Tổ chức kế toán chi phí sản xuất.

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Dệt Công Nghiệp Hà Nội (Trang 37)

CÔNG NGHIỆP HÀ NỘ

2.2.3. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất.

2.2.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Nguyên vật liệu của công ty bao gồm: nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, phế liệu thu hồi. Tại mỗi xí nghiệp thì các loại nguyên vật liệu là khác nhau. Chẳng hạn: Tại xí nghiệp vải mành

Nguyên vật liệu chính: các loại sợi như N6 – 840D/140F, Ne 20/1 CD PT hợp, N6 – 1260D/210F, N66 – 840D/140F,…

Nguyên vật liệu phụ: VP latex, SBR latex, Mủ cao su tự nhiên, Resorcinol, Foóc man,…

Nhiên liệu: Than Dầu diezen,…

Phế liệu thu hồi: vải vụn, bông vụn,…

Các loại nguyên vật liệu được theo dõi trên TK 152 và chi tiết cho từng loại vật liệu:

TK 1521: nguyên vật liệu chính TK 1522: vật liệu phụ

TK1523: nhiên liệu TK1524: phụ tùng

TK1527: phế liệu thu hồi

Quy trình hoạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Xí nghiệp nào có nhu cầu về nguyên vật liệu lập phiếu đề nghị xuất vật tư trong đó ghi rõ xí nghiệp sử dụng, lý do xuất, loại vật tư, số lượng. Căn cứ vào phiếu đề nghị xuất vật tư đã có đủ chữ ký, thủ kho thực hiện việc xuất vật tư và phản ánh số liệu vào thẻ kho.

Đến cuối tháng, thủ kho chuyển phiếu đề nghị xuất vật tư cho bộ phận kế toán nguyên vật liệu để kiểm tra, ký nhận vào thẻ kho.Kế toán thực hiện tổng hợp nguyên vật liệu từng loại xuất cho mỗi xí nghiệp, tiến hành nhập liệu vào máy sau đó in phiếu xuất kho cho xí nghiệp. Phiếu xuất kho có đầy đủ chữ ký của thủ kho, người lập phiếu và trình lên kế toán trưởng ký duyệt, lưu chứng từ.

• Tài khoản sử dụng: Tk621: “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” . Trong đó: TK6212: “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xí nghiệp mành” được mở chi tiết TK62121: “chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp xí nghiệp mành”

TK62122: “chi phí vật liệu phụ trực tiếp xí nghiệp vải mành”

Căn cứ vào nhu cầu sản xuất, bộ phận nguyên liệu ở xí nghiệp lập phiếu đề nghị xuất vật tư (Biểu số 12):

Cuối tháng, căn cứ vào phiếu đề nghị xuất vật tư kế toán tiến hành nhập liệu vào máy như sau:

Chọn phân hệ nghiệp vụ: kế toán hàng tồn kho Chọn cập nhật số liệu

Chọn phiếu xuất kho

Nhấn nút mới và bắt đầu nhập liệu Nhấn nút lưu.

Màn hình sẽ xuất hiện các nội dung sau: (Biểu số 13), (Biểu số 14) dưới đây:

Đối với chi phí NVLCTT: được tập hợp trực tiếp cho từng loại sản phẩm trên bảng tổng hợp nguyên vật liệu chính xuất dùng.

Đối với chi phí vật liệu phụ trực tiếp: chi phí vật liệu phụ bao gồm vật liệu phụ và nhiên liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm.

Chi phí vật liệu phụ trực tiếp được tập hợp theo từng xí nghiệp trên bảng tổng hợp vật liệu phụ xuất dùng.

Từ dữ liệu ở các phiếu xuất kho, máy sẽ tự động chuyển số liệu đến bảng tổng hợp nguyên vật liệu chính xuất dùng (Biểu số 15), bảng tổng hợp vật liệu phụ xuất dùng (Biểu số 16), bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ(Biểu số 17)

Chi phí vật liệu phụ sau khi được tập hợp theo từng xí nghiệp sẽ được phân bổ cho từng sản phẩm của xí nghiệp đó theo tiêu thức sản lượng quy đổi. Căn cứ vào tổng số chi phí vật liệu phụ trực tiếp thực tế phát sinh và tổng sản lượng nhập kho, tính hệ số phân bổ và tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm theo công thức: Chi phí vật liệu phụ cho từng mặt hàng = Hệ số phân bổ Sản lượng quy đổi Sản lượng quy đổi = hệ số quy đổi sản lượng nhập kho

Ví dụ: Ở xí nghiệp vải mành, căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ, ta có tổng chi phí vật liệu phụ trực tiếp ở xí nghiệp vải mành là 1.250.965.702, sản lượng nhập kho của vải mành 840D/1 là 41.591,9 kg. Tổng sản lượng nhập kho của xí nghiệp vải mành là 184.797 kg. Hệ số quy đổi của vải mành 840D/1 là 1.

Hệ số phân bổ là:

1.250.965.702

H = 6778,9 184.537,4 184.537,4

Chi phí vật liệu phụ phân bổ cho vải mành 840D/1 là: 6778,9 41.591,9 = 281.632.663 (đồng)

Bảng phân bổ vật liệu phụ xí nghiệp vải mành: (Biểu số 18)

Trích sổ chi tiết TK 6212 (Biểu số 19)

2.2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.

Ở Công Ty Cổ Phần Dệt Công Nghiệp Hà Nội việc tính lương cho cán bộ công nhân viên áp dụng hai hình thức:

Hình thức trả lương theo thời gian: được áp dụng cho bộ phận lao động gián tiếp như các phòng ban, nhân viên quản lý ở các phân xưởng.

Hình thức trả lương theo sản phẩm: được áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất ở các xí nghiệp.

Các chứng từ sử dụng trong kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: bảng thanh toán lương và phụ cấp ở các xí nghiệp, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.

Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622: “Chi phí nhân công trực tiếp”. TK 622 được mở 2 TK cấp 2:

TK6222: chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp mành

TK 6224: chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp vải không dệt Quy trình tính lương:

Tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trong tháng được xác định căn cứ vào đơn giá tiền lương và số lượng sản phẩm mà công nhân đã làm được ở từng phần việc trong tháng: Tiền lương phải trả cho từng phần công việc = Sản lượng thực tế của từng phần việc

Đơn giá lương từng phần việc

BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN được tính theo quy định hiện hành, cụ thể: BHXH là 22% tính trên lương cơ bản: trong đó 6% trừ vào lương người lao động, 16% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ

BHYT là 4,5% tính trên lương cơ bản: trong đó 1,5 % trừ vào lương người lao động, 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

BHTN là 2% tính trên lương cơ bản: trong đó 1% trừ vào lương người lao động, 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

KPCĐ là 2% tính trên lương thực tế: được tính toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Sau khi tính tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất, nhân viên kinh tế ở các xí nghiệp tiến hành lập “ bảng thanh toán lương và phụ cấp” ; “ bảng phân bổ tiền lương và BHXH” – (Biểu số 20)

Vì công ty không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất nên kế toán tiền lương không mở TK 335 để theo dõi.

Toàn bộ quá trình tính toán lập bảng thanh toán lương và phụ cấp, bảng phân bổ tiền lương và BHXH đều được thực hiện thủ công bằng excel rồi mới nhập liệu vào máy.

Căn cứ và bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán tiến hành nhập liệu vào máy như sau:

Chọn phân hệ nghiệp vụ: kế toán tổng hợp Chọn cập nhật số liệu

Chọn phiếu kế toán

Nhấn nút “mới” và bắt đầu nhập liệu Nhấn nút “lưu” để lưu dữ liệu

Màn hình xuất hiện các nội dung như (Biểu số 21) dưới đây:

Chi phí nhân công trực tiếp sau khi được tập hợp cho từng xí nghiệp, sẽ được phân bổ cho từng loại sản phẩm trong xí nghiệp. Cách thức phân bổ dựa vào hệ số phân bổ tiền lương trong tháng. Trước hết, căn cứ vào sản lượng nhập kho của từng loại sản phẩm, đơn giá tiền lương kế hoạch cho mỗi đơn vị sản phẩm của từng loại để tính tiền lương kế hoạch cho từng loại sản phẩm. Sau đó, căn cứ vào tổng tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trong tháng và tổng số tiền lương kế hoạch để xác định hệ số phân bổ:

sản phẩm cho từng sản phẩm

Ví dụ: căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH, ta có chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp mành là 556.144.680 đồng, chi phí nhân công trực tiếp kế hoạch của xí nghiệp tháng 11/2011 là 483.604.069 đồng.

Khi đó hệ số phân bổ là: 556.144.680

H = 1,15 483.604.069 483.604.069

Chi phí nhân công trực tiếp kế hoạch cho sản phẩm mành 840D/1 trong tháng 11/2011 là 111.501.373 đồng.

Chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho mành 840D/1 là: 1,15 111.501.373 = 128.226.579 đồng

Bảng phân bổ chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp mành (Biểu số 22).

2.2.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung.

Chi phí sản xuất chung của công ty được chia làm sáu bộ phận: - Chi phí nhân viên phân xưởng

- Chi phí vật liệu

- Chi phí công cụ dụng cụ - Chi phí khấu hao TSCĐ - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí khác bằng tiền

Các chứng từ sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất chung là: phiếu xuất kho, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, hóa đơn,…

 Tài khoản sử dụng: TK627: “chi phí sản xuất chung” TK 627 được mở 6 tài khoản cấp II:

TK 6271: chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272: chi phí vật liệu

TK 6273: chi phí công cụ dụng cụ TK 6274: chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277: chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278: chi phí bằng tiền khác

Mỗi tài khoản trên được mở chi tiết cho xí nghiệp mành và xí nghiệp vải không dệt.

2.2.3.3.1. Kế toán tập hợp chi phí nhân viên phân xưởng.

- Tài khoản sử dụng: TK 6271: “chi phí nhân viên phân xưởng” TK 6271 được mở các tài khoản chi tiết:

TK 62712: xí nghiệp mành

TK 62714: xí nghiệp vải không dệt TK 62715: lái xe

TK 62716: nhà ăn Lương phải trả

cho nhân viên = lương thời gian + các khoản phụ cấp phân xưởng

Trình tự tập hợp chi phí nhân viên phân xưởng tương tự như bộ phận sản xuất trực tiếp. Sau khi nhập liệu vào máy tính, màn hình sẽ xuất hiện các nội dung như: (Biểu số 24), máy tính sẽ tự động chuyển số liệu đến các sổ sách liên quan:

(Biểusố 25), (Biểu số 26),..

2.2.3.3.2. Kế toán tập hợp chi phí vật liệu và chi phí công cụ dụng cụ Tài khoản kế toán sử dụng: TK 6272: “chi phí vật liệu” . Được mở chi tiết: TK 62722: xí nghiệp mành

TK 62724: xí nghiệp vải không dệt

Kế toán sử dụng TK 6273: “chi phí công cụ dụng cụ”. Được mở chi tiết: TK 62732: xí nghiệp mành

TK 62734: xí nghiệp vải không dệt

Quy trình hạch toán vật liệu, CCDC xuất kho dùng cho xí nghiệp tương tự như hạch toán nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất. Quy trình nhập liệu vào phần mềm tương tự như xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất. Sau khi nhập số liệu máy tính sẽ tự động chuyển số liệu đến các sổ sách liên quan như: (Biểu số27), (Biểu số 28), (Biểu số 29).

2.2.3.3.3. Kế toán tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ.

TSCĐ sử dụng cho sản xuất của Công Ty Cổ Phần Dệt Công Nghiệp Hà Nội gồm nhiều loại như: nhà xưởng sợi, nhà sản xuất chính, kho nguyên liệu, máy xe tinh, máy dệt mành,….

Công ty thực hiện khấu hao TSCĐ theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12//2003 của Bộ Trưởng Bộ tài Chính.

Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Công thức xác định số khấu hao của TSCĐ:

TK 62742: xí nghiệp mành

TK 62744: xí nghiệp vải không dệt TK 62746: nhà ăn

TK 62745: kiốt và kho bãi.

Cuối mỗi tháng căn cứ vào Nguyên giá và thời gian sử dụng của tài sản, phần mềm tiến hành phân bổ khấu hao TSCĐ(Biểu số 30)

Căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, máy tính sẽ tự động chuyển số liệu đến các sổ sách liên quan (Biểu số 31), (Biểu số 32), (Biểu số 33)

2.2.3.3.4. Kế toán tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài.

Tại công ty, chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc khoản mục chi phí sản xuất chung chủ yếu là tiền điện mua của chi nhánh điện Hoàng Mai .

Kế toán sử dụng TK6277: “chi phí dịch vụ mua ngoài”. Được mở chi tiết: TK 62772: xí nghiệp mành

TK 62774: xí nghiệp vải không dệt TK 62777: kiốt + kho bãi

Khi nhận được các thông báo trả tiền điện, kế toán căn cứ vào phiếu chi

(Biểu số 34) tiến hành nhập liệu vào máy:

Chọn phân hệ nghiệp vụ: kế toán mua hàng và công nợ phải trả Chọn cập nhật số liệu

Chọn hóa đơn mua hàng (dịch vụ)

Nhấn nút “mới” để bắt đầu nhập liệu. Trong quá trình nhập liệu nhớ khai báo thuế GTGT, khai báo thuế suất, máy sẽ tự tính tiền thuế.

Nhấn nút “lưu” để lưu số liệu. Màn hình xuất hiện nội dung: (Biểu số 35)

(Biểu số 36), (Biểu số 37),…

2.2.3.3.5. Kế toán tập hợp chi phí bằng tiền khác.

Chi phí khác bằng tiền ở công ty bao gồm: chi phí về vận chuyển phế liệu, vật tư thải, nước thải,…và các chi phí khác bằng tiền ngoài các khoản chi phí nói trên.

Kế toán sử dụng TK 6278: “chi phí bằng tiền khác”. Được mở chi tiết là: TK 62782: xí nghiệp mành

TK 62784: xí nghiệp vải không dệt

Căn cứ vào các hóa đơn thanh toán, kế toán nhập dữ liệu vào máy tính như sau:

Chọn phân hệ nghiệp vụ: kế toán mua hàng và công nợ phải trả Chọn cập nhật số liệu

Chọn hóa đơn mua hàng (dịch vụ) Nhấn nút “mới” và bắt đầu nhập liệu Nhấn nút “lưu” để lưu số liệu.

Màn hình xuất hiện nội dung: (Biểu số 38)

Số liệu sẽ được tự động chuyển đến các sổ sách, báo cáo liên quan:

2.2.3.3.6.Phân bổ chi phí sản xuất chung.

Toàn bộ chi phí sản xuất chung sau khi được tập hợp ở từng xí nghiệp, được kế toán phân bổ cho các loại sản phẩm của từng xí nghiệp theo tỷ lệ tiền lương của công nhân sản xuất của xí nghiệp đó. Theo công thức:

Chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng sản phẩm

=

Tiền lương công nhân sản xuất cho từng sản phẩm

Hệ số phân bổ

Ví dụ: căn cứ vào sổ tổng hợp chi phí sản xuất TK 627, ta có tổng chi phí sản xuất chung phát sinh ở xí nghiệp mành là 1.594.902.287 đồng.

Tiền lương công nhân sản xuất ở xí nghiệp mành là: 556.144.680 đồng. Khi đó, hệ số phân bổ là:

1.594.902.287

H = 2,868 556.144.680 556.144.680

Chi phí sản xuất chung phân bổ cho vải mành 840D/1 là: 2,868 128.226.579 = 367.726.011 đồng

Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung (Biểu số 41):

2.2.3.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp.

Cuối tháng chi phí sản xuất sau khi tập hợp riêng từng khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung sẽ được phân bổ và kết chuyển để tập hợp chi phí sản xuất của toàn công ty.

Kế toán sử dụng TK 154: “chi phí sản xuất dở dang”. Được mở chi tiết: +TK 1542: xí nghiệp mành

+TK 1544: xí nghiệp vải không dệt

+TK 1545: lái xe +TK 1546: nhà ăn

+TK 1547: kiốt và kho bãi

Các bút toán phân bổ và kết chuyển do phần mềm tự động thực hiện. Xuất hiện màn hình như (Biểu số 42)

Từ đó số liệu sẽ được chuyển đến các sổ sách, báo cáo liên quan:

(Biểu số 43), (Biểu số 44), (Biểu số 45), (Biểu số 46), (Biểu số 47), (Biểu số 48), (Biểu số 49), (Biểu số 50)

2.2.4. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ của công ty.

Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang:

Do chi phí NVLCTT chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 75% - 85%) trong tổng chi phí sản xuất và công ty có thực hiện tập hợp riêng chi phí NVLCTT. Vì thế công ty áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVLCTT.

Công thức:

Dđk + Cv

Dck = Qdck Qht + Qdck

Trong đó:

Dđk, Dck: CPSX dở dang đầu kỳ và cuối kỳ

Cv: Chi phí NVLCTT(hoặc chi phí NVLTT) phát sinh trong kỳ Qht: Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ

Qdck: Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ

Cuối tháng, bộ phận kiểm kê của công ty tiến hành kiểm kê số lượng thực tế nhập trong kỳ và tồn cuối kỳ của từng loại sản phẩm ở từng xí nghiệp và lập báo cáo kiểm kê cho xí nghiệp đó: (Biểu số 51)

Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ của vải mành 840D/1 là: 1.112.084.579 +2.985.601.786

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Dệt Công Nghiệp Hà Nội (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w