Đặc điểm chung của Công Ty Cổ Phần Dệt Công Nghiệp Hà Nội.

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Dệt Công Nghiệp Hà Nội (Trang 26)

CÔNG NGHIỆP HÀ NỘ

2.1. Đặc điểm chung của Công Ty Cổ Phần Dệt Công Nghiệp Hà Nội.

- Tên giao dịch quốc tế: HAICATEX ( Ha Noi Industrial Canvas Texlite Company).

- Trụ sở chính: 93 Lĩnh Nam – phường Mai Động – quận Hoàng Mai – Hà Nội – Việt Nam.

- Điện thoại: (84-4) 8624621 ; (84-4) 8624849. - Website: www.haicatex.com

- Email: haicatex@hn.vnn.vn

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Dệt Công Nghiệp Hà Nội

Trải qua 44 năm xây dựng và trưởng thành, cho đến nay HAICATEX đã trở thành một công ty sản xuất có uy tín trong ngành sản xuất vải mành làm lốp xe các loại, vải địa kỹ thuật cho phát triển hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi và cung cấp các sản phẩm may phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Với chức năng chính là : Sản xuất và kinh doanh vải mành lốp, vải địa kỹ thuật, sản phẩm may mặc, kinh doanh xăng dầu, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ cho thuê kho bãi, nhà xưởng.

Công ty được thành lập ngày 10/4/1967, là một đơn vị quốc doanh mà tiền thân là Nhà máy Dệt chăn, một thành viên của Nhà máy Liên hợp Dệt Nam Định được lệnh tháo dỡ máy móc, thiết bị sơ tán lên Hà nội trong thời kỳ chiến tranh phá hoại của Mỹ leo thang đánh phá ác liệt Miền Bắc.

Năm 1970 – 1972 được sự đồng ý của Nhà nước, Nhà máy được Trung Quốc giúp đỡ xây dựng dây chuyền sản xuất vải mành làm lốp xe đạp từ sợi bông, sản phẩm vải mành làm ra được Nhà máy Cao su Sao Vàng chấp nhận tiêu thụ thay thế cho vải mành nhập khẩu từ Trung Quốc, mang lại ưu thế kinh doanh ổn định, có lợi nhuận cao cho Nhà máy.

Năm 1973 Nhà máy trao trả lại dây chuyền dệt chăn chiên và lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất vải bạt. Tháng 10/ 1973, Nhà máy được đổi tên thành Nhà máy Dệt vải công nghiệp Hà nội.

Trong suốt giai đoạn từ năm 1973 đến 1988 : Nhà máy thực hiện kế hoạch sản xuất theo cơ chế bao cấp, đầu vào và đầu ra đều do Nhà nước chỉ định.

Năm 1993, Nhà máy liên doanh với đối tác Trung Quốc và Pháp mang tên Công ty Nylon Thăng Long, đầu tư dây chuyền nhúng keo vải mành Nylon 66.

Năm 1994, Nhà máy được đổi tên thành Công ty Dệt vải công nghiệp Hà nội, với chức năng hoạt động đa dạng hơn, năm 1997 công ty tiếp tục đầu tư thêm một dây chuyền may.

Năm 1998, công ty tiếp nhận lại liên doanh Nylon Thăng long, khôi phục và đầu tư từng bước bổ sung 18 chiếc Máy dệt Trung Quốc.

Năm 2002, công ty thu hẹp và xoá bỏ dây chuyền sản xuất vải bạt, đầu tư mới 2 máy xe sợi trực tiếp hiện đại của CHLB Đức, nâng cấp hệ thống điều khiển của dây chuyền nhúng keo vải mành, tăng tốc độ nhúng keo lên trên 40m/ phút ..., đồng thời đầu tư mới 1 dây chuyền sản xuất vải không dệt để làm vải địa kỹ thuật với sản lượng thiết kế: 2.300tấn/ năm ( tương đương 15triệu m2/ năm).

Năm 2006, công ty tiếp nhận công ty Tô Châu, đầu tư thêm 1 máy xe sợi chất lượng cao và kéo dài 2 máy xe hiện có, bổ sung thêm 1 máy dệt thổi khí cao tốc, lắp đặt thêm hệ thống làm mềm vải mành để sản xuất lốp ôtô.

Năm 2008, công ty tiếp tục đầu tư bổ sung 2 máy xe sợi chất lượng cao và 1 máy dệt thổi khí hiện đại từ Tây Âu, nâng tổng năng lực sản xuất vải mành làm lốp các loại của toàn dây chuyền lên 4.500tấn/ năm.

HAICATEX đã và đang tạo dựng được uy tín và thương hiệu của mình trên thị trường, được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm, đánh giá cao để thiết

lập sự hợp tác lâu dài trong kinh doanh trên tinh thần bình đẳng mà hai bên cùng có lợi.

2.1.2.Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công Ty Cổ Phần Dệt Công Nghiệp Hà Nội.

Hiện nay công ty có hai xí nghiệp thành viên là xí nghiệp sản xuất vải mành, xí nghiệp sản xuất vải không dệt và một công ty con là công ty cổ phần may công nghiệp Hà Nội

• Xí nghiệp vải mành: chuyên sản xuất vải mành làm lốp ôtô, xe máy, xe đạp, lốp xe tốc độ cao, máy bay,…Công suất hàng năm khoảng 4500 tấn.

Với nguyên liệu từ sợi Polyester, Nylon6, Nylon 66 trải qua ba công đoạn sản xuất chính : xe , dệt, nhúng keo và cho ra các thành phẩm : Vải mành 840D/1, 840D/2, 1260D/2, 1680D/2,..

Quy trình công nghệ sản xuất: (Biểu số 06)

• Xí nghiệp sản xuất vải không dệt: chuyên sản xuất các loại vải địa kỹ thuật, vải lót giày thể thao, vải thảm…công suất khoảng 2300 tấn/ năm.

Với nguyên liệu từ sơ PES, PP nhập từ nước ngoài về để tạo ra các sản phẩm: HD130, HD180, HD200…được sử dụng trong giao thông, thủy lợi. đồ gia dụng. Sản phẩm được sản xuất trên dây truyền công nghệ hiện đại, tự động hóa được chuyển giao từ tập đoàn DILO – CHLB Đức.

Quy trình công nghệ sản xuất: (Biểu số 07)

• Công ty cổ phần may công nghiệp Hà Nội: đây là ngành còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm, không đồng bộ nên quy mô còn nhỏ. Tuy nhiên trong ba năm gần đây, sản phẩm của công ty đã xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Châu Âu với tổng sản lượng đáng kể.

Quy trình công nghệ sản xuất: (Biểu số 08)

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Dệt Công Nghiệp Hà Nội (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w