Nhận xét, đánh giá khái quát về thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Dệt Công

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Dệt Công Nghiệp Hà Nội (Trang 53)

VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT CÔNG NGHIỆP HÀ NỘ

3.1. Nhận xét, đánh giá khái quát về thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Dệt Công

phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Dệt Công Nghiệp Hà Nội.

Qua thời gian thực tập tại Công Ty Cổ Phần Dệt Công Nghiệp Hà Nội, được tiếp cận và học hỏi với thực tế công tác quản lý, công tác kế toán nói chung và phần hành kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng, được sự quan tâm chỉ bảo tận tình của ban lãnh đạo công ty và các cô chú ở phòng kế toán, em đã có điều kiện tốt để nghiên cứu, tìm hiểu và làm quen với thực tế, củng cố kiến thức đã học ở trường.

Dưới góc độ là một sinh viên thực tập, lần đầu tiên làm quen với thực tế tại công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhận xét nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa về tổ chức công tác kế toán nói chung, công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng như sau:

3.1.1. Ưu điểm.

Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công Ty Cổ Phần Dệt Công Nghiệp Hà Nội đã đạt được một số ưu điểm sau:

Thứ nhất: Về tổ chức bộ máy quản lý:

Bộ máy quản lý được tổ chức hợp lý, các phòng ban chức năng phục vụ có hiệu quả, cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin cần thiết cho lãnh đạo công ty trong công việc quản lý sản xuất phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Từ đó tạo điều kiện cho công ty chủ động sản xuất kinh doanh và ngày càng có uy tín trong lĩnh vực dệt may, đảm bảo đứng vững trên thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay.

Thứ 2: Về tổ chức bộ máy kế toán:

Bộ máy kế toán được tổ chức tập trung, sắp xếp tương đối hoàn chỉnh và phù hợp với yêu cầu của công việc cũng như trình độ chuyên môn của mỗi người, đảm bảo cho công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng được thực hiện một cách hợp lý và thống nhất.

Thứ 3: Về chính sách kế toán của công ty:

Công ty áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chứng từ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ, công tác tổ chức luân chuyển và xử lý chứng từ của công ty được tiến hành theo đúng chế độ, đảm bảo tính chính xác của các số liệu. Công ty cũng đã đưa phần mềm kế toán vào sử dụng góp phần giảm nhẹ công việc kế toán đồng thời tạo điều kiện cho việc sử lý thông tin kịp thời.

Thứ 4: Về phần mềm kế toán Fast Accounting:

Công ty hoàn thành cổ phần hóa năm 2006, chính thức chuyển đổi từ công ty nhà nước sang công ty cổ phần, việc áp dụng phần mềm kế toán và công việc hạch

kế toán trong việc tổng hợp số liệu, tính toán phân bổ, lập các bảng kê, nhật ký chứng từ chính xác với hệ thống các sổ cái, sổ chi tiết theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành.

Thứ 5: Việc trả lương cho công nhân viên.

Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất được trả theo sản phẩm trên cơ sở định mức tiền lương được lập và tiền lương trả cho nhân viên phân xưởng, nhân viên các phòng ban được trả theo thời gian làm việc thực tế của họ là hợp lý. Việc trả lương công nhân theo sản phẩm đã khuyến khích họ không ngừng nâng cao tay nghề tạo ra nhiều sản phẩm, tăng năng suất lao động. Ngoài ra, công ty còn có các hình thức thưởng, phụ cấp,… vì vậy, đã tạo không khí hăng say trong lao động. Bên cạnh đó, công ty đã thực hiện trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo đúng quy định góp phần làm người lao động yên tâm sản xuất và gắn bó với công ty.

Thứ 6: Kế toán vật tư của công ty

Xuất phát từ đặc điểm nguyên vật liệu của công ty rất phong phú về chủng loại nên công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá trị nguyên vật liệu xuất kho là hợp lý.

Thứ 7: Về đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:

Kế toán xác đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng xí nghiệp là hợp lý với đặc điểm sản xuất của công ty, từ đó giúp việc tính giá thành được thuận lợi.

Thứ 8: Về đối tượng tính giá thành:

Việc xác định đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm hoàn thành nhập kho ở các xí nghiệp, đánh giá sản phẩm làm dở theo phương pháp chi phí NVLTT, phương pháp tính giá thành giản đơn giúp cho việc tính giá thành ở công ty đơn giản hơn, phù hợp với đặc điểm sản xuất ở công ty.

Thứ 9: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được xác định hàng tháng giúp cung cấp thông tin kịp thời về chi phí giá thành cho các nhà quản lý, giúp cho việc lập dự toán được chính xác, hợp lý theo các khoản mục chi phí và giúp cho các nhà quản lý nhanh chóng đưa ra những quyết định trong việc ký kết hợp đồng sản xuất với khách hàng, xác định giá bán sản phẩm phù hợp với giá cả thị trường, tăng tính cạnh tranh với các công ty khác cả về giá cả và chất lượng.

Thứ 10: Mối quan hệ giữa kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với các bộ phận kế toán khác được vận dụng tốt, đã có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, giúp cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dược thuận lợi hơn. Việc lập báo cáo được tiến hành đều đặn, đúng kỳ hạn đảm bảo cho việc cung cấp thông tin tài chính được nhanh chóng, chính xác, đầy đủ.

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Dệt Công Nghiệp Hà Nội (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w