Nghiên cứu xác định thang nhiệt độ tốt nhất với các thang nhiệt độ 0ºC, 2ºC, 4ºC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến bảo quản tinh trùng cá mú cọp (Epinephelus fuscoguttaus Forskal, 1775) trong tủ lạnh (Trang 41)

Hoạt lực (%) và vận tốc của tinh trùng (m/s) cá mú cọp bảo quản trong ASP với tỷ lệ pha loãng 1:3 ở các thang nhiệt độ 0ºC, 2ºC, 4ºC được thể hiện thông qua hình 3.3

Hình 3.3 Hoạt lực (%) và vận tốc của tinh trùng (m/s) với tỷ lệ pha loãng 1:3, ở

thang nhiệt độ 0ºC, 2ºC, 4ºC trong ASP

Qua đồ thị ta thấy tinh trùng bảo quản ở thang nhiệt độ 4C cho hoạt lực 10,00% và vận tốc 54,00m/s tốt nhất, có thể kéo dài thời gian sống đến 24 ngày và ngắn nhất là ở nhiệt độ 0C và 2C với hoạt lực lần lượt 8,11%, 8,00% và vận tốc lần lược là 55,78m/s; 55,00m/s chỉ sống đến 21 ngày.

Nhiệt độ thấp có thể giảm đi sự phát triển của vi khuẩn. Điều này có thể giải thích bảo quản tinh trùng ở nhiệt độ thấp sẽ kéo dài thời gian tồn tại của tinh trùng. Sự tồn tại của tinh trùng bảo quản lạnh ở nhiệt độ 0-4oC có thể giảm tỉ lệ trao đổi chất. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào từng loài cá và đặc biệt hơn là các loài cá nhiệt đới. Ở cá hồi, tinh trùng có thể tồn tại một vài ngày nếu bảo quản chúng ở nhiệt độ 1-4oC. Ở cá bơn, tinh trùng có thể tồn tại 30 ngày nếu bảo quản chúng ở nhiệt độ 0oC. Ngoài ra các loài cá song thì tinh trùng có thể tồn tại 7 ngày nếu bảo quản chúng ở nhiệt độ 4oC. Một nghiên cứu gần đây nhất của Le và ctv [61] cho rằng nhiệt độ 0oC là nhiệt độ tối ưu cho bảo quản tinh trùng cá đù vàng. Trong nghiên cứu này thấy rằng nhiệt độ 0oC lại cho ra kết quả thấp hơn so với nhiệt độ 4oC. Như vậy, hoạt lực, vận tốc của tinh trùng cá mú cọp bảo quản ở 4C là tốt nhất trong nghiên cứu này và thời gian có thể kéo dài đến ngày thứ 24.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến bảo quản tinh trùng cá mú cọp (Epinephelus fuscoguttaus Forskal, 1775) trong tủ lạnh (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)