Thực trạng nguồn vốn huy động tại Ngân hàng Quân độ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn của NHTM cổ phần Quân đội PGD Từ Liêm-CN Hoàng Quốc Việt (Trang 38)

Vốn có tầm quan trọng rất lớn trong các ngân hàng thương mại cũng như Ngân hàng Quân Đội, công tác huy động vốn rất được ngân hàng chú trọng. Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh phát triển, Ngân hàng cần có cơ sở vốn vững mạnh. Bởi muốn hoạt động kinh doanh, cho vay và đầu tư, Ngân hàng chủ yếu lấy từ hoạt động huy động vốn. Phương châm của Ngân hàng là “đi vay để cho

vay”, đa dạng nguồn vốn bằng cách đa dạng hình thức huy động, biện pháp, các kênh huy động vốn từ mọi nguồn trong mọi thành phần kinh tế xã hội.

Ngân hàng Quân Đội PGD Từ Liêm đã thực hiện tốt phương hướng hoạt động, liên tục đạt kết quả cao. PGD thực hiện hoạt động huy động vốn thông qua các hình thức sau:

- Huy động từ các tổ chức kinh tế

- Huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư

- Các nguồn vốn huy động khác

Huy động vốn theo loại tiền: Tỷ trọng tiền gửi VNĐ thường chiếm tỷ lệ

lớn hơn ngoại tệ và có mức tăng trưởng tốt. Hoạt động huy động vốn bằng ngoại tệ chịu tác động của lãi suất ngoại tệ trên thị trường quốc tế. Vốn huy động ngoại tệ chủ yếu là tiền gửi, ký quỹ đảm bảo thanh toán LC, chuyển tiền thanh toán các hợp đồng xuất nhập khẩu của các tổ chức kinh tế và một phần tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Ngoại tệ huy động được chủ yếu là USD. Tiền gửi VND có thể đa dạng các hình thức huy động hơn, ngân hàng có thể chủ động khai thác không phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài. Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền có xu hướng tiền gửi VND cao hơn tiền gửi USD. Tại chi nhánh biến động tăng chủ yếu thuộc về tiền gửi VND còn loại ngoại tệ huy động chủ yếu là USD thi tăng chậm hơn.

Huy động theo kỳ hạn: Lợi thế của Ngân hàng là lượng tiền gửi không kỳ

hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng vốn huy động. Tiền gửi không kỳ hạn với lãi suất thấp hơn sẽ giảm chi phí cho hoạt động huy động vốn tăng tính hiệu quả. Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn chỉ vào khoảng 2-3%. Do tính chất không ổn định của tiền gửi không kỳ hạn, khách hàng có thể rút bất cứ lúc nào. Trong 3 năm trở lại đây, tình hình kinh tế có nhiều biến động chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Diễn biến lãi suất thay đổi có tác động xấu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Các ngân hàng phải huy động có kỳ hạn với mức lãi suất đến 16-18%/ năm, trong khi đó lãi suất đầu ra bị NHNN khống chế ở mức tối đa là 18-21%/năm. Đây là khó khăn cho các ngân hàng làm giảm hiệu quả của vốn. Vấn đề hiện nay, trong tình trạng thị trường tiền tệ biến đổi mạnh, lãi suất luôn

thay đổi Ngân hàng cần có hướng điều chỉnh huy động kỳ hạn linh hoạt với lãi suất thấp.

Nhìn chung cơ cấu vốn huy động của ngân hàng biến động theo hướng tăng dần của vốn không kỳ hạn và hướng giảm dần với vốn có kỳ hạn. Vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn huy động là một dấu hiệu tốt cho ngân hàng, giảm được chi phí tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, với yêu cầu đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn ngày càng tăng và yêu cầu của NHNN về an toàn vốn (không dùng quá 40% vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn). Cần có biện pháp thu hút vốn trung và dài hạn với lãi suất thấp.

Huy động theo đối tượng: Tỷ trọng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế luôn

chiếm tỷ lệ lớn (hơn 65%) và tăng trưởng ở mức cao. Do phối hợp với các doanh nghiệp quân đội làm kinh tế có nguồn tiền gửi dồi dào để huy động. Và đặc điểm của địa bàn kinh doanh của chi nhánh chủ yếu là các cơ quan đầu não và một số doanh nghiệp nên có khả năng huy động vốn từ các tổ chức kinh tế nhiều hơn. Lãi suất của tiền gửi từ các tổ chức kinh tế thấp hơn lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm. Tỷ trọng của tiền gửi tiết kiệm cũng đạt tăng trưởng khá qua các năm. Nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm khoảng 20-30% trong tổng nguồn vốn huy động. Do nguồn vốn này rất chịu tác động của nhiều yếu tố, lãi suất tiết kiệm, tâm lý người gửi. Hiện nay các ngân hàng đang cạnh tranh rất khốc liệt để đưa ra mức lãi suất hiệu quả, vừa huy động được vốn và đảm bảo giảm chi phí.

Vốn huy động của chi nhánh bao gồm: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm và phát hành giấy tờ có giá (Kỳ phiếu) là chủ yếu.

Như đã phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao hàng năm. Qua đó có thể đánh giá hiệu quả huy động vốn là khá tốt. Tuy nhiên hiệu quả của hoạt động huy động vốn không chỉ thể hiện ở mức độ tăng giảm của đồng vốn huy động mà còn ở nhiều yếu tố khác mà chúng ta cần xem xét như cơ cấu vốn, khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn của NHTM cổ phần Quân đội PGD Từ Liêm-CN Hoàng Quốc Việt (Trang 38)