Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến bảo quản tinh trùng cá mú cọp (Epinephelus fuscoguttaus Forskal, 1775) trong tủ lạnh (Trang 31)

Từ lâu, viêc nghiên cứu bảo quản tinh cá đã được thực nhưng chỉ trong phạm vi thí nghiệm. Sản phẩm sinh dục nói chung và tinh cá nói riêng lưu giữ ở điều kiện nhiệt độ thấp trong tủ lạnh hoặc thùng đựng đá lạnh, chỉ bảo quản trong thời gian ngắn từ vài giờ đến vài ngày. Tinh bảo quản cho tỷ lệ thụ tinh thấp: cá chép 41,96%, cá trắm cỏ 79,47%, cá bỗng 41,86% và cá mrigan là 72,99% ứng với tỷ lệ nở tương ứng là: 49,46%; 29,36%; 51,44% và 60,77%. Điều khác biệt của quy trình bảo quản này là tinh cá được bảo quản có thể sống được một thời gian dài (nhiều năm) mà kết quả thụ tinh không hề suy giảm so với tinh cá tươi [3, 7].

Việc nghiên cứu bảo quản lạnh tinh trùng cá nước ngọt nói riêng và động vật thuỷ sản nói chung đã được thực hiện phổ biến ở Việt Nam. Một số nghiên cứu về bảo quản tinh trùng trong nitơ lỏng (-196oC) đã được thực hiện ở các đối tượng như: cá tra

(Pangasianodon hypophthalmus). Tỷ lệ thụ tinh của tinh bảo quản 7 ngày và 3 tháng

lần lượt là 54 – 66% (67,5 – 82,5% đối chứng) và 36,3 – 37,6% (38,6 – 40% đối chứng). Tỷ lệ nở đạt 80 – 83% (94,1 – 97,6% đối chứng) cho tinh bảo quản 7 ngày và 61,8% (73,1% đối chứng) cho tinh bảo quản 3 tháng. Nếu máy đông tinh đạt tốc độ hạ nhiệt cao và ổn định có thể nâng cao chất lượng tinh bảo quản hơn nữa [11], cá mè trắng (Hypophthalmichthys molitrix). Sau bảo quản một tuần, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở ở nghiệm thức dùng tinh bảo quản trong Kurokura 2, tỷ lệ pha loãng 1:3 46,15% ± 16,81% và 13,45% ± 21,92%. Trong khi ở tỷ lệ pha loãng 1:5 đạt kết quả tương ứng 48,41% ± 27,74% và 40,74% ± 4,69%, không khác biệt so với đối chứng và cao hơn

có ý nghĩa so với tinh bảo quản trong Durbin A và Durbin B (p < 0,05). Ở tỷ lệ pha loãng 1:9, nghiệm thức dùng Kurokura 2 đạt tỷ lệ thụ tinh cao nhất 69,85% ± 1,58%. Tỷ lệ nở cao nhất ở tinh bảo quản trong Durbin B. Tỷ lệ dị hình cao do môi trường điều kiện ấp chưa phù hợp, nhiệt độ nước cao [8]. Các nghiên cứu này đã tìm ra được chất bảo quản và nồng độ chất chống đông thích hợp cho bảo quản tinh trùng trong nitơ lỏng.

Bên cạnh đó và gần đây nhất, ở cấp độ đại học sinh viên trường Đại học Nha Trang đã bước đầu nghiên cứu bảo quản tinh trùng cá chép (Cyprinus carpio), cá trê

đen (Clarias fuscus) và tôm sú (Penaeus monodon) Nghiên cứu này nhằm xác định

một số đặc điểm sinh học của tinh trùng tôm sú và đánh giá khả năng sử dụng các chất chống đông: DMSO (dimethyl sulfoxide), methanol và glycerol để bảo quản tinh trùng tôm sú trong nitơ lỏng. Kết quả quan sát cho thấy tinh trùng của tôm sú gồm hai phần: phần đầu hình oval có đường kính theo trục dọc là 4,57 - 5,00 μm, đường kính theo trục ngang là 4,35 - 4,85 μm; phần gai nhọn (spkike) có chiều dài 4,10 - 4,75 μm. Trong 3 loại chất chống đông trên thì DMSO cho kết quả tỷ lệ sống của tinh trùng đạt 76,4 ± 2,2%, cao hơn so với 2 chất còn lại; tỷ lệ dị hình của tinh trùng sau bảo quản là thấp nhất: 17,8 ± 7,1%. Sử dụng DMSO với nồng độ 5% sẽ cho kết quả tỷ lệ thụ tinh (67,3% ± 10,4%) và tỷ lệ nở (56,7% ± 9,9%) cao hơn so với DMSO 10% [9]. Ngoài nghiên các cứu bảo quản tinh trùng cá trê đen Clarias fuscus (Lacepede, 1803), cá chép (Cyprinus carpio), bảo quản tinh nang tôm sú (Penaeus monodon) [4] và tôm bạc

(P. merguiensis) [16] trong tủ lạnh, thì ở Việt Nam không tìm thấy các nghiên cứu nào

khác về lĩnh vực này. Và đặc biệt hơn là chưa có công trình nghiên cứu nào công bố về bảo quản tinh trùng mú cọp Epinephelus fuscoguttatus (Forsskal, 1775) trong tủ lạnh. TS Lưu Thị Dung (2004), đã nghiên cứu bảo quản tinh trùng cá chẽm mõm nhọn

(Psammoperca waigiensis) bằng phương pháp thủ công, hạ nhiệt bằng hơi nitơ lỏng.

Sau đó dùng tinh bảo quản thụ tinh cho trứng, kết quả thụ tinh 50,5- 60%, tỷ lệ nở trung bình 54,34 – 71,56% (tài liệu chưa công bố). Vì vậy để góp phần cung cấp thông tin về lĩnh vực này cũng như nghiên cứu chuyên sâu về bảo quản tinh trùng cá mú cọp trong tủ lạnh là một việc làm hết sức cần thiết.

CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến bảo quản tinh trùng cá mú cọp (Epinephelus fuscoguttaus Forskal, 1775) trong tủ lạnh (Trang 31)