VI. Kết quả dự kiến đạt được
3.7.2. Yếu tố chủ quan
+ Do quá trình đô thị hóa: Lưu vực đô thị là nơi chịu sự tác động mạnh mẽ của con người. Những hoạt động có mục đích của con người đã làm thay đổi chếđộ dòng chảy trên các lưu vực đô thị.
Sự phát triển kinh tế xã hội dẫn đến quá trình đô thịhóa, các khu dân cư, công nghiệp ngày càng nhiều. Việc đô thị hóa của khu đô thị và vùng xung quanh làm giảm diện tích đất nông nghiệp, ao hồ bị san lấp trong khi diện tích đất bị bê tông hóa tăng lên khiến cho lượng nước chảy bề mặt gia tăng vì không thấm được vào lòng đất.
+ Do quản lý chưa tốt: Việc quản lý hệ thống thoát nước mưa cũng như nước thải đang chưa tốt do thiếu cơ sở pháp lý trong quản lý, cơ sở và vật chất không theo kịp với yêu cầu phát triển của xã hội. Đó là các vấn đề lớn như: Quy hoạch sử dụng đất do Bộ tài nguyên - môi trường quản lý không cập nhật kịp thời thông tin phát triển đô thị và các khu xây dựng mới; quản lý xây dựng đô thị hạ tầng còn nhiều hạn chế…
+ Do cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ: Cơ sở hạ tầng thu gom và tiêu thoát nước còn mang tính chất chắp vá, không đồng bộ, đa phần hệ thống được xây dựng khá lâu và không đủ khả năng chuyển tải lượng nước đến khi mưa lớn. Các doanh nghiệp tiêu thoát nước theo hình thức phục vụ công ích, với nguồn vốn ít ỏi của Nhà nước cấp, nên hệ thống không được bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên.
+ Do ý thức của người dân chưa cao: ý và nhận thức, thái độ và hành vi của người dân trước vấn đề tiêu thoát nước còn thấp kém. Chính vì vậy mà hiệu quả thu gom và tiêu thoát nước còn thấp không đáp ứng được nhu cầu thực tế.