt lực (%) và vận tốc (m/s) của tinh trùng cá mú cọp bảo quản

trong BSA, 0.3 M GLUCOSE, MPRS, ASP ở tủ lạnh

Control: lô đối chứng.

Tinh trùng được bảo quản trong ASP có hoạt lực tốt nhất so với MPRS, BSA và 0.3 M GLUCOSE. Tinh trùng bảo quản trong ASP có hoạt lực 4,00%, với vận tốc đạt 33,00m/s sống đến ngày thứ 24, trong khi đó khi bảo quản trong 0.3GLUCOSE , MPRS,BSA có hoạt lực và vận tốc lần lượt là 9,00%, 41,00m/s sống đến 21 ngày; 8%, 27,00m/s có thể sống đến 15 ngày và 4,00%, 28,00m/s sống đến 15 ngày. Qua

hình 3.1 phân tích ta thấy hoạt lực của tinh trùng có sự sai khác không đáng kể giữa các chất bảo quản sau ngày thứ nhất, cụ thể: trong 3 chất bảo quản ASP, MPRS và BSA hoạt lực không có sự sai khác nhưng lại sai khác vận tốc so với lô tinh trùng bảo quản trong 0.3GLUCOSE nhóm này cũng có sai khác so với lô đối chứng. Sau 3 ngày bảo quản, hoạt lực và vận tốc của tinh trùng trong các chất bảo quản gần như đã có sự sai khác rõ rệt chỉ có nhóm ASP và lô đối chứng là không có sự sai khác nhưng đến ngày thứ 6 thì đã có sự sai khác hoàn toàn giữa 4 chất bảo quản và so với lô đối chứng. Tuy nhiên, tinh trùng được bảo quản trong chất bảo quản ASP có hoạt lực, vận tốc và thời gian sống lớn nhất, kéo dài đến 24 ngày.

Muchlisin, 2005 cho rằng chất bảo quản là môi trường đệm giúp pha loãng tinh dịch và để có được lượng tinh trùng pha loãng lớn trong sinh sản nhân tạo. Do đó, việc sử dụng chất bảo quản trong quá trình bảo quản lạnh tinh trùng là rất cần thiết. BSA là một trong chất bảo quản tối ưu cho một số loài cá biển. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này thì kết quả cho thấy không tốt hơn cho với ASP. Ngoài ra, MPRS là chất bảo quản tốt nhất cho cá chẽm châu Á. Khi áp dụng chất này cho bảo quản tinh cá mú cọp cũng mang lại kết quả kém hơn so với ASP. Bên cạnh đó, 0.3 M Glucose là chất bảo quản tốt nhất cho cá mú nhưng áp dụng vào nghiên cứu này thì không mang lại hiệu quả so với ASP. Việc lựa chọn chất bảo quản thích hợp rất quan trọng, thành phần của chất bảo quản là một trong những yếu tố quyết định lên kết quả bảo quản. Việc áp dụng kết quả của một số nghiên cứu trước cho cá mú cọp không mang lại kết quả tốt. Một trong những nghiên cứu gần đây người ta đã phân tích thành phần trong tinh dịch cá và tạo ra một môi trường bảo quản dựa vào các thành phần này. Chất này các nhà nghiên cứu cho là dịch tương nhân tạo (ASP) dựa trên thành phần có trong tinh dịch cá mú cọp. Đối với tinh trùng của cá đù vàng (Larimichthys polyactis) khi bảo quản trong ASP (Artificial Seminal Plasma) có thể sống được 14 ngày và trong marine fish Ringer’s solution được 10 ngày [61]. Dựa trên kết quả nghiên cứu này thì việc bảo quản tinh trùng cá mú cọp trong ASP mang lại hiệu quả tốt hơn so với bảo quản trong các chất bảo quản khác. Như vậy, ở các loài cá khác nhau thì chất bảo quản cũng khác nhau. 3.2. Nghiên cứu xác định tỷ lệ pha loãng tốt nhất cho bảo quản lạnh tinh cá

Hoạt lực (%) và vận tốc của tinh trùng (m/s) cá mú cọp bảo quản trong ASP khi ở các tỷ lệ pha loãng 1:1,1:3, 1:5, 1:10 được thể hiện thông qua Hình 3.2

Hình 3.2 Hoạt lực (%) và vận tốc của tinh trùng (m/s) cá mú cọp với các tỷ lệ pha loãng khác nhau trong ASP bảo quản trong tủ lạnh.

Control: lô đối chứng.

Qua đồ thị ta thấy tinh trùng bảo quản ở tỷ lệ 1:3 cho hoạt lực tốt nhất 4,56%, vận tốc 12,33m/s kéo dài thời gian sống đến 21 ngày và ngắn nhất là ở tỷ lệ 1:10 hoạt lực 25,22%, với vận tốc 71,11m/s chỉ có thể sống đến được 6 ngày.

Như vậy, có thể thấy rằng, sau 1 ngày bảo quản hoạt lực của tinh trùng trong ASP tỷ lệ 1:1, 1:3 và lô đối chứng không có sự sai khác, trong khi đó lại sai khác vận tốc so với tỷ lệ 1:10. Đến ngày thứ 3 thì hoạt lực và vận tốc của tinh trong ASP ở các tỷ lệ đều có sự sai khác hoàn toàn với nhau và so với lô đối chứng. Tuy nhiên, hoạt lực của tinh trùng bảo quản ở tỷ lệ 1:3 có hoạt lực, vận tốc và thời gian sống tốt nhất, kéo dài đến ngày thứ 21.

Theo nghiên cứu của Le và ctv, 2011 thì tinh trùng cá đù vàng (Larimichthys

polyactis) bảo quản ở tỷ lệ 1:3 cho thời gian sống lâu nhất (14 ngày), trong khi đó ở tỷ lệ

1:1 (10 ngày) và tỷ lệ 1:5 (12 ngày) [61]. Đối với tinh trùng cá tuyết Đại Tây Dương

(Gadus morhua), cá tuyết chấm đen (Melanogrammus aeglefinus) và cá mướp vân

(Osmerus mordax) tỷ lệ pha loãng 1:3 tốt hơn so với các tỷ lệ 1:1, 1:2, 1:5 và 1:10 [43].

Ở tinh trùng cá da trơn châu Phi (Clarias gariepinus) tỷ lệ 1:5 thì tốt hơn so với tỷ lệ 1:3 hay 1:10 [44].Như vậy, từng loài cá khác nhau thì tỷ lệ pha loãng để cho bảo quản cũng khác nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến bảo quản tinh trùng cá mú cọp (Epinephelus fuscoguttaus Forskal, 1775) trong tủ lạnh (Trang 38)