VI. Kết quả dự kiến đạt được
4.5.1. Giải pháp tổ chức
+ Tổ chức thẩm định, quản lý, giám sát việc thực hiện quy hoạch hệ thống thoát nước theo đúng quy hoạch chi tiết, quy hoạch chung đã được phê duyệt; đồng thời sớm ban hành cơ chế phối hợp thực hiện giữa chính quyền, cơ quan quản lý chức năng (quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật đô thị, quản lý đất đai, môi trường…), với các tổ chức thực thi công tác quy hoạch, các chủ dựán đầu tư xây dựng.
+ Công tác tư vấn lập dự án (báo cáo đầu tư) và thiết kế cần giao cho các đơn vị chuyên ngành, có kinh nghiệm, trách nhiệm để dựán đạt hiệu quả cao.
+ Tổ chức phát triển nguồn nhân lực
- Đối với các phòng ban như phòng quản lý đô thị hoặc phòng kinh tế hạ tầng, cần phải bổ sung các đội ngũ cán bộ am hiểu chuyên ngành cấp thoát nước, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước với các dự án cấp thoát nước.
- Cán bộ quản lý không chỉ phải nắm vững chuyên môn nghiệp vụ mà cần phải có kỹnăng quản lý, có trình độ quản lý. Cần tham gia các hội nghị, diễn đàn về phát triển năng lực quản lý thoát nước.
- Củng cố, mở rộng các trường dạy nghề và nâng cao chất lượng đào tạo công nhân ngành nước phục vụ yêu cầu quản lý, vận hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nước.
+Tổ chức công tác giáo dục truyền thông
- Đưa vào chương trình giảng dạy bậc phổ thông kiến thức cơ bản về thoát nước mưa, nước thải và bảo vệmôi trường.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền: vai trò của hệ thống thoát nước mưa, nước thải với môi trường.
- Phổ biến thông tin các chính sách của Nhà nước về thoát nước, các chế tài trong quản lý hệ thống thoát nước.